Nhóm giải pháp hạn chế mặt tiêu cực

Một phần của tài liệu Dân chủ làng xã ở nước ta hiện nay qua thực tế ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 81 - 88)

Chương 2: THỰC HIỆN DÂN CHỦ LÀNG XÃ Ở NƯỚC TA HIỆN

2.2. Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực khi thực hiện dân chủ làng xã ở nước ta hiện nay qua thực tế ở Huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội

2.2.2. Nhóm giải pháp hạn chế mặt tiêu cực

2.2.1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức nhằm động viên khuyến khích mọi tầng lớp quần chúng nhân dân tham gia thực hiện, giám sát và hưởng thụ các thành quả trong quá trình thực hiện dân chủ làng xã ở nước ta hiện nay

Đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần, tư tưởng; trình độ nhận thức là cơ sở cho hành động. Vì vậy, để thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân phải dựa trên nền tảng của sự phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí cao là điều kiện vật chất, tinh thần cơ bản bảo đảm để thực hiện dân chủ. Trình độ kinh tế - xã hội, trình độ dân trí thấp kém thì không những không có điều kiện đảm bảo để thực hiện dân chủ, mà ngược lại còn thực hiện sai, không hiệu quả. Đồng thời, nếu xã hội mất ổn định, tệ nạn xã hội gia tăng, tình trạng bất bình đẳng còn phổ biến, người dân còn chịu cảnh đói nghèo… thì dân chủ không được đảm bảo. Do vậy, phải thực hiện tốt các vấn đề xã hội, đặc biệt là giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc của xã hội hiện nay, như: nạn cờ bạc, ma tuý, rượu chè… Đồng thời, thực hiện từng bước thực hiện công bằng xã hội, chống quan liêu, tham nhũng; thực hiện các chương trình xoá đói - giảm nghèo…

Nâng cao dân trí là điều rất quan trọng để thực hiện và phát huy dân chủ. Trình độ dân trí thể hiện ở sự hiểu biết về các vấn đề chính trị, văn hoá xã hội, pháp luật, hiểu biết về quy luật phát triển kinh tế - xã hội; ngược lại, trình độ dân trí thấp, kém hiểu biết là một trở ngại lớn của việc thực hành dân

chủ, của sự phát triển kinh tế - xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:

“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Vì vậy, việc nâng cao dân trí như là một giải pháp, động lực của mọi sự phát triển ; là động lực, giải pháp để thực hiện dân chủ một cách hiệu quả. Phương châm phát triển con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, đó là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Muốn mọi người dân có thể làm chủ được xã hội, tham gia có hiệu quả vào thực hiện dân chủ ở cơ sở, cần phải xác lập hệ thống các giá trị dân chủ ở cơ sở, mà nội dung chủ yếu là:

- Bồi dưỡng ý thức dân chủ theo định hướng XHCN cho các tầng lớp xã hội ở cơ sở.

- Nâng cao kinh nghiệm và năng lực thực hành dân chủ cho từng cá nhân và cộng đồng dân cư.

- Xây dựng nhân cách dân chủ của cá nhân thông qua hoạt động chính trị ở cơ sở.

Như vậy, dân trí, dân sinh, dân chủ là ba yếu tố quan trọng, gắn bó chặt chẽ với nhau trong cuộc sống.

Đồng thời bên cạnh đó, việc vận động tuyên truyền cho người dân hiểu, tham gia tích cực vào công cuộc đấu tranh chống lại các tệ tham ô, tham nhũng, quan liêu, hách dịch có liên quan mật thiết tới trình độ nhận thức của nhân dân như đã đề cập ở trên.

Trong pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, phương châm “dân kiểm tra” là khâu cuối cùng trong việc thực hiện dân chủ, người dân có quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội. Thực tế ở huyện Ứng Hòa cũng như các địa phương khác trên phạm vi cả nước, việc thực hiện quyền giám sát của người dân đã được chú trọng, tuy nhiên hiệu quả giám sát chưa thực sự cao. Để nâng cao hiệu quả giám sát, phê bình, phản biện của quần chúng cần có cơ chế thông thoáng để người dân phát huy đúng quyền và nghĩa vụ này của họ, các cấp, đoàn thể cần thường xuyên liên hệ với cơ sở, các đại biểu Hội đồng nhân dân cần thường xuy và chủ động tiếp xúc

cử tri, nắm bắt tâm tư nguyện vọng và phản ánh của người dân kịp thời nhất, thiết lập đường dây nóng để nhanh chóng xử lý và khắc phục những vấn đề mới phát sinh trong cuộc sống. Bên cạnh đó có hình thức biểu dương, khen thưởng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong phòng chống, tố giác, đấu tranh, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, có như vậy hiệu quả thực thi dân chủ làng xã mới đạt được hiệu quả cao.

