Những quy định pháp luật của Nhà nước liên quan đến hàng mã

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng mã (nghiên cứu trường hợp một số hộ gia đình ở thôn yên cốc, xã hồng phong, huyện chương mỹ, thành phố hà nội) (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 3. HÀNG MÃ TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY

3.2. Những quy định pháp luật của Nhà nước liên quan đến hàng mã

tại điều 6, có quy định “hạn chế tối đa việc rắc vàng mã, tiền âm phủ trên đường”. Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16-12-2009 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06-11-2009 của Chính phủ.

Theo Thông tư này, tại khoản 4, điều 3, có quy định: “cấm đốt đồ mã ở nơi công cộng”. Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12-7-2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. Theo Nghị định này, tại điểm c, khoản 1, điều 18 có quy định “phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng” đối với hành vi “đốt đồ mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hoá, nơi công cộng khác”. Và tại điểm b, khoản 2, điều 18, cũng quy định thêm “phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng” đối với hành vi “Tuyên truyền mê tín dị đoan để tiêu thụ hàng mã”. Ngày 21 tháng 01 năm 2011, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ra Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTD Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Thông tư này, thay thế cho Thông tư số 04/1998/TT-BVHTT ngày 11 -7 -1998 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Theo Thông tư mới này, tại điểm đ, khoản 3, điều 10 có quy định “Không rắc vàng mã trên đường đưa tang” và tại điểm m, khoản 1, điều 12 có quy định

“Không đốt đồ mã trong khu vực lễ hội”. Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17-12-2012 của Chính phủ Về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

Theo Nghị định này, tại khoản 4, điều 4 có quy định “Không rắc vàng mã và các loại tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và ngoại tệ trong quá trình đưa tang từ nhà tang lễ hoặc gia đình đến nơi an táng; không đốt đồ mã tại nơi an táng”. Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 quy định sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Theo Nghị định này, tại Khoản 1, điều 15 có quy định: “Phạt cảnh

cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa”. Nghị quyết Số 08/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, khóa XIV, kỳ họp thứ 10, ngày 11-7-2014, quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa (Theo quy định tại khoản 2, Điều 20 Luật Thủ đô). Theo Nghị quyết này, tại khoản 1, điều 10 (theo hành vi quy định tại Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP) có quy định: “Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa”.

Qua các văn bản này, chúng tôi nhận thấy một số điều sau đây:

- Tần suất của các văn bản pháp luật quy định về vấn đề hàng mã càng về sau thì càng được thể hiện liên tục qua các năm, hay nói cách khác là khoảng thời gian đưa ra một văn bản pháp luật ngắn hơn. Cụ thể, từ năm 1998, năm 2005 và liên tục từ năm 2009 đến năm 2014.

- Nhìn chung mức độ quy định về vấn đề này cũng tăng dần qua các năm: từ “vận động -> hạn chế tối đa –> không ->cấm -> phạt hành chính”.

- Mặc dù, nhà nước đã đưa ra nhiều văn bản pháp luật quy định về vấn đề này nhưng giữa các văn bản quy định có sự mâu thuẫn và chồng chéo lên nhau. Điều này cũng được thừa nhận tại buổi tổng kết công tác tổ chức lễ hội 6 tháng đầu năm 2014 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội sáng 6-6-2014. Phó chánh thanh tra Bộ Văn hóa thể thao du lịch Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, “các quy định về cấm đốt vàng mã hiện chưa rõ ràng, còn bất cập. Trong khi nghị định 103 năm 2009 quy định "cấm đốt đồ mã nơi công cộng" thì Nghị định 158 năm 2013 lại "cấm đốt vàng mã sai nơi quy định" [47].

Có thể thấy rằng, khi các tôn giáo tín ngưỡng có điều kiện thuận lợi phát triển nổ rộ thì nhà nước Việt Nam phải đối phó với nhiều vấn đề phức tạp

hơn. Nhiều vấn đề tôn giáo tín ngưỡng đã khiến cho nhà nước Việt Nam trở lên “lúng túng” khi mà phải đưa ra giải pháp xử lý vấn đề vừa hợp lý và vừa hợp tình, trong đó có vấn đề hàng mã.

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng mã (nghiên cứu trường hợp một số hộ gia đình ở thôn yên cốc, xã hồng phong, huyện chương mỹ, thành phố hà nội) (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)