Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hưng Yên (Trang 37 - 44)

1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dưỡng

Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp với tỷ lệ gần 80% dân số sống ở nông thôn.

Trong nhũng năm qua, tốc độ phát triển các khu công nghiệp và quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân ngày càng thu hẹp, làm cho hàng vạn lao động thiếu đất canh tác, cần được ĐTN và giới thiệu việc làm trong các lĩnh vực khác nhau.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương trong tỉnh vẫn giữ được lợi thế phát triển về cây lương thực, thực phẩm nhưng trình độ canh tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính nên hiệu quả sản xuất thấp, thu nhập bấp bênh, rủi ro cao. Đe nông dân có kỹ thuật

thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội, việc ĐTN cho nông dân là việc làm quan trọng, cấp bách.

Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê dúyệt đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020, tỉnh Hải Dương đã triển khai nhiều hoạt động đẩy mạnh công tác dạy nghề, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng LĐNT của tỉnh, giải quyết việc làm, phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo, góp phần xây dựng NTM.

Đến hết năm 2012, tỉnh Hải Dương có 58 cơ sở dạy nghề (gồm: 04 trường cao đẳng nghề, 03 trường trung cấp nghề và 04 trung tâm dạy nghề; thực hiện XHH trong lĩnh vực dạy nghề đã thu hút được 02 trượng cao đẳng, 02 trường trung cấp chuyên nghiệp và 29 doanh nghiệp tư nhân tham gia dạy nghề (tăng 19 cơ sở so với năm 2005). Với trên 50 ngành nghề đào tạo đủ năng lực dạy nghề đã đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Qua 3 năm thực hiện Đề án đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh lên 40%, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn, giúp giảm nghèo nhanh và bền vững. Tuy nhiên, việc triển khai công tác này còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với đặc điểm của từng ngành kinh tế; thiếu định hướng dài hạn, chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch NTM. Thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung huy động các nguồn lực, tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý dạy nghề ở các cấp, nâng cao chất lượng của các cơ sở tham gia dạy nghề; tập trung nhân rộng các mô hình dạy nghề hiệu quả.

1.4.2. Kỉnh nghiệm của tỉnh Nam Định

Tỉnh Nam Định có 10 khu công nghiệp được chính phủ phê duyệt trong quy hoạch phát triển khu công nghiệp chung của cả nước với tổng hiện tích là 1769 ha; 20 cụm công nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư với tổng mức đầu tư 562,1 tỷ đồng, diện tích 338 ha. Tính đến 31/12/2012 đã có 525 dự án đầu tư vào khu, cụm công nghiệp, tổng số vốn đầu tư đăng ký là 15.334,1 tỷ đồng và 152,9 triệu đô la

Mỹ,. Các khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động đã phát huy được hiệu quả trong phát triển công nghiệp ở địa phương, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Tổng số cơ sở ĐTN trên địa bàn tỉnh là 38 cơ sở. Trong đó, các Bộ, ngành Trung ương quản lý: 08 cơ sở; tỉnh quản lý 30 cơ sở.

Theo thống kê số liệu của Sở LĐTBXH tỉnh Nam Định, tổng quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh tăng lên hàng năm từ 17.500 học viên (năm 2006) lên 30.200 học viên (năm 2012); mỗi năm trung bình tăng thêm 2.116 học viên, nâng tỷ lệ lao động qua ĐTN từ 23,5% lên 36,5%.

- Các cơ sở đào tạo đã định hướng và chọn những nghề đào tạo tương đối phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.

Trình độ cao đẳng nghề có quy mô đào tạo là 2.805 người/năm, chiếm khoảng 9,3% tổng quy mô đào tạo cả tỉnh; trình độ trung cấp nghề có quy mô đào tạo là 4.695 ngựời/năm, chiếm khoảng 15,5% tổng quy mô đào tạo cả tỉnh; trình độ sơ cấp nghề eó quy mô đào tạo là 22.700 người/năm, chiếm khoảng 75,2% tổng quy 1Ĩ1Ô đào tạo cả tỉnh.

- Hiện tại, cả tỉnh có 100 nghề đang được đào tạo, trong đó, trình độ cao đẳng nghề là 25 nghề; trung cấp nghề là 49 nghề; sơ cấp nghề là 73 nghề.

Trong 03 năm (2010 - 2012) đã ĐTN cho 18.919 LĐNT, trong đó, nhóm nghề phi nông nghiệp 11.838 người; nhóm nghề nông nghiệp 3.706 người; nhóm tiếu thủ công nghiệp 3.375 người.

- Nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, đồng thời nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho LĐNT, tỉnh Nam Định đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TU ngày 08/11/2010 về xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015; Ke hoạch số 36/KH-UBND ngày 12/11/2010 của UBND tỉnh triển khai Chương trình xây dựng NTM tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2015. Trong đó xác định xây dựng NTM gắn với phát triển các làng nghề và làng nghề truyền thống, gắn ĐTN với xây dựng các làng nghề buộc đầu được triển khai thực hiện.

