Chương 2: THỰC HIỆN DÂN CHỦ LÀNG XÃ Ở NƯỚC TA HIỆN
2.2. Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực khi thực hiện dân chủ làng xã ở nước ta hiện nay qua thực tế ở Huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội
2.2.1. Nhóm giải pháp phát huy mặt tích cực
2.2.1.1.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của dân chủ làng xã và vai trò tích cực của việc áp dụng dân chủ làng xã đối với sự phát triển đời sống xã hội nông thôn ở nước ta hiện nay
Nhà nước là một thể chế dân chủ của xã hội. Bản chất và trình độ của mỗi Nhà nước cụ thể trước hết biểu hiện ở chủ trương, đường lối và pháp luật.
Nền dân chủ (bất cứ nhà nước nào) đều phải gắn với một thể chế pháp luật nhất định.
Việc tuyên truyền, phổ biến các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các văn bản của TW, của thành phố, của huyện về xây dựng, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đến cán bộ, đảng viên, cán bộ công chức, công nhân lao động và nhân dân trong huyện có vai trò rất quan trọng bao gồm: Chỉ thị số 30- CT/TW, Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị, Thông báo, Kết luận số
159-TB/TW ngày 15/11/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết Trung ương 7(khóa IX), Nghị định 71, Nghị định 07, Nghị định 87 của Chính phủ và đặc biệt là triển khai thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội khóa 11 về pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đến tất cả mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Phải thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước để các tầng lớp nhân dân hiểu và thực hiện đầy đủ về quyền và nghĩa vụ công dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giáo dục một cách sâu rộng các nội dung Pháp lệnh thực hiện dân chủ cơ sở liên quan đến thự hiện dân chủ ở làng xã (đặc biệt là thể hiện rõ ràng trong các quy ước, hương ước của các làng, các thôn trên địa bàn huyện) nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ và phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân; động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, tăng cường đoàn kết, xây dựng chính qyền trong sạch, vững mạnh. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, quán triệt cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nắm vững quan điểm, mục tiêu, kế hoạch, nội dung, biện pháp thực hiện dân chủ cơ sở; Đổi mới nội dung, vận dụng linh hoạt sáng tạo các hình thức, phương thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân.
Các cấp chính quyền cơ quan nhà nước tăng cường công tác tuyên giáo, dân vận, thường xuyên xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu, vì nhân dân mà phục vụ. Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi, thái độ vi phạm dân chủ, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tăng cường đi cơ sở để sâu sát với nhân dân, kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân để có chủ trương đúng đắn hợp lòng dân. Các cấp ủy Đảng từng bước đổi mới phương pháp lãnh đạo, định hướng nội dung hoạt động, tạo điều kiện để các đoàn thể làm tròn chức năng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động và nhân dân đồng thời góp phần nâng cao trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và của cả đội ngũ làm công tác dân vận từ huyện đến cơ sở, để đảng viên, cán bộ không xa dân “nghe dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”; công tác lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với chính quyền, Mặt trận đoàn thể đã có chuyển biến đáng kể; lề lối làm việc không ngừng được cải tiến theo hướng phục vụ lợi ích của nhân dân.Đồng thời, nâng cao hơn nữa nhận thức và năng lực thực hành dân chủ cho nhân dân. Đặc biệt là không ngừng nâng cao trình độ dân trí đối với nhân dân, xác định đây là nhiệm vụ rất quan trọng vì dân trí thấp thì khó có thể thực hành dân chủ và làm chủ cao. Trình độ dân trí càng cao, càng thuận lợi cho quá trình mở rộng dân chủ, thuận lợi cho quá trình đưa các giá trị dân chủ vào đời sống xã hội và thuận lợi trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân. Có ý thức pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, từ đó người dân có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của người làm chủ và có khả năng tham gia có hiệu quả vào hoạt động quản lý nhà nước và thực hiện đời sống dân chủ ở cơ sở có hiệu quả cao nhất.
