CHƯƠNG 3. HÀNG MÃ TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY
3.3. Thực trạng nhu cầu sử dụng hàng mã hiện nay
Theo nhà dân tộc học người Nga S.A.Tokarev, khi nghiên cứu văn hóa vật chất, chúng ta không chỉ nghiên cứu bản thân nó, mà quan trọng hơn còn là nghiên cứu các mối quan hệ, các vấn đề xung quanh nó [39]. Trong nghiên cứu này cũng vậy, việc tìm hiểu chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng mã giúp chúng ta không chỉ hiểu phần nào hàng mã dưới góc độ kinh tế, nhìn hàng mã như một sản phẩm hàng hóa trên thị trường, mà quan trọng hơn còn hiểu đời sống văn hóa, xã hội của một vùng miền, cộng đồng, tộc người.
Dưới đây là những phân tích định lượng (dựa trên kết quả điều tra của 50 phiếu bảng hỏi) và những phân tích định tính được rút ra từ địa bàn nghiên cứu là thôn Quang Trung nói riêng, xã Hữu Văn nói chung.
Đối tượng sử dụng hàng mã đa dạng về giới tính, độ tuổi, học vấn và nghề nghiệp.
Về giới tính, trong số những người được hỏi có tới 90% là nữ giới, trong khi đó chỉ có 10% là nam giới. Điều này được giải thích rõ hơn qua hai điều tra tại địa bàn điền dã. Thứ nhất là quan sát của tôi tại cửa hàng bán hàng mã, người đến mua chủ yếu là phụ nữ, còn nam giới và trẻ nhỏ rất ít, nếu có chủ yếu đi mua dưới sự hướng dẫn của phụ nữ trong gia đình hoặc đi chở hàng về.
Thứ hai, khi điều tra bảng hỏi trong các hộ gia đình thì nam giới rất ít hoặc không trả lời bảng hỏi với lý do: “Tôi không rõ về cái này. Cái này đàn bà trong nhà biết rõ hơn. Nếu muốn thì hỏi bác gái (Phùng Xuân Lý, 47, thôn Quang Trung, xã Hữu Văn, phỏng vấn ngày 25/4/2016). Những phụ nữ trong gia đình đều cho rằng, đó không phải công việc của nam giới. Những việc lớn trong gia đình như giỗ chạp, hiếu hỉ... thì nam giới có thể đứng lên lo liệu, nhưng phần việc nội chợ như sắm sửa và sử dụng đồ lễ lại do người phụ nữ
đảm nhận. Điều này có thể liên quan đến việc phân công công việc theo giới tính.
Về tuổi tác, độ tuổi từ 41 đến 60 chiếm tỷ lệ lớn nhất với 58%, độ tuổi từ 26 đến 40 chiếm tỷ lệ thấp hơn với 28%, trong khi đó, độ tuổi thấp nhất là trên 60 tuổi với 12% và từ 18 đến 25 với 2%. Hầu hết người được hỏi đã kết hôn và ở riêng (gia đình hạt nhân). Thường ở quê khi đã kết hôn và ở riêng thì có nhiều việc phải tự làm, trong đó có phần thờ cúng, hương hỏa.
Về nghề nghiệp, người làm nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt...) chiếm 32%; buôn bán, dịch vụ chiếm 54%; đối tượng trung gian (thầy cúng, cô đồng, đệ tử...) chiếm 8%; nghề khác (cán bộ, công nhân...) chiếm 6%. Bảng điều tra này phản ánh phần nào các nghề phổ biến diễn ra ở địa phương. Theo báo cáo kinh tế năm 2015, cơ cấu kinh tế của xã là 56,6% thương mai dịch vụ; nông nghiệp 34,1%, tiểu thủ công nghiệp 9,3% [10].
Về trình độ học vấn, người không đi học chiếm 12%, tiểu học chiếm 26%, trung học cơ sở chiếm 42%, trung học phổ thông chiếm 20%, không có trường hợp nào học ở mức cao hơn. Tuy nhiên, điều này không phải là căn cứ chủ yếu để khẳng định người có trình độ học vấn thấp thì tiếp xúc và sử dụng nhiều hàng mã, mà chỉ phản ánh phần nào việc tiếp cận giáo dục ở vùng nông thôn, còn tôn giáo tín ngưỡng luôn có ở mọi lúc, mọi nơi, mọi nghề và mọi trình độ học vấn.
Niềm tin tôn giáo/đức tin là một phần quan trọng để tạo nên một tôn giáo tín ngưỡng và ảnh hưởng mạnh đến thực hành tôn giáo tín ngưỡng. Tuy nhiên, mức độ niềm tin tôn giáo xung quanh hay có liên quan đến việc sử dụng hàng mã biểu hiện khác nhau. Niềm tin tôn giáo ở đây được chúng tôi phân tích tạm thời trên các khía cạnh: tôn giáo tin theo, đối tượng thờ cúng và một số niềm tin chung. Cụ thể:
Về tôn giáo: Trong số người được hỏi, những người tự nhận theo tín ngưỡng đa thần (không tôn giáo) chiếm tới 90%, người tự nhận hoặc theo
Phật giáo chiếm 10%, trong khi đó người theo Công giáo, đạo Tin lành...
không có.