Trong 3 năm từ 2010 - 2012, đã ĐTN dưới 3 tháng theo chương trình ĐTN cho LĐNT là 8.682 lao động tại 96 xã, thị trấn.

Đến nay, trong số 96 xã,4thị trấn xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015 mới có 25 xã, thị trấn phát triển được 41 làng nghề được UBND tỉnh công nhận. Các làng nghề truyền thống ở những xã xây dựng NTM duy trì và phát triển tương đối ổn định.

Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động theo tiêu chí xây dựng NTM và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh.

1.4.3. Kinh nghiệm của tình Bắc Giang

Qua nhiều năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm - dạy nghề, đặc biệt là khi triển khai Đe án ĐTN_cho LĐNT, Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, nhờ đa dạng hóa các hình thức đào tạo, người lao động đặ được tiếp cận nhiều ngành nghề mới.

Trong giai đoạn 2010 - 2014, tỉnh đã đầu tư hơn 111 tỷ đồng để ĐTN cho hơn 111.900 LĐNT.

Kết quả ĐTN: Cao đẳng nghề cho hơn 1.430 người; Trung cấp nghề cho gần 9.160 người; Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho trên 101.300 người. Riêng trong năm 2014 đã ĐTN cho gần 26.600 LĐNT.

Đạt được kết quả trên, tỉnh đã thực hiện dạy nghề cho LĐNT dưới nhiều hình thức đó là dạy nghề tập trung tại các cơ sở dạy nghề;

dạy lưu động tại các xã, thôn, bản; dạy theo hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp. Điều đáng ghi nhận

là, các cơ sở đã chuyển mạnh ĐTN cho LĐNT từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động; gắn ĐTN với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng huyện trong tỉnh.

Thông qua ĐTN, nhiều lao động, đặc biệt là LĐNT, đã được trang bị nghề mới, được tiếp thu kiến thức kỹ thuật để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm tăng năng suất và hiệu quả lao động. Mặt khác, qua ĐTN, nông dân đã thực sự làm chủ được kỹ thuật, tự chủ được tay nghề và quan trọng hơn là có nghề để nuôi sống bản thân và gia đình.

Để công tác dạy nghề cho LĐNT đạt kết quả cao, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trướng, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho LĐNT; rà soát lại toàn bộ chương trình các nghề đào tạo cho LĐNT, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phù họp với nhu cầu của các doanh nghiệp và khả năng tiếp thu của LĐNT. Tỉnh cũng quan tâm tổ chức tốt các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề, bồi dưỡng kỹ năng dạy nghề cho người dạy nghề; lựa chọn các cơ sở dạy nghề đủ điều kiện tham gia ĐTN cho LĐNT. Cùng với đó tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình triển khai; tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT ở các xã, thị trấn.

Đe nâng cao hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT, hằng năm Sở LĐTBXH Bắc Giang đã tổ chức các lớp tập huấn công tác điều tra, khảo sát và dụ- báo nhu cầu học nghề của LĐNT cho cán bộ phòng LĐTBXH các huyện, thành phố. Phòng LĐTBXH các huyện, thành phố đã hướng dẫn UBND các xã, thị trấn đã khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT. Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực tỉnh thường xuyên khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động theo tùng quý và hằng năm, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực là LĐNT theo

từng giai đoạn.

Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang đã tập trung hoàn thiện, nhân rộng các mô hình dạy nghề cho LĐNT như dạy nghề sửa chữa xe máy, dạy nghề may công nghiệp, dạy nghề chăn nuôi gà đồi, dạy nghề chăn nuôi thỏ; mô hình trồng và chăm sóc nấm.

41

Công tác dạy nghề cho LĐNT thời gian qua đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn ở tỉnh Bắc Giang, theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Đồng thời, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong khu vực nông thôn ở Bắc Giang, giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương; đặc biệt một số LĐNT sau khi học nghề đã trở thành hộ khá giả, giàu có.

1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hưng Yên

Nghiên cứu về công tác ĐTN cho LĐNT ở một số tỉnh của nước ta có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hưng Yên như sau:

Một là, ĐTN nói chung, ĐTN cho LĐNT nói riêng không thể thiếu vai trò hỗ trợ QLNN, cần phải có sự “vào cuộc” của cả hệ thống chính trị ở địa phương. Thực tế cho thấy, địa phương nào có sự quan tâm của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương nào công tác ĐTN được quan tâm toàn diện từ cơ sở vật chất đến hệ thống tổ chức dạy nghề và đặc biệt có chính sách hỗ trợ cho người lao động thì hiệu quả của ĐTN được nâng cao.

Hai là, để nâng cao hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT cần XHH trên tất cả các mặt; cần lựa chọn các tổ chức ĐTN phù hợp với yêu cầu và đặc điểm ĐTN cho LĐNT, trong đó chú trọng ĐTN tại chỗ và của các tổ chức khuyển nông, lâm, ngư và các tổ chức ĐTN ngay tại địa phương.

