CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hưng Yên
2.3.1. Thực trạng xây dựng và tồ chức thực hiện chiến lược đảo tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hưng Yên
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7; Tỉnh ủy Hưng Yên đã ban hành Chương trình hành động số 18-Ctr/TU ngày 24/10/2008 về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu: “Nâng cao đời sống của người dân, tỷ lệ lao động được ĐTN lên 55% vào năm 2015, 65% vào năm 2020 và 85% vào năm 2030. Mục tiêu đến năm 2020 chuyển 80% LĐNT sang làm công nghiệp, dịch vụ - sổ lao động đó phải được dạy nghề;
20% là lao động nông nghiệp, trong đó ĐTN 60%. Đến năm 2030 chuyển 90%
LĐNT sang làm công nghiệp, dịch vụ, số lao động đó phải được dạy nghề; 150% là lao động nông nghiệp, trong đó ĐTN 80%” [22, tr. 5].
Tiếp đó, tỉnh cũng ban hành Quyết định số 914/QĐ-UBND ngày 31/5/2011 về việc ban hành Đề án dạy nghề cho LĐNT tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 (với mục tiêu cơ bản: bình quân hàng năm ĐTN cho khoảng 6.000
- 10.000 LĐNT, trong đó đào tạo, bồi dưỡng khoảng 500 - 600 cán bộ, công chức xã; nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTN nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của LĐNT; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn; đổi mới nội dung, hình thức nghề đào tạo cho phù hợp với công cuộc phát triển đất nước, đặc biệt là phù hợp với trình độ, nhu cầu đào tạo của LĐNT). Cơ cẩu ngành nghề đào tạo phải phù
hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phát huy lợi thế tiềm năng của tỉnh, đồng thời, đáp ứng yêu cầu của tỉnh đã đề ra.
2.3.2. Thực trạng xây dựng và tể chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hưng Yên
Tổ chức triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020 và Công văn số 664/LĐTBXH-TCDN ngày 09/372010 của Bộ LĐTBXH về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020, UBND tỉnh Hưng Yên đã ra Quyết định số 931/QĐ-UBND ngày 06/5/2010 về việc thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh cũng ban hành nhiều văn bản nhằm triển khai Quyết định này.
Triển khai quyết định của UBND tỉnh, Sở LĐTBXH tỉnh đã ra Hướng dẫn số 620/HD-LĐTB&XH ngày 17/7/2012 về việc triển khai thực hiện hoạt động hỗ trợ LĐNT học nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Hàng năm, Sở LĐTBXH, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh Hưng Yên ban hành các quyết định như: giao chỉ tiêu tuyển sinh, phân bổ ngân sách hàng năm, quy định về định mức hỗ trợ học nghề cho LĐNT, phê duyệt đề án nâng cấp các cơ sở ĐTN thuộc tỉnh quản lý và các văn bản, kế hoạch triển khai về ĐTN cho LĐNT của tỉnh.
Cụ thể, Sở LĐTBXH là cơ quan chủ trì giúp UBND tỉnh triển khai, thực hiện Đề án, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổng họp nội dung và nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn cho UBND tỉnh; hướng dẫn UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện Đe án phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của địa phương; chủ trì phối họp với các sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện Đề án;
kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho LĐNT; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo ƯBND tỉnh, Bộ LĐTBXH.
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở LĐTBXH triển khai các hoạt động ĐTN cho LĐNT tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật tổng họp - hướng nghiệp; xây dựng kế hoạch phân luồng, hướng nghiệp, định hướng nghề cho học sinh phổ thông trung học để tạo nguồn cho công tác ĐTN. UBND các
huyện, thành phố chủ trì, chịu trách nhiệm về triển khai nội dung ĐTN cho LĐNT thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, tạo nguồn lao động trực tiếp sản xuất phi nông nghiệp, đảm bảo mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu LĐNT; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND các xã/phường/thị trấn triển khai thực hỉện nhiệm vụ ĐTN cho LĐNT; tạo điều kiện cho các cơ sở có đủ điều kiện tham gia dạy nghề.