2.2.1.2. Tích cực đấu tranh phòng chống việc khôi phục các hủ tục văn hóa lạc hậu, chống các tư tưởng cục bộ, bè phái, dòng họ, thái độ rụt rè thụ động hoặc dân chủ quá trớn... trong quá trình thực hiện dân chủ làng xã ở nước ta hiện nay

Văn hóa là giá trị sáng tạo của con người vè vật chất và tinh thần trong quá trình lịch sử của đời sống lao động và sinh hoạt của con người. Văn hóa có giá trị lịch sử, truyền thống lâu đời thể hiện phong tục tập quán gắn liền lâu đời với cộng đồng làng xã – nó là nét đặc trưng không thể lẫn (văn hóa là tiêu chí phân biệt giữa cộng đồng này và cộng đồng khác mang tính đặc trưng nhất).

Làng xã nông thôn Việt Nam nói chung và làng xã trên địa bàn huyện Ứng Hòa nói riêng có giá trị truyền thống chung vững bền: lòng yêu nước thương nòi, tinh thần nhân nghĩa, khoan dung, truyền thống đoàn kết dân tộc, tình làng nghĩa xóm “tối lửa tắt đèn có nhau”, tương thân tương ái... những bản sắc đó được phát huy là cơ sở cho sự ổn định và phát triển và ngược lại.

Tuy nhiên bên cạnh những nét văn hóa tốt đẹp, mang ý nghĩa tích cực và phù hợp, một số nét văn hóa truyền thống đã không còn phù hợp, thậm chí nó còn là những hủ tục lạc hậu, ngăn cản sự phát triển của xã hội, nó là sự lai căng, pha trộn và du nhập của những xu hướng văn hóa không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, biểu hiện một số hiện tượng đó ở nông thôn, làng xã Việt Nam nói chung đó là: tư tưởng trọng nam khi nữ, tư tưởng dòng họ, những tập tục cưới hỏi, ma chay tốn kém, phô trương, lối sống buông thả của

một số bộ phận giới trẻ... sự tiếp biến ấy lẽ đương nhiên sẽ là chướng ngại cho sự phát triển.

Để thực hiện đời sống văn hóa ở khu dân cư và phat huy chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, làng xã cần loại bỏ các hủ tục lạc hậu, tư tưởng dòng họ, bè phái, những thái độ rụt rè, e ngại, không dám phê bình những việc làm sai... để làm được điều đó đòi hỏi cơ chế dân chủ ở cơ sở mà mấu chốt là Pháp lệnh 34 khi được tìm hiểu, tuyên truyền phải thật sự chặt chẽ và phổ biến rộng rãi với nhiều hình thức thông qua sinh hoạt văn hóa, cộng đồng hoặc một hình thức tuyên truyền nào đó; các quy ước, hương ước khi xây dựng để đưa vào thực hiện cần kiên quyết loại bỏ những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, phải thực sự dân chủ, không trái với hiến pháp và pháp luật.

2.2.1.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách cho việc thực hiện dân chủ làng xã ở nước ta hiện nay

Để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, trong những năm qua Đảng và nhà nước đã có nhiều cơ chế và chính sách để hỗ trợ cho người dân phát triển sản xuất nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo, trong đó đặc biệt có nhiều ưu tiên đối với đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Thông qua các hình thức hỗ trợ vốn, cho vay ưu đãi, đào tạo nghề, xây dựng nông thôn mới, đầu tư cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực an sinh xã hội… Trong các chính sách đó, Đảng, Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện, bổ sung để tạo ra cơ chế thuận lợi nhất cho người dân. Thực hiện dân chủ ở làng xã có hiệu quả hay không, phần lớn liên quan tới hệ thống chính sách của cơ sở có đồng bộ hay không. Do đó cơ chế chính sách cho việc thực hiện dân chủ làng xã hiện nay nói chung, trên địa bàn huyện Ứng Hòa nói riêng, các thể chế, thiết chế, chính sách đối với người dân cần được đặt lên ở mức ưu tiên hàng đầu, cần thực hiện các quy chế thuận lợi cho người dân. Các tổ chức, đoàn thể chính quyền cần đổi mới cơ chế chính sách cho phù hợp với chủ trương của Đảng, nhà nước, đồng thời mang lại hiệu quả cao trong thực thi đời sống dân chủ ở nông thôn, làng xã.

Các chính sách, chủ trương của Đảng, nhà nước hoàn thiện và đồng bộ hóa sẽ là nền tảng thực thi có hiệu quả nhất trong việc thực hiện dân chủ làng xã ở cơ sở trên địa bàn huyện Ứng Hòa, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đồng thời mức độ hiệu quả của dân chủ cơ sở cũng sẽ là thước đo, khảo nghiệm đối với cơ chế chính sách của nhà nước, của chính quyền địa phương.

2.2.1.4. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hệ thống chính trị cơ sở trong việc thực hiện dân chủ làng xã ở nước ta hiện nay

Những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm củng cố hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Song, do chưa thể chế hóa đồng bộ đường lối chính sách của Đảng thành các quy phạm pháp luật nên hoạt động của hệ thống chính trị còn có những hạn chế nhất định. Nhưng bản thân các điều lệ, quy chế, nguyên tắc hoạt động của từng tổ chức trong hệ thống chính trị cũng là yếu tố cơ bản, quan trọng, thúc đẩy và đảm bảo cho hệ thống hoạt động đúng chức năng, tôn chỉ, mục đích, góp phần lãnh đạo xã hội phát huy dân chủ. Đại hội lần thứ VII của Đảng khẳng định: “Thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực chất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị”.

Hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước XHCN, các tổ chức đoàn thể chính trị - nhân dân. Hệ thống chính trị cấp xã theo đó cũng bao gồm: Đảng uỷ, chính quyền và các đoàn thể nhân dân; hệ thống chính trị đó có chức năng bảo đảm cho mọi đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính quyền cấp trên; bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, thực hành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Việc xây dựng, tổ chức và thực hiện dân chủ ở cơ sở muốn thành công và có hiệu quả trước hết phải nắm được vai trò của từng thành phần trong hệ thống chính trị.

Theo đó, trước tiên, cần phải nâng cao năng lực trí tuệ của tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên ở cơ sở. Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị cơ sở. Năng lực trí tuệ của tổ chức cơ sở Đảng phản ánh tập trung ở chất lượng các quyết sách chính trị, các quyết sách đó phải mang tính sát thực, phản ánh đúng những vấn đề bức xúc của cơ sở; đồng thời định hướng vào việc tạo nên bước chuyển biến đồng bộ và căn bản tình hình thực hiện dân chủ ở cơ sở; Quá trình xây dựng dân chủ trong Đảng cần tiến hành đồng thời với xây dựng và hoàn thiện tổ chức, xây dựng dân chủ trong toàn xã hội, trong đó, mỗi đảng viên phải là một tấm gương mẫu mực trong thực hiện quy chế dân chủ để cho nhân dân noi theo. Tổ chức cơ sở Đảng cũng như mỗi đảng viên cần khắc phục cách làm chủ quan, áp đặt, không tôn trọng, lắng nghe ý kiến của chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể;

đồng thời, cũng tập trung lãnh đạo và phân công trách nhiệm cho chính quyền, Mặt trận, đoàn thể nhân dân, từng cán bộ, đảng viên.

Chính quyền địa phương mà trực tiếp ở đây là Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân - đó là những cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương. Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở muốn được phát huy thì phải kiện toàn, củng cố bộ máy chính quyền, nhất là Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã; phải tăng cường vai trò của các cơ quan dân cử, đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân, xây dựng mối quan hệ công tác giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể; xây dựng mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân.

Các tổ chức đoàn thể nhân dân như MTTQ, công đoàn, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh… có vai trò quan trọng trong thực hiện dân chủ ở cơ sở:

tạo sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong các tầng lớp nhân dân, xây dựng môi trường chính trị - xã hội lành mạnh và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân tích cực phát huy quyền làm chủ của mình. Các tổ chức có nhiệm vụ cùng với các cấp uỷ Đảng, chính quyền kiểm tra việc tổng kết, thực hiện quy chế.

Tuy nhiên trong các hoạt động của mình, nhiều hạn chế, thiếu sót vẫn còn tồn tại: tính tích cực, chủ động chưa cao, chưa phát huy được công tác đại

diện dân kiểm tra, giám sát các cơ quan dân cử, giám sát pháp luật, thực thi dân chủ… Do vậy, việc củng cố, thống nhất phối hợp giữa các thành phần trong hệ thống chính trị cấp cơ sở là yêu cầu cấp thiết hiện nay, nhằm củng cố, tăng cường cơ sở chính trị của quyền lực Nhà nước, nâng cao chất lượng phối hợp và thống nhất hành động của các tầng lớp nhân dân trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện mục tiêu

“dân làm chủ”.

Tiểu kết chương 2

Quá trình thực hiện dân chủ làng xã trên địa bàn huyện Ứng Hòa trong các năm trở lại đây gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, quốc phòng an ninh của huyện nhà đã đạt được nhiều thành tích nổi bật.

Bên cạnh sự cải cách, đổi mới với nhiều đề án phát triển, việc thực hiện dân chủ làng xã trên địa bàn huyện là cơ sở, động lực góp phần không nhỏ đối với các thành tựu đã đạt được.

Từ việc chỉ rõ các kết quả và nguyên nhân đạt được, đồng thời các giải pháp mà luận văn nêu ra sẽ phần nào đó góp phần thúc đẩy việc thực hiện dân chủ làng xã ở cơ sở trên địa bàn huyện Ứng Hòa hiện nay và trong thời gian tới.

Tóm lại, để không ngừng thực hiện có hiệu quả dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện, Đảng bộ huyện cùng với chính quyền, các đoàn thể cần nhận thức một cách đúng đắn vai trò, vị trí của nó; nhận thấy rõ vai trò thực trạng, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế, yếu kém còn tồn tại, để từ đó có thể đưa ra những phương hướng, giải pháp thiết thực, khả thi nhằm thực hiện có hiệu quả dân chủ ở cơ sở, phù hợp với điều kiện địa bàn, phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân.

Một phần của tài liệu Dân chủ làng xã ở nước ta hiện nay qua thực tế ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)