Như vậy, kết quả điều tra cho thấy, đối tượng sử dụng hàng mã chủ yếu là bộ phận tự nhận theo tín ngưỡng đa thần (không tôn giáo) và một phần nhỏ tự nhận theo Phật giáo. Người theo Công giáo không thấy sử dụng hàng mã, mặc dù tại địa bàn điều tra bảng hỏi (xã Hữu Văn) có 2 thôn theo Công giáo.
Họ hầu hết đều tôn kính tổ tiên, nhưng không mua và sử dụng hàng mã. Một giáo dân, cho biết: “Bên đạo (Công giáo) chúng tôi không dùng hàng mã, xưa nay có ai dùng đâu”( Cao Thị Như, 40 tuổi, thôn Mỹ Hạ, xã Hữu Văn, phỏng vấn ngày 26/4/2016). Điều này cho thấy rõ, hàng mã không tồn tại trong mọi tôn giáo tín ngưỡng ở nước ta.
Về đối tượng thờ cúng
Bảng 3.1. Đối tƣợng thờ cúng
Đối tượng thờ cúng Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%) Tổ tiên, ông bà, người thân đã mất (chết) trong gia
đình, dòng họ.
48 96
Phật 3 6
Thổ thần, thần linh chúa đất... 46 92
Thờ trời (ông Thiên) 4 8
Các vị thần thánh trong tam phủ, tứ phủ 4 8
Quan âm 3 6
Thần tài 5 10
Tổ nghề 1 2
Các vong hồn, thần thánh khác (thần bản mệnh...) 1 2
(Nguồn: Tư liệu thực địa tháng 5/2016 tại thôn Quang Trung, xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)
Kết quả bảng trên cho thấy, đối tượng sử dụng hàng mã có thờ cúng tổ tiên, người thân đã mất chiếm tỷ lệ cao, với 96%. Bên cạnh đó, số người thờ cúng các vị thần trong gia đình như thổ thần, chúa đất... chiếm tỷ lệ cũng cao, với 92%. Trong khi đó, các vị thần thánh khác, họ cũng thờ cúng nhưng ở mức độ ít hơn và dàn trải. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc họ sử dụng hàng mã để “gửi” đến đối tượng nào ở thế giới bên kia.
Về niềm tin chung
Bảng 3.2. Niềm tin chung Niềm tin chung
Số lượng (người)
Có Không Không biết
Linh hồn (vong hồn) ? 32 8 10
Người âm, thần thánh ? 40 5 5
Trần sao âm vậy ? 45 1 4
Người âm, thần thánh có cần sử dụng các đồ dùng giống như trên trần ?
46 2 2
Vàng mã sau khi đốt thì người âm, thần thánh nhận được ?
27 1 22
(Nguồn: Tư liệu thực địa tháng 5/2016 tại thôn Quang Trung, xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)
Kết quả từ bảng trên cho thấy, người sử dụng hàng mã có các niềm tin chung ở tỷ lệ cao dù chưa phải ở mức tuyệt đối. Tuy nhiên, câu hỏi “Vàng mã sau khi đốt thì người âm, thần thánh nhận được không?” thì mức độ lại có phần chênh lệnh khá lớn, trong đó, tỷ lệ người trả lời “có” và “không biết” gần như nhau. Có thể, người ta chỉ thực hiện nó, còn kết quả thì không cần biết chính xác, vì kết quả từ tôn giáo tín ngưỡng thường ở dạng vô hình, rất khó hoặc không thể kiểm chứng được đúng như nhận định của H.Rousseau: Cái mơ mơ hồ hồ lại tạo dựng cho niềm tin tôn giáo, làm cho tôn giáo tồn tại [51, tr.94].
Câu hỏi tiếp theo là thời điểm sử dụng hàng mã trong một năm. Kết quả cụ thể thu được như sau:
Bảng 3.3. Các ngày (dịp) sử dụng hàng mã trong một năm
Hàng mã Thời điểm (ngày) sử dụng hàng mã Có Không
Các ngày rằm, ngày mùng một hàng tháng 45 5
Cúng Mụ cho trẻ nhỏ 35 15
Liên quan đến mồ mả (Tạ mộ, Động mộ...) 36 14
Ngày ông Công, ông Táo 47 3
Tết Nguyên đán (lễ giao thừa,...) 44 6
Ngày rằm tháng riêng 45 5
Lễ dâng sao giải hạn 44 6
Tạ đất (đất nhà, vườn, chuyển nhà mới...) 26 24
Tết Thanh minh 6 44
Lễ vào mùa, ra mùa 9 41
49 (hoặc 50) ngày người mất 50 0
100 ngày cho người đã mất, giỗ đầu, giỗ hết 50 0
Giỗ thường hằng năm 47 3
Ngày hội làng 15 35
Ngày xá tội vong nhân (lễ vu lan) 50 0
Hầu đồng, mở phủ 5 45
Dâng, biếu về các Phủ, cửa Đền, cửa Điện 13 37
Rước vong lên chùa, lễ cầu siêu... 13 37
Khi công việc làm ăn, kinh tế, gia đình ở trên trần gặp khó khăn, bất trắc
15 35
Khi trong gia đình, dòng họ có việc quan trọng (đỗ đạt, thăng quan tiến chức, đi làm xa về...)