Các tổ chức xã hội như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân và Liên đoàn Lao động tỉnh tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên trong độ tuổi lao động ở nông thôn tích cực tham gia học nghề phù họp với năng lực và điều kiện sống tại địa phương; tư vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm và tham gia dạy nghề.
Các cơ sở ĐTN phối họp với UBND xã/phường/thị trấn tổ chức tuyển LĐNT học đúng nghề đào tạo, đối tượng, số lượng người học phù họp, đảm bảo hiệu quả từ khâu tuyển sinh, đào tạo tới giới thiệu việc ỉàm. Sau khi đào tạo phải có trách nhiệm giới thiệu việc làm cho ít nhất 80% học viên; đảm bảo tính bền vững của công việc cao và mức lương ổn định đối với người học nghề phi nông nghiệp.
Các huyện, thành ủy, các đảng ủy xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh xây dựng chương trình dạy nghề, việc làm, giảm nghèo (hoặc kế hoạch) cho phù họp với chương trình của cấp trên và điều kiện của địa phương, cơ sở mình. Các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, sở, ban, ngành, đoàn thể theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình (hoặc kế hoạch) thực hiện cho phù họp, hiệu quả. Văn phòng Tỉnh ủy phối hợp với Sở LĐTBXH đôn đốc triển khai và theo dõi tình tình thực hiện Nghị quyết, định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của ĐTN cho LĐNT, Nghị quyết số 12/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của HĐND tỉnh Hưng Yên về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 tiếp tục nhấn mạnh: “triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020. Mở rộng mạng lưới và quy mô ĐTN. Phát triển mạnh ĐTN cho lao động nông nghiệp, nông thôn, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất; ĐTN cho con em gia đình chính sách,
hộ nghèo; nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã hội”.
Với mục tiêu thực hiện tốt các nhiệm vụ của Đề án ĐTN cho LĐNT, tỉnh đã tuyên truyền sâu rộng Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên hệ thống Đài phát thanh từ huyện đến cơ sở về thông tin chuyên mục ĐTN cho LĐNT;
giải quyết việc làm sau đào tạo; các ngành nghề đào tạo; đặc biệt nhấn mạnh về quyền lợi, chính sách và những đối tượng được ưu tiên đối với người tham gia học nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg.
Đồng thời, niềm yết danh mục 50 ngành, nghề và các chế độ chính sách đối với người tham gia học nghề theo tinh thần Quyết định 1956/QĐ-TTg.
Sở LĐTBXH phối hợp với các cơ quan truyền hình, đài, báo của tỉnh và trung ương triển khai công tác tuyên truyền và tư vấn chọn nghề và học nghề như: Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Tạp chí Lao động - Xã hội, Đài Phát thanh truyền hình Hưng Yên, Báo Hưng Yên. Đồng thời, phối hợp với Đài Phát thanh truyền hình Hưng Yên xây dựng những phóng sự về công tác dạy nghề và việc làm của LĐNT sau đào tạo.
Bên cạnh đó, hàng nghìn cuốn tài liệu về Luật Dạy nghề và các văn bản hướng dẫn về công tác dạy nghề cho LĐNT đã được cấp phát cho các cơ sở ĐTN, các cơ quan đoàn thể địa phương; cấp phát cho người dân các tờ rơi tuyên truyền về công tác ĐTN cho LĐNT.
2.3.3. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tinh Hung Yên
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao là một tất yếu khách quan. Nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của chính sách ĐTN, kể từ khi Luật Dạy nghề được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 29/11/2006, đến nay, Hưng Yên đã ban hành các chính sách về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh.
* Chỉnh sách với đối tượng được ĐTN: Ưu tiên ĐTN cho đối tượng chính sách người có công, người nghèo, người khuyết tật và LĐNT bị mất đất. Theo đó,
đối tượng ĐTN là LĐNT, trong độ tuổi lao động, chưa qua ĐTN, chưa có việc làm, đã thôi học phổ thông, bổ túc văn hoá và các đối tượng khác theo quy định, được chia thành 3 nhóm: nhóm 1, LĐNT thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất canh tác, hộ được hưởng chính sách người có công và người tàn tật; nhóm 2, LĐNT thuộc hộ cận nghèo; nhóm 3, LĐNT khác. Những ngành, nghề đào tạo bao gồm nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp.
