Quan điểm và định hưó’ng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hưng Yên (Trang 78 - 91)

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ ĐÀO

3.1. Quan điểm và định hưó’ng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hưng Yên

3.1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nghề cho lao động

* Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sự nghiệp CNH, HĐH được Đại hội VIII của Đảng khẳng định với tính chất là chiến lược thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực càng được chú trọng. CNH, HĐH là sự nghiệp phát triển mang tính cách mạng sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nó không phải do bất kỳ lực lượng siêu nhiên nào mang lại mà là sự nghiệp của quảng đại quần chúng với tư cách là nguồn lực quyết định. Nguồn lực cơ bản, to lớn, quyết định này phải có hàm lượng trí tuệ, phẩm chất ngày một cao mới có thể đáp ứng được sự nghiệp CNH, HĐH to lớn này. Đại hội VIII của Đảng khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH”[24].

Nhân lực lại càng là yếu tố số một, là nguồn cội, động lực chính tạo nên lực lượng sản xuất - nhân tố quyết định tốc độ và sự phát triển bền vững của phương thức sản xuất mới ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế. Vì thế, muốn đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH một cách bền vững không thể không chăm lo phát triển con người. Đảng ta xác định rất rõ rằng, con người vừa là mục tiêu, vừa ỉà động lực

của sự phát triển. /

Phát triển trí tuệ của người Việt Nam được thể hiện qua các chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, nhằm nâng cao dân trí,

78

đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục đào tạo được xác định là “quốc sách” hàng đầu với nhiều hình thức đa dạng để mọi người được học, nhất là người nghèo, con em diện chính sách. Ngành giáo dục đào tạo, nơi trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực từng bước khắc phục những yếu kém để chất lượng nguồn nhân lực ngày một nâng lên.

Từ sau Đại hội VIII, thực hiện chiến lược CNH, HĐH đất nước, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết về nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục là xây dựng những thế hệ con người thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết xác định: Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu; giáo dục, đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; Phát triển giáo dục, đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa học - công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh; Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo; Giữ vai trò nòng cốt của nhà trường công lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đào tạo, trên cơ sở Nhà nước thống nhất quản lý. Phát triển nguồn lực con người một cách toàn diện về cả trí tuệ, sức khỏe, đạo đức, thái độ; Phát triển nguồn nhân lực phải là sự quan tâm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội bằng nhiều biện pháp, trong đó giáo dục và đào tạo là then chốt; Mọi kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội phải được đặt trong mối quan hệ không thể tách rời với kế hoạch đầu tư cho chính sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, tình cảm, niềm vui và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đông Việt Nam, cho xây dựng và phát ừiên nguồn nhân lực nhiều về số lượng, mạnh về chất lượng.

Nhũng quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa

79

VIII đã nhanh chóng được cụ thể hóa bằng các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án, kế hoạch hằng năm và kế hoạch 5 năm nhằm thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trong văn kiện Đại hội IX của Đảng nêu rõ nhận thức đó là đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước thời kỳ CNH, HĐH, đồng thời khẳng định phương hướng: Tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý; triến khai thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở; ứng dụng nhanh các công nghệ tiên tiến, hiện đại; từng bước phát triển kinh tế tri thức. Phương hướng này đã được cụ thể hóa bằng một hệ thống giải pháp khả thi đi vào công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Chăm lo phát triển nguồn lực con người là một định hướng lớn trong chiến lược phát triển đất nước thời kỳ CNH, HĐH. Đại hội X thể hiện rõ quyết tâm phấn đấu để giáo dục và đào tạo cùng vói khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu. Tập trung đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, chấn hưng giáo dục Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. Các giải pháp thực thi được tập trung hơn khá cụ thê: Quản lý quá trình phát triển dân số và nguồn nhân lực trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội; đổi mới phương thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; phát triển nguồn nhân lực gắn với tạo việc làm, tạo việc làm tại chỗ thông qua phát triển sản xuất, tập trung vào các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, xuất khẩu.

Đại hội XI của Đảng kế thừa và phát triển quan điểm phát triển nguồn nhân lực từ các đại hội trước, đã nêu rõ mục tiêu tổng quát là: “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [22]. Đe đạt được mục tiêu đó Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao được khẳng định là khâu đột phá thứ hai. Đây được xem là khâu đột phá đúng và trúng với

gf*s>v.>

8 0

hoàn cảnh nguôn nhân lực nước ta hiện nay khi hội nhập quốc tế, cạnh tranh quyết liệt và đòi hỏi của thời đại khoa học, công nghệ. Khâu đột phá trúng và đúng này đã và đang tập trung nâng cao sức mạnh nội sinh - nguồn nhân lực, để tồn tại và phát triển trong một thế giới năng động, thế giới của khoa học và công nghệ. Vì thế, Đại hội XI của Đảng đồng thời cũng xác định rõ phải gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Đây chính là nội dung quan trọng thể hiện tính thực tế của chiến lược phát triển nhanh và bền vững của nước ta trong điều kiện hiện nay. Để thực hiện chiến lược này, Đại hội XI cũng nêu rõ những giải pháp trực tiếp cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đó là: “xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam”; “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, XHH, dân chủ và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”; “Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam” [22].

