Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hưng Yên (Trang 22 - 35)

động nông thôn

Chiến lược ĐTN cho LĐNT là các chương trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể về ĐTN, đây là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó.

Như vậy, chiến lược ĐTN cho LĐNT phải giải quyết tổng hợp các vấn đề sau:

- Xác định chính xác mục tiêu cần đạt.

- Xác định rõ con đường, phương thức để đạt mục tiêu.

- Có định hướng phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu lựa chọn.

Xây dựng chiến lược ĐTN cho LĐNT là một nội dung hết sức quan

trọng và cần thiết bởi vì chiến lược cho phép: xác lập định hướng dài hạn cho công tác ĐTN cho LĐNT; tập trung nỗ lực vào việc thực hiện các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu mong muốn; xác định phương thức tổ chức và hành động

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

THƯ V I Ệ N

định hướng các mục tiêu đặt ra. Thực hiện tốt việc xây dựng chiến lược ĐTN cho LĐNT sẽ giúp các nhà quản lý vạch ra các hành động một cách hữu hiệu và nhận thức rõ những khó khăn, thách thức của vấn đề này.

Những nãm qua, thực hiện chủ trương và đường lối ưu tiên cho sự nghiệp ĐTN nói chung và ĐTN cho LĐNT nói riêng, Nhà nước và ngành LĐTBXH đã chú trọng tới việc ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược ĐTN cho LĐNT.

Xác định rõ xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược ĐTN cho LĐNT nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Nhà nước đã tăng cường đầu tư để phát triển ĐTN cho LĐNT, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi LĐNT, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia ĐTN cho LĐNT.

22

Đe có định hướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ ĐTN cho LĐNT, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020. Chiến lược này là cơ sở tạo hành lang pháp lý để các hoạt động ĐTN cho LĐNT phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. Chiến lược được thực hiện trên cơ sở của Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội thời kỳ 2011 - 2020 thực sự là khâu đột phá quan trọng; đã chuyển mạnh ĐTN cho LĐNT từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động; gắn ĐTN với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương; đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn LĐNT, phục vụ cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Những tiêu chí cơ bản cần có của chiến lược ĐTN cho LĐNT gồm số lượng nguồn lao động cần có, tỷ lệ lao động được đào tạo, cơ cấu trình độ và cơ cấu lao động phân theo trình độ, giói tính, độ tuổi.

Sau khi Chiến lược được ban hành, các bộ, ngành và địa phương đã lấy Chiến lược làm định hướng, làm cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch, chương trình và đề án phát triển dạy nghề của mình.

1.2.2. Xây dựng và tồ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ĐTN cho LĐNT là các văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối -họp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục nhất định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các vấn đề về ĐTN.

Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ĐTN cho LĐNT là hết sức cần thiết nhằm giúp Nhà nước quản lý tốt công tác ĐTN cho LĐNT. Bởi nhờ có hệ thống vãn bản này mà Nhà nước có thể điều tiết những vấn đề thực tiễn trong công tác ĐTN, giúp quá trình quản lý, điều hành công tác ĐTN đi vào quỹ đạo ổn định.

23

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng giúp thể ché hóa và bảo đảm thực hiện các chính sách về ĐTN cho LĐNT. Thông qua việc tạo ra hành lang pháp lý mà Nhà nước có thể đưa ra các biện pháp khuyển khích ĐTN cho LĐNT phát triển lành mạnh, hạn chế tiêu cực trong công tác ĐTN, góp phần ổn định trật tự công tác ĐTN.

Ở nước ta, LĐNT là nguồn lao động hết sức dồi dào, tham gia vào quá trình phát triển các ngành trong nền kinh tế quốc dân; tham gia vào sản xuất lương thực thực phẩm; tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản và đây cũng là lực lượng tiêu thụ sản phấm của các ngành khác. Chính vì LĐNT có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang thực hiện CNH, HĐH đất nước, trong đó có CNH, HĐH ríông nghiệp, nông thôn nên Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ĐTN nói chung và ĐTN cho LĐNT nói riêng. Hệ thống văn bản đó bao gồm:

Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006, là văn bản pháp lỷ quan trọng và đầy đủ nhất quy định về nội dung ĐTN cho người lao động nói chung.