* Chính sách đổi với đội ngũ giảo viên, cán bộ quản lý dạy nghề: tỉnh rất chú trọng phát triển đội ngũ giảo viên, cản bộ quản lý dạy nghề; thực hiện đầy đủ chế độ đấi ngộ với đội ngũ này theo quy định của Nhà nước; thực hiện đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề.
* Chính sách đối với các cơ sở ĐTN: Nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, đồng thời nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho LĐNT, tỉnh đã có chính sách phát triển hệ thống cơ sở ĐTN đáp ứng yêu cầu Nghị quyết Trung ương 7 (Khoá X) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI về ĐTN cho người lao động; phát huy hiệu quả các cơ sở ĐTN hiện có.
Phát triển cơ sở ĐTN, xây dựng mạng lưới ĐTN theo quy định đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH; ưu tiên các địa phương - vùng chưa có cơ sở ĐTN. Đa dạng hoá các hình thức dạy nghề tạo điều kiện cho người lao động học nghề, lập nghiệp.
Chú ý đầu tư xây dựng một số cơ sở ĐTN trọng điểm chất lượng cao, một số trường cao đẳng, trung cấp nghề tiếp cận trình độ tiên tiến trong nước, khu vực.
Gắn mở rộng quy mô với nâng cáo chất lượng ĐTN, điều chỉnh cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp và thị trường lao động. Cho phép các cơ sở ĐTN chủ động đào tạo khi lao động có nhu cầu, thời gian nông nhàn phù họp với điều kiện của người học và tăng cường hơn nữa công tác truyền thông, tư vấn học nghề và việc làm cho người lao động trong các cấp học phổ thông. Tạo môi trường bình đẳng đối với các cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế. ĐTN gắn với giới thiệu việc làm, tạo việc làm mới, xuất khẩu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động.
Trong Chương trình xây dựng NTM của tỉnh giai đoạn 2010-2015, tỉnh xác định xây dựng NTM gắn với phát triển các làng nghề và làng nghề truyền thống, gắn ĐTN với xây dựng các làng nghề như chạm bạc, mây tre đan, làm hương, thêu hạt cườm.
Chính sách phát triển các làng nghề đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động theo tiêu chí xây dựng NTM và đóng góp quan trọng vào sự phát triến kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, dù đã có những bước phát triển khả quan nhưng nhiều làng nghề ở các xã xây dựng NTM vẫn còn một số khó khăn, hạn chế mà đặc biệt là trình độ tay nghề của lao động, trình độ quản lý của các chủ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề còn thấp, chưa được đào tạo cơ bản, chủ yếu phát triển đi lên từ “cha truyền con nối”, chưa có nhiều cơ sở, doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, điều hành sản xuất. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế.
2.3.4. Thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lỷ đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hưng Yên
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ĐTN được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây, nhất là nhằm mục tiêu đổi mới và phát triển ĐTN, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH. Trong những năm qua, cùng sự nghiệp phát triển ĐTN, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ĐTN của tỉnh cũng tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng trên tất cả các mặt: chuẩn trình độ đào tạo, kỹ năng nghề và năng lực sư phạm, về cơ bản, đội ngũ giáo viên trong các cơ sở ĐTN đã đạt chuẩn trình độ đào tạo, trình độ sư phạm.
Hiện nay, toàn tỉnh có. khoảng 2.000 giáo viên dạy nghề và gần 180 cán bộ quản lý ĐTN. Từ năm 2011, tỉnh đã thực hiện bổ sung cho mỗi huyện, thành phố 01 biên chế chuyên trách Phòng LĐTBXH để thực hiện việc QLNN về lĩnh vực dạy nghề. Bình quân, mỗi cơ sở đào tạo có 5 5 cán bộ/giáo viên/nhân viên, trong đó, 4 8 người trực tiếp giảng dạy. Đội ngũ giáo viên dạy nghề bao gồm giáo viên ở các cơ sở
chuyên ĐTN (ẹác trường cao đẳng, trang cấp nghề và trung tâm dạy nghề). Đặc biệt, ĐTN cho LĐNT còn có các nhà khoa học, giáo viên của các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp; cán bộ kỹ thuật ở các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư; cán bộ kỹ thuật, công nhân bậc cao, các nghệ nhân trong các làng nghề và nông dân sản xuất giỏi (bảng 2.5).