Có thể thấy rõ những định hướng chiến lược của Đảng về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH:

Trước hết, gắn phát triển nguồn nhân lực với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kỉnh tế - xã hội.

Thứ hai, gẳn việc phát triển nguồn nhân lực với quả trình dân chủ hỏa, nhân văn hỏa đời sổng xã hội, khai thác cỏ hiệu quả các giả trị văn hỏa truyền thống và hiện đại.

Thứ ba, nâng cao chât lượng sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ.

Thứ tư, để có nguồn nhân lực tốt trước hết phải có chiến lược phát triển con người.

Quan điểm về xây dựng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế được Đảng thể hiện sâu sắc với quyết tâm chính trị cao và sự đồng thuận rộng lớn của toàn xã hội. Đó là

gf*s>v.>

8 1

những định hướng để nguồn nhân lực cửa đất nước phát triển nhanh, lành mạnh, đúng hướng.

* Quan điểm của Đảng về đào tạo nghề cho lao động Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X “về tiếp tục xầy dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp: Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng ĐTN, từng bước trí thức hóa giai cấp công nhân. Đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, đặc biệt là công nhân trẻ, công nhân từ nông dân, công nhân nữ, nhằm phát triển về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, để nước ta có đội ngũ công nhân có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao, khả năng tiếp thu nhanh và làm chủ công nghệ mới.

Đại hội X của Đảng xác định: “Phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho việc xuất khẩu lao động. Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng đào tạo nghề, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giói Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích phát triển các hình thức đào tạo nghề đa dạng linh hoạt: dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề” [20, tr.96].

Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, công tác ĐTN cho LĐNT tại các địa phương trên cả nước bước đầu đã có sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông

gf*s>v.>

8 2

thôn trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững và xây dựng NTM, ngày 05/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ban hành Nghị quyết số 26/NQ-TƯ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn (gọi tắt lậ Nghị quyết Tam nông). Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới nông nghiệp. Để thực hiện mục tiêu đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Nghị quyết số 26-NQ/TW chỉ rõ:

“chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở các vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới” [21, tr. 90].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực, nhằm đảm bảo hàng năm đào tạo một triệu LĐNT, thực hiện tốt vĩệc XHH công tác dạy nghề. Nghị quyết đề ra mục tiêu chung là: Phát triển nền nông nghiệp Việt Nam toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo an ninh lương thực trước mắt và trong dài hạn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X là kim chỉ nam để phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó, bao gồm cả phát triển nguồn nhân lực nông thôn mà ĐTN là một hợp phần quan trọng. Nhằm phát triển nguồn nhân lực nông thôn theo hướng công nghiệp và hiện đại, Trung ương Đảng chỉ rõ: “Các chương trình sẽ tiếp tục được xây dựng liên quan đến tất cả các mặt của công tác dạy nghề từ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đến nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề, cải tiến giáo trình và phương pháp dạy nghề, nhằm đảm bảo cung cấp được lực lượng LĐNT có trình độ chuyên môn tốt, tay nghề cao, đáp ứng được các yêu cầu của cả sản xuất nông nghiệp hiện đại và chuyến sang phục vụ phát triển công nghiệp” [22, tr 14-15].

gf*s>v.>

8 3

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập; khuyến khích, tạo thuận lợi để người lao động học tập, nâng cao trình độ, tay nghề, đồng thời có cơ chế, chính sách phát hiện, trọng dụng nhân tài. Phát huy tiềm lực khoa học, công nghệ của đất nước, nâng cao nhanh năng suất lao động xã hội và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế” [22, tr.16].

Triển khai chương trình xây dựng NTM phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động. Triển khai có hiệu quả chương trình ĐTN cho 1 triệu LĐNT mỗi năm.

Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tránh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với

84

các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.

Phấn đấu đạt được các chỉ tiêu chủ yếu: Năm 2015, GDP bình quân đầu người khoảng 2.000 USD; cơ cấu GDP: nông nghiệp 17 - 18%, công nghiệp và xây dựng 41 - 42%, dịch vụ 41 - 42%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%. Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm.

Có thể nói, đây là nghị quyết thể hiện rõ quan điểm và định hướng của Đảng nhằm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam trong Chiến lược tổng thể phát triển đất nước. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp được Nghị quyết đặc biệt chú ý là: giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;

bảo đảm hài hòa giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị.

3.1.2. Định hướng phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hưng Yên

Thực hiện Chỉ thị số 46 - CT/TW ngày 06/12/2004 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, từ ngày 18 - 25/4/2006, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên tiến hành Đại hội lần thứ XVI.

Đại hội có nhiệm vụ đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và đề ra phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2006 - 2010 nhằm phát huy mọi nguồn lực, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng tỉnh Hung Yên giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đánh giầ về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Đại hội khẳng định: Đảng bộ và nhân dân phấn khởi, đoàn kết, tin tưởng;

các lợi thế đang được khai thác, các nguồn lực đầu tư đang tăng và phát huy hiệu quả; những kiến thức, kinh nghiệm quý báu được đúc kết. Trước yêu cầu phát triển vói tốc độ cao của khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nhất là các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh phải quyết

85

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hưng Yên (Trang 78 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w