2.2.1.2. Khuyến khích khôi phục và áp dụng các hình thức hương ước, quy ước với các nội dung tích cực tại các khu vực nông thôn ở nước ta hiện nay
Hương ước là sự thể hiện quyền tự chủ của cộng đồng dân cư ở các làng xã ở ngoài phạm vi Nhà nước (mang tính chất phi hành chính và phi quyền lực công), đó là sự thể hiện các cam kết tự nguyện của làng thôn, thể hiện nhu cầu của chính làng xã và do sự thỏa thuận thống nhất với nhau để thực hiện việc tự quản trong cộng đồng. Hương ước chỉ có thể được phát huy hiệu quả đích thực của nó nếu được ra đời một cách tự nhiên dựa trên nhu cầu, tập tính, truyền thống của từng làng xã vốn có sự khác nhau tùy thuộc vào các đặc tính dân cư, địa lý, kinh tế, quan hệ xã hội... của từng vùng miền.
Để việc thực hiện dân chủ ở làng xã có hiệu quả cao trên địa bàn huyện Ứng Hòa nói riêng và trên phạmvi khu vực làng xã nông thôn nói riêng, thì
việc áp dụng các hương ước, quy ước với các nội dung tích cực sẽ là đòn bẩy thực hiện thành công dân chủ ở làng xã với hiệu quả cao nhất.
Bản Hương ước, quy ước của các làng xã mang tính đặc trưng khác nhau, tuy nhiên khi xây dựng, triển khai nhất thiết phải tuân theo hệ thống pháp luật của nhà nước, không vi hiến; cần tăng cường, đề cao vai trò của quần chúng trong tham gia xây dựng văn bản, hương ước của làng xã, thôn.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của nhân dân trong việc thực hiện hương ước, quy ước của thôn, làng để tạo ra hiệu quả thực hiện cao nhất. Bên cạnh đó, các quy định truyền thống mang tính tiêu cực, lạc hậu, không còn phù hợp với sự tiến bộ của xã hội cần được kiên quyết loại bỏ trong quá trình xây dựng và thực hiện.
2.2.1.3. Đẩy mạnh các phong trào khôi phục các hoạt động văn hoá lễ hội truyền thống, các hình thức sinh hoạt văn hoá mới ở nông thôn nhằm thu hút và khuyến khích mọi người dân tham gia
Lễ hội văn hóa truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở Việt Nam từ lâu đời và có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội.
Những năm gần đây, trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế của nước ta, văn hóa truyền thống nói chung, trong đó có lễ hội truyền thống đã được phục hồi và phát huy, làm phong phú hơn đời sống văn hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, tốt đẹp trong phục hồi và phát huy lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại, thì cũng không ít các vấn đề nảy sinh khiến xã hội cần phải nhìn nhận lại và tìm cách khắc phục để những mặt tinh hoa của lễ hội cổ truyền được đẩy mạnh và phát huy, khắc phục dần các hạn chế, tiêu cực. Và bao giờ cũng thế, mọi hành động của con người đều bắt đầu từ nhận thức, chỉ khi chúng ta có nhận thức đúng về lễ hội cổ truyền thì việc phục hồi và phát huy nó trong đời sống xã hội đương đại mới mang lại hiệu quả mong muốn.
Hiện tại ở nước ta có nhiều loại lễ hội, bên cạnh lễ hội cổ truyền còn có Lễ hội mới, (lễ hội hiện đại, gắn với các sự kiện lịch sử hiện đại, cách mạng),
lễ hội sự kiện (gắn với du lịch quảng bá du lịch, Lễ hội nhân kỷ niệm những năm chẵn thành lập thành phố, tỉnh, huyện)…, trong đó lễ hội truyền thống có số lượng nhiều nhất, phạm vi phân bố rộng (cả nông thôn, đô thị, vùng núi các dân tộc), có lịch sử lâu đời nhất. Người ta có thể phân loại lễ hội cổ truyền theo thời gian các mùa trong năm, trong đó quan trọng nhất là mùa xuân, mùa thu, phân chia theo phạm vi lớn nhỏ: Lễ hội làng, lễ hội vùng, lễ hội quốc gia.
Phân loại theo tính chất của lễ hội: Lễ hội nghề nghiệp (nông, ngư, nghề buôn…), lễ hội tôn vinh anh hùng dân tộc, người có công với quê hương, đất nước, lễ hội gắn với các tôn giáo tín ngưỡng …
Đối với quá trình thực hiện dân chủ làng xã, việc tạo ra sân chơi văn hóa cho người dân có một tác động tích cực không nhỏ. Trên địa bàn huyện Ứng Hòa nói riêng, việc khôi phục các lễ hội văn hóa truyền thống tại địa bàn các làng, xã trong dịp nghỉ, ngày lễ sẽ phát huy được tính cố kết cộng đồng, tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh bên cạnh sự phát triển và tiếp biến các xu hướng văn hóa hiện đại ngày nay, mỗi địa phương cần thành lập một đội văn nghệ quần chúng thường xuyên tập luyện và tổ chức các lễ hội phù hợp thuần phong mỹ tục, tổ chức các chương trình “làng vui chơi, làng ca hát”
trong các lễ hội trong năm.
