Một số nội dung cơ bản của dân chủ làng xã ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Dân chủ làng xã ở nước ta hiện nay qua thực tế ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 30 - 34)

Chương 1: DÂN CHỦ LÀNG XÃ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1.2. Nội dung và một số nhân tố tác động đến nội dung thực hiện dân chủ làng xã ở nước ta hiện nay

1.2.1. Một số nội dung cơ bản của dân chủ làng xã ở Việt Nam hiện nay

1.2.1.1. Thực hiện dân chủ làng xã thông qua việc lập và thực hiện các hương ước hoặc một số các quy định, quy ước của làng (tuỳ vào mỗi làng, xã mà có các hình thức khác nhau).

Từ những đặc điểm đã đề cập ở phần trên, thực hiện dân chủ làng xã được thể hiện trong các quy ước, hương ước của làng xã khác nhau. Do đó, dân chủ làng xã mang tính đa dạng, mang tính “riêng” không thể lẫn. Tuy nhiên, các quy ước, hương ước này không trái thuần phong mỹ tục, không trái với các quy định của pháp luật, hiến pháp. Quá trình xây dựng quy ước,

hương ước cũng chính là quá trình thực thi, xác lập và xây dựng dân chủ làng xã nói riêng, dân chủ cơ sở nói chung. Đồng thời trong quy ước, hương ước làng xã cũng thể hiện các nội dung cơ bản về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước với vai trò định hướng đời sống dân chủ của nhân dân. Việc xác lập, xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước được thực hiện trong các cuộc họp, sinh hoạt chung của cộng đồng làng xã – là xây dựng “bản cam kết” tự nguyện chung cùng thực hiện. Vì vậy, nó thể hiện việc thực thi dân chủ ở làng xã một cách rất rõ nét.

1.2.1.2. Thực hiện dân chủ làng xã thông qua việc tổ chức các sinh hoạt văn hoá cộng đồng, các lễ hội: như tổ chức làng vui chơi, làng ca hát, các lế hội truyền thống.

Bên cạnh đó, dân chủ làng xã còn được biểu hiện và thể hiện thông qua việc tổ chức các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, qua các lễ hội truyền thống. Đời sống tinh thần phong phú của cộng đồng dân cư ở làng xã là mối dây liên kết tình làng nghĩa xóm. Thông qua các lễ hội, người dân gắn kết với nhau, cùng nhau hưởng thành quả chung sau hoặc trong quá trình lao động sản xuất. Các lễ hội như: làng vui chơi, làng ca hát, các lễ hội hạ điền, lễ tết… luôn là nơi giao thoa văn hóa, phong tục tập quán chung của một cộng đồng làng xã và giữa các cộng đồng làng xã khác nhau. Thông qua đó, mọi cá nhân được sống trong không khí lễ hội, không có sự phân tách về vị thế, tầng lớp, giai cấp. Nó trở thành nơi sinh hoạt rộng rãi cho toàn thể cộng đồng dân cư. Việc tạo ra môi trường văn hóa, sân khấu vui chơi, giải trí cho cộng đồng dân cư là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng, nhà nước trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên phạm vi cả nước.

1.2.1.3. Phối hợp với Đảng và Nhà nước tổ chức và thực hiện đời sống mới, nếp sống mới ở nông thôn

Quá trình thực hiện dân chủ làng xã luôn gắn với quá trình thực hiện đời sống mới, nếp sống mới ở nông thôn. Thông qua phong trào xây dựng

đời sống văn hóa và xây dựng nông thôn mới đã góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa của gia đình Việt Nam, xây dựng và bồi dưỡng nhân cách, đạo đức con người, làm cho mối quan hệ giữa gia đình với cộng đồng và xã hội ngày càng khắng khít, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương. Người dân ý thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với Nhà nước, với địa phương; gìn giữ mối tình làng nghĩa xóm, phát huy tinh thần tương thân tương ái giúp nhau giảm nghèo bền vững, đoàn kết xây dựng quê hương giàu đẹp, cải thiện cảnh quan môi trường thôn xóm. Ở nhiều thôn, làng việc bố trí, sắp xếp nơi ăn ở, sinh hoạt, chỉnh trang xây dựng tường rào, cổng ngõ, xây dựng các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia đình được chú trọng, góp phần tạo nên diện mạo nông thôn mới văn minh, hiện đại. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có những chuyển biến tích cực.

Nhờ gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới mà Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được duy trì và phát triển khá tốt. Việc thực hiện các nội dung, tiêu chí của Phong trào ngày càng đi vào thực chất; bệnh thành tích, chạy theo số lượng từng bước được hạn chế, khắc phục, đã hình thành được nếp sống văn hóa, văn minh qua đó cũng đồng thời thực hiện tốt dân chủ làng xã trên địa bàn.

1.2.1.4. Phối hợp với Đảng và Nhà nước tổ chức và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Chương trình xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, đã và đang được thực hiện với nhiều phong trào sôi nổi, nhằm xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại hóa, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân có cơ hội thuận lợi nhất để phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Việc thực hiện chương trình không tách rời các hoạt động khác của cộng đồng dân cư, huy động mội bộ phận của làng xã cùng tham gia, qua đó thực hiện chủ trương lớn của Đảng mang tính chất dân chủ. Thực chất, đây là hoạt động chủ yếu

của làng xã trong nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước. Việc tham gia phối hợp, tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới luôn gắn với quá trình thực hiện dân chủ làng xã ở cơ sở. Qua đó, người dân thực hiện nghĩa vụ công dân của mình theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Trên hết đó là quyền tự chủ thuộc về nhân dân trong tất cả các khâu “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”.

1.2.1.5. Phối hợp với Đảng và Nhà nước tổ chức và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (nay là thực hiện Pháp lệnh dân chủ xã phường và thị trấn) tại khu vực nông thôn

Trên cơ sở thực tiễn, qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, tìm tòi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007. Pháp lệnh đã khẳng định: "Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở"[52,tr.11]. Dân chủ ở xã, phường là thực hiện những nội dung dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi, đến với từng người nhằm phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân trong đời sống chính trị, kinh tế, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng

Trong bốn cấp chính quyền của bộ máy nhà nước, chính quyền phường, xã là cấp cơ sở; là nền tảng của xã hội, là nơi đông đảo nhân dân sinh sống; là nơi dân thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc trong cộng đồng dân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; là nơi dân sản xuất, kinh doanh, lao động, học tập; xã, phường cũng là nơi nảy sinh nhiều yêu cầu bức xúc hàng ngày của các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội; cũng là nơi thực hiện trực tiếp mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Do vậy cũng là nơi đang có nhiều đòi hỏi về quyền làm chủ, nơi diễn ra sự tiếp xúc và thể hiện các mối liên hệ đan chéo nhau, như: Đảng với dân, dân với dân, các tổ chức, các đơn vị kinh tế, xã hội với dân

Dân chủ ở làng xã diễn ra trên các lĩnh vực của đời sống xã hội một cách trực tiếp và sinh động, liên tục đối với mọi người, nó được thực hiện thông qua các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở và liên quan đến trình độ nhận thức, khả năng của mỗi người. Nhưng dù thế nào thì dân chủ ở làng xã cũng phải dựa trên cơ sở của hiến pháp, pháp luật của nhà nước, và theo đúng đường lối của Đảng.

Một phần của tài liệu Dân chủ làng xã ở nước ta hiện nay qua thực tế ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)