Bảng 2.5: Thực trạng giáo viên và người tham gia dạy nghề của các cơ sở dạy nghề tỉnh Hưng Yên
Đơn vị: người s
T T
Các cơ sử tham gia dạy nghề
Tông số giáo vien
Giáo viên dạy nghê>
Sau đai hoc
• • Đai hoc, Cao •
ô '
đăng•ỉ
Trình độ khác Sô
lượng
Tỷ lê
(%) Sô
lượng
Tỷ lê
(%) Sô
lượng
Tỷ lê (%)
1 Cao đăng nghê 875 356 41% 519 59% 0
2 Trung câp nghê 442 120 27% 322 73% 0
3 Trung tâm dạy nghề
683 0 0% 295 46% 388 54%
Cộng 2.000 388 19% 1.136 57% 467 24%
Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Hưng Yên Có thể thấy, số lượng giáo viên các cơ sở ĐTN vẫn còn mỏng so với quy mô phát triển đào tạo của tỉnh, về trình độ, số giáo viên trình độ thạc sỹ là 388 người, chiếm 19%; trình độ đại học và cao đẳng có 1.136 người, chiếm 57%; trình độ khác là 467 người, chiếm 24%. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên đang công tác tại các cơ sở dạy nghề có năng lực sư phạm tốt, nhưng kỹ năng dạy nghề lại yếu; người tham gia dạy nghề như: kỹ sư, nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao, có kỹ năng nghề tốt, nhưng năng lực sư phạm lại yếu. Chính vì vậy, cần tiếp tục có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy nghề cho đội ngũ này đễ họ thực hiện tốt công tác dạy nghề, đặc biệt là ĐTN cho LĐNT.
Hàng năm, Sở LĐTBXH đều phối họp với với Tổng Cục Dạy nghề, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hung Yên tổ chức các lóp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, kỹ năng dạy nghề cho LĐNT cho đội ngũ giáo
viên, cán bộ quản lý dạy nghề. Bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn học nghề, tư vấn việc làm cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề. Tăng cường biên chế cho các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng họp - hướng nghiệp theo các nghề được giao.
Ngoài ra các cơ sở dạy nghề cũng thường xuyên tổ chức các lớp học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và tổ chức các lóp học nghiệp vụ sư phạm.
Hiện nay, theo định hướng và chỉ đạo của tỉnh, các cơ sở ĐTN đang thực hiện việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm nghề; chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực và quốc tế về kỹ năng nghề và năng lực sư phạm của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và các nước phát triên trên thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả và tiến bộ đạt được, công tác phát triển và đổi mói cơ ché chính sách đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề còn nhiều bất cập.
Chính sách đối với giáo viên dạy nghề chưa thu hút những người có năng lực vào làm giáo viên dạy nghề, chưa tạo ra sự gắn bó, tâm huyết với nghề nghiệp, về
chế độ tiền lương, hoạt động của giáo viên dạy nghề mang tính đặc thù, một mặt, họ phải là một nhà sư phạm, mặt khác là một “kỹ thuật viên”, nhung chính sách tiền lương chưa thể hiện sự ưu đãi mang tính đặc thù đó. Giáo viên dạy nghề chưa có ngạch lương riêng, mà vẫn hưởng theo ngạch lương của giáo viên trunẹ học (theo Nghị định số 204/2004/ NĐ-CPngày 14/12/2004 của Chính phủ). Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng không thu hút được những người có trình độ, có tay nghề giỏi, có kinh nghiệm trong sản xuất chuyển để làm giáo viên dạy nghề.
Theo các trường ĐTN hiện nay, việc tuyển giáo viên dạy nghề rất khó khăn, thậm chí khó hơn cả tuyến giảng vĩên trong các trường đại học, cao
đẳng, vì giáo viên dạy nghề cũng cần có trình độ cao, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề nhưng lương lại thấp nên khó thu hút được những cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đội ngũ giáo viên trong các cơ sở ĐTN hiện nay vừa thiếu, lại chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.