Sự kết hợp giữa thực hiện dân chủ ở cơ sở và phát triển các lễ hội văn hóa truyền thống thực sự sẽ mang lại hiệu quả trong đời sống khu dân cư, trong việc thực hiện, phát triển văn hóa – xã hôi ở địa phương.
2.2.1.4. Kết hợp thống nhất giữa các nội dung mặt tích cực trong dân chủ làng xã truyền thống với những nội dung trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ cơ sở, chương trình xây dựng nông thôn mới... trong thực hiện dân chủ làng xã hiện nay ở nước ta
Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện thành luật lệ, do đó, mỗi chế độ xã hội, mỗi chế độ nhà nước chỉ có một hệ thống pháp luật của giai cấp nắm chính quyền. Đối với các xã hội đối kháng giai cấp, hệ thống pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích giai cấp thống trị. Hiệu lực của pháp luật
không chỉ phụ thuộc vào sức mạnh cưỡng chế của nhà nước mà còn phụ thuộc vào trình độ hiểu biết và tâm lý pháp luật của xã hội. Dân chủ XHCN là nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử, đó là nền dân chủ của tuyệt đại đa số của nhân dân lao động, gắn với công bằng xã hội, chống áp bức, bất công, được thực hiện trong thực tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và nó cũng được thể chế bằng pháp luật, được bảo đảm bằng pháp luật.
Bên cạnh sự phát triển về các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội, thì quyền làm chủ của nhân dân vẫn còn bị vi phạm, hoặc lợi dụng tình trạng dân chủ mà vi phạm kỷ cương, pháp luật. Trên địa bàn huyện Ứng Hòa, tình trạng vi phạm pháp luật, an ninh trật tự vẫn còn là vấn đề vướng mắc, cản trở việc thực hiện Pháp lệnh phát huy hiệu quả khi áp dụng vào thực tế, trong đó, ngay cả cán bộ, đảng viên cũng còn vi phạm kỷ cương, kỷ luật. Dân chủ phải bao gồm cả hai mặt: quyền lợi và nghĩa vụ. Để dân chủ ở cơ sở phát huy được vai trò của nó và đi sâu vào cuộc sống một cách hiệu quả, các địa phương trong cả nước nói chung và ở địa bàn huyện Ứng Hòa nói riêng phải gắn việc thực hiện QCDC ở cơ sở với kỷ cương, pháp luật, gắn với những quy ước, hương ước, phù hợp với địa phương, tâm lý dân cư.
Nội dung của Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 bao gồm phương châm bốn khâu “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” - đó là một quy trình khép kín, huy động và phát huy được quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Để nâng cao hiệu quả của việc thực hiên dân chủ ở làng xã trên địa bàn huyện Ứng Hòa cần tuyên truyền, quán triệt và cụ thể hóa nội dung của Pháp lệnh trong sinh hoạt cộng đồng, trong quy ước, hương ước của làng xã. Bên cạnh đó, chương trình Nông thôn mới là một chương trình cải cách nông thôn theo hướng hiện đại hóa, là chủ trương lớn và cốt lõi của Đảng và nhà nước ta. Trong quá trình thực hiện và tuyên truyền xây dựng nông thôn mới cần đảm bảo tính hài hòa, thống nhất nội dung giữa pháp lệnh và chương trình nông thôn mới trên cơ sở đặt lợi ích của số đông, của cộng đồng làng xã lên trên, thực hiện công
cuộc vận động “nhà nước và nhân dân cùng làm”, tranh thủ được sức dân, dựa vào dân để giành thắng lợi trong thực hiện nhiệm vụ. Để làm được đó, đòi hỏi các tổ chức chính quyền, đoàn thể nâng cao trách nhiệm bồi dưỡng, rút kinh nghiệp và sâu sát trong từng nhiệm vụ, đặc biệt là nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến nội dung của pháp lệnh dân chủ ở cơ sở và chương trình nông thôn mới đến địa bàn các thôn, làng.