Ba ỉà, ĐTN cho LĐNT phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động thật sự của các doanh nghiệp trên địa bàn; đồng thời, dựa trên nhu cầu thực tế về nghề nghiệp của người dân chứ không phải là các hoạt động có tính phong trào, nhất thời. Đồng thời với việc nắm thông tin về nhu cầu sử dụng lao động, cần khảo sát nhu cầu học nghề của đối tượng, nghĩa là cần có sự phân nhóm đối tượng để tổ chức các khoá đào tạo phù hơp. Do đặc thù của sản xuất ở nông thôn là có thể sử dụng lao động từ rất trẻ cho đến sau độ tuổi lao động (theo quy định của pháp luật lao động) nên một số đối tượng chỉ có thể tham gia được các khoá đào tạo ngắn hạn, nhưng cũng có nhóm đối tượng (ví dụ, từ 16 - 24 tuổi) có thể và có điều kiện tham gia các khoá đào tạo dài hạn. Mặt khác, cần thiết phải phân các nhóm đối tượng trên trình độ học vấn. Đối với

42

những người có trình độ học vấn thấp, họ có thể theo học các khoá dạy nghề ngắn hạn. Ngược lại, đối với những người có học vấn cao hơn (THCS, THPT) có đủ điều kiện có thể theo các khoá học nghề ở trình độ trung cấp nghề hoặc cao đẳng nghề.

Đối với nhóm đối tượng nông dân đào tạo có thể làm nông nghiệp hiện tại, do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, người nông dân làm việc theo mùa vụ, nên các khóa đào tạo cần gắn với việc vừa học, vừa làm của người nông dân, hoặc phải lựa chọn thời gian nông nhàn của người dân để tổ chức khóa học cho phù hợp. Mặt khác, do tính đa dạng của vật nuôi, cây trồng nông nghiệp, các khóa học nên được tổ chức gắn với thời kỳ sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng. Điều này, đòi hỏi việc tổ chức các khóa đào tạo phải rất linh hoạt về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt.

Như vậy, ĐTN cho LĐNT có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như dạy tại các cơ sở dạy nghề; dạy nghề theo đon đặt hàng của các tập đoàn, tổng cộng ty; dạy nghề lưu động (tại xã, thôn, bản); dạy nghề tại doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch vụ; dạy nghề gắn với các vùng chuyên canh, làng nghề. Phương thức đào tạo cũng cần phải đa dạng hoá, phù hợp với từng nhóm đối tượng và điêu kiện của tùng vùng, như đào tạo tập trung tại cơ sở dạy nghề đối với những nông dân chuyển đổi nghể nghiệp (trung tâm dạy nghề, trượng trung cấp, cao đẳng nghề, các trường khác có tham gia dạy nghề); ĐTN lưu động cho nông dân làm nông nghiệp hiện đại tại các làng, xã, thôn, bản; dạy nghề tại nơi sản xuất, tại hiện trường.

Cần tổ chức đào tạo thí điểm cho các nhóm đối tượng, với hình thức và phương thức đào tạo khác nhau để tìm ra được những mô hình đào tạo phù họp nhất đối với các nhóm đối tượng LĐNT„khác nhau. Nói cách khác, cần đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo theo yêu cầu của từng đối tượng học nghề ở nông thôn, làm tăng nguồn cung cho đào tạo, tạo sức hấp dẫn đối với người học và đặc biệt đáp ứng yêu cầu thuận lợi cho việc tìm kiếm việc làm cho người lao động.

Bổn là, ĐTN cho LĐNT phải gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch CƠ cấu lao động, gắn với xóa đói, giảm nghèo và góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn; gắn với xây dựng NTM. Mục tiêu của ĐTN cho LĐNT là tạo cho họ có một

43

nghề để có thể tự tạo việc làm trong nông nghiệp (tăng hăng suất lao động) hoặc tìm được việc làm phi nông nghiệp (ở nông thôn hoặc ngoài nông thôn). Đây là vấn đề cốt lõi đối với ĐTN cho LĐNT, nhất là đối với nhóm lao động cần phải chuyển sang làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp, công nghiệp. Nếu không gắn được với việc làm thì người nông dân sẽ không tham gia học nghề nữa và nguồn lực xã hội sẽ bị lãng phí. Do đó, trong quá trình ĐTN rất cần thiết có sự kết hơp chặt chẽ với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất để họ một mặt tham gia vào quá trình đào tạo; mặt khác, có thể tạo cơ hội cho người học được tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khi còn học và sau khi học nghề xong là có thể làm việc được ngay với nghề nghiệp của mình.

Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Ở nơi nào có sự phối hợp tốt giữa

các đối tác này thì ĐTN đạt được kết quả tích cực, LĐNT có việc làm, năng suất lao động và thu nhập của họ được nâng lên, đạt kết quả giảm nghèo bền vững.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hưng Yên (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w