Đi kèm Luật Dạy nghề là một loạt các văn bản hướng dẫn cụ thể đối với từng hoạt động, trong đó nổi bật là Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm QLNN về dạy nghề. Theo đó, Bộ LĐTBXH là cơ quan QLNN về dạy nghề ở trung ương và thực hiện 19 nhiệm vụ, quyền hạn về dạy nghề. Nghị định cũng quy định rõ trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ về quản lý dạy nghề. Các bộ có cơ sở dạy nghề trực thuộc có trách nhiệm phối hợp với Bộ LĐTBXH xây dựng chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho từng lĩnh vực thuộc lĩnh vực quản lý của bộ.

24

ƯBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm về phát triển dạy nghề, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh. UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về phát triển dạy nghề trên địa bàn huyện.

Đối với UBND cấp xã, có trách nhiệm phối họp với Phòng LĐTBXH quản lý các cơ sở dạy nghề đóng trên địa bàn; tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hóa dạy nghề; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý, kiểm tra hoạt động dạy, học nghề theo hình thức kèm cặp nghề trong các hộ gia đình, làng nghề tại địa phương.

Chính phủ cũng giao Bộ LĐTBXH xây dựng các văn bản cố liên quan đến ĐTN nói chung và ĐTN cho LĐNT nói riêng, sau đó trình Chính phủ xem xét, phê duyệt. Nhiều quyết định liên quan đến công tác ĐTN đã được Chính phủ ban hành như: Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 về chính sách, cơ chế hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho LĐNT; Quyết định số 33/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 phê duyệt Đề án dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015.

Đồng thời, Chính phủ cũng thông qua các chương trình xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các vùng đặc biệt khó khăn như Chương trình 134, Chương trình 135, Chương trình 120, chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 07/12/2008 để ĐTN cho người lao động, trong đó có LĐNT.

Đặc biệt, ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duỵệt Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”. Theo Đề án, từ nay đến năm 2020, bình quân mỗi năm sẽ đào tạo cho hơn 1 triệu LĐNT; trong đó, nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTN nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho LĐNT; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Sau đó, Thông tư số 112/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH đã ra đời, hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”.

25

1.2.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nống thôn

Chính sách ĐTN cho LĐNT là các sách lược và kế hoạch cụ thể, là tập họp các chủ trương và hành động về ĐTN cho LĐNT của Chính phủ đề ra, trong đó bao gồm các mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Đây là tập hợp các biện pháp được thể chế hoá do Chính phủ xây dựng, trong đó tạo sự ưu đãi đối với một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện mục tiêu đằ đề ra trong chiến lược phát triển của xã hội.

Như vậy, khi xây dựng chính sách ĐTN cho LĐNT, cần xác định rõ:

- Xác định đối tượng hưởng thụ chính sách (là LĐNT).

- Xác định mục đích đạt được của chính sách.

- Các chủ trương và giải pháp thực hiện chính sách.

Ngoài ra, để thực hiện đúng mục tiêu, đối tượng, chính sách ĐTN cho LĐNT có cơ chế hoạt động, bộ máy nhân sự, chương trình dự án và kinh phí hoạt động riêng của mình.

Xây dựng chính sách ĐTN cho LĐNT là nội dung không thể thiếu trong QLNN về ĐTN cho LĐNT. Bởi nếu không có chính sách, Chính phủ sẽ không thể đưa ra tập hợp các chủ trương và hành động nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động của nông*thôn, tạo đà cho nông thôn phát triển.

Với đặc trưng là nhằm vào con người (mà ở đây là nguồn LĐNT), lấy con người làm trung tâm phát triển một cách toàn diện, chính sách ĐTN cho LĐNT mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, tạo mọi điều kiện cho LĐNT được học nghề để nâng cao trình độ, có nhiều cơ hội tìm việc làm, cải thiện thu nhập, từng bước vươn lên so với mặt bằng chung của xã hội.

Để ĐTN cho LĐNT đạt kết quả cao, Nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách ĐTN cho LĐNT, bao gồm:

Chính sách đổi với người học: LĐNT được học nghề nhằm nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. LĐNT khi học nghề, nhất là LĐNT được hưởng chính

26

sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác được hỗ trợ chi phí học nghề, sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chưcmg trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nêu rõ về các chính sách trên như:

Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và ĐTN cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.

* Chính sách đổi với giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề: Chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề từng bước được quan tâm. Hiện nay, họ được hưởng các chính sách chung đối với nhà giáo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ngoài ra, còn có một số chế độ, chính sách riêng đối với giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề như: chế độ làm việc, chế độ sử dụng, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; chính sách về phụ cấp cho giáo viên khi dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và phụ cấp đặc thù cho giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật.

Giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên theo quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; Thông tư liên tịch số 68/2011/ TTLT- BGDĐT-BNV- BTC-BLĐTBXH ngày 30/12/2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP. Ngoài ra, giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề với thời gian từ 15 ngày trở lên trong tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung như đối với giáo viên thực hiện công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc. Giáo viên của các cơ sở dạy nghề công lập ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số được giải quyết nhà công yụ như đối với giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non đến các cấp học phổ thông.

27

* Chính sách đổi với cơ sở ĐTN cho LĐNT: Nhà nước có chính sách đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở ĐTN, nâng cao chất lượng ĐTN cho LĐNT, góp phần bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp 'hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng; tạo điều kiện phổ cập nghề cho thanh niên nông thôn và đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT. Cáe trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, doanh nghiệp và cơ sở tư thục; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, các viện nghiên cứu, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, có đủ điều kiện ĐTN cho LĐNT được tham gia dạy nghề cho LĐNT bằng nguồn kinh phí quy định trong Đồ án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020 và được cung cấp chương trình, giáo trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

Ngày 23/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 761/QĐ- TTg phê duyệt Đe án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020, trong đó nêu rõ nhưng ưu đãi về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để phát triển hệ thống trường này, góp phần đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ, cỏ kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp cao, trên cơ sở đó tăng cường năng lực cạnh tranh của người lao động và của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước.

Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề; hỗ trợ cho các tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống để tham gia dạy nghề cho LĐNT.

Như vậy, việc ban hành và tổ chức thực thi các chính sách về ĐTN cho LLĐNT nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn lao động, phù họp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới, phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

* Ngoài ra, Nhà nước có chính sách đầu tư trọng tâm, trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề cho LĐNT, phát

28

triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hoá thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề; tập trung xây dựng một số cơ sở dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giói; chú trọng phát triển dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện XHH.

Thực hiện XHH hoạt động dạy nghề, khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ sở dạy nghề và tham gia hoạt động dạy nghề. Khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia dạy nghề; khuyến khích, hỗ trợ dạy các nghề truyền thống và ngành nghề ở nông thôn. Các cơ sở dạy nghề bình đẳng trong hoạt động dạy nghề và được hưởng ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng theo quy định của pháp luật.

1.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Quy định về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ĐTN cho LĐNT là hệ thống các văn bản pháp luật, trong đó tập trung vào nội dung khuyến khích đội ngũ này tham gia học tập nghiên cứu, nâng cao 1 trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý cũng như chất lượng giảng dạy.

Để thực hiện tốt hoạt động QLNN về ĐTN cho LĐNT thì không thể thiếu các quy định về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản í lý ĐTN cho LĐNT. Bởi đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ĐTN nói chung và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ĐTN cho LĐNT nói riêng giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng ĐTN, là động lực, là nhân tố quan trọng đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực nước ta. Đầu tư phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo có thể coi là đầu tư “nguồn” đế phát triến nguồn nhân lực. Do vậy, việc thực hiện các quy định

về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ĐTN cho LĐNT là vô cùng cần thiết.

Thời gian qua, việc thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ĐTN cho LĐNT luôn được Nhà nước và các cơ quan

29

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hưng Yên (Trang 22 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w