5 45
(Nguồn: Tư liệu thực địa tháng 5/2016 tại thôn Quang Trung, xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)
Kết quả thu được cho thấy, người dân tại đây sử dụng hàng mã nhiều nhất vào các ngày: ông Công, ông Táo/ ngày 23 tháng Chạp (47/50); Tết Nguyên đán (44/50); rằm tháng Giêng (45/50); lễ dâng sao giải hạn (44/50); giỗ đầu, giỗ hết (50/50); 49 (hoặc 50) ngày người mất (50/50); giỗ thường hằng năm (47/50); ngày xá tội vong nhân/ rằm tháng Bảy (50/50). Bên cạnh đó, các thời điểm khác hay sử dụng hàng mã còn gồm: ngày rằm, mùng một hằng tháng (45/50); nghi lễ liên quan đến mồ mả (36/50); tạ đất đai (26/24). Còn lại các thời điểm khác cũng sử dụng hàng mã nhưng rất ít như: tết Thanh minh (6/50);
lễ vào mùa, ra mùa (9/50); Khi trong gia đình, dòng họ có việc quan trọng (đỗ đạt, thăng quan tiến chức, đi làm xa về...) (5/50).
Như vậy, hiện nay, hàng mã được sử dụng nhiều hơn vào các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của người dân, tuy nhiên phổ biến và đậm đặc vào nghi lễ truyền thống. Chính vì vậy, có đến 98% người trả lời đốt/ hóa vàng mã nhiều hơn ngày trước, 2% đốt/ hóa bằng ngày trước, không có trường hợp nào ít hơn. Bên cạnh đó, kết quả nêu trên cũng phần nào chứng tỏ việc sử dụng hàng mã có tăng lên về tần suất sử dụng, nhưng không phải sử dụng một cách thiếu ý thức.
Đối tượng nhận hàng mã cũng rất đa dạng.
Bảng 3.4. Đối tượng hướng đến
Đối tượng hướng đến Số lượng
(người) Tỷ lệ (%) Tất cả tổ tiên, ông bà, người thân đã mất trong gia
đình, dòng họ
48 96
Một số thần thánh truyền thống trong gia đình (Thổ thần, thần linh chúa đất, ông Công, ông Táo...)
43 86
Phật, bồ tát... 2 4
Các vị thần thánh trong tam phủ, tứ phủ 10 20 Các linh hồn lang thang, không ai thờ cúng 44 88 Những người âm, linh hồn, thần thánh linh thiêng hay
phù hộ, giúp đỡ
13 26
Những người âm, linh hồn, thần thánh làm hại đến cuộc sống, làm ăn kinh tế gia đình nhà mình
3 6
(Nguồn: Tư liệu thực địa tháng 5/2016 tại thôn Quang Trung, xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)
Kết quả cho thấy, hàng mã được người dân ở đây sử dụng chủ yếu hướng đến tổ tiên, người thân đã mất chiếm tỷ lệ cao nhất, với 96%. Ngoài ra, các thần thánh truyền thống như Thổ thần, Chúa đất, ông Công, ông Táo, cũng chiếm tỷ lệ cao, với 86%; các linh hồn lang thang, không ai thờ cúng, chiếm 88%. Các đối tượng chiếm tỷ lệ thấp như các vị thần thánh trong tín ngưỡng Tam phủ, tín ngưỡng Tứ phủ, chiếm 20%; những linh hồn, thần thánh hay phù hộ, giúp đỡ, chiếm 26%. Tóm lại, đối tượng nhận hàng mã chủ yếu thuộc phạm vi “thân thuộc” và “gần gũi” với người gửi hoặc là đối tượng có tác động mạnh đến mức phải “gửi” trong các nghi lễ (các linh hồn lang thang, không ai thờ cúng). Còn các vị thần thánh có phạm vi rộng hơn như thành hoàng, thần làng ở đền, miếu, đình, người dân tổ chức theo từng xóm.
Các loại hình hàng mã được người dân sử dụng cũng đa dạng về kích thước và mẫu mã.
Bảng 3.5. Các loại hàng mã đƣợc sử dụng
Các đồ hàng mã sử dụng Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Tiền, vàng 50 100
Ngựa, hình nhân 45 90
Sớ 29 58
Quần áo, mũ, nón, đồ trang sức 50 100
Ti vi, tủ lạnh, nhà tầng, xe hơi... 17 34
Xoong, nồi, bát, đĩa... 16 32
Đồ dùng theo sở thích, công việc cho người âm khi họ còn sống ở trên trần
30 60
Động sơn trang, voi... 5 10
(Nguồn: Tư liệu thực địa tháng 5/2016 tại thôn Quang Trung, xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)
Có thể thấy rõ: tiền, vàng mã được người dân sử dụng nhiều nhất, chiếm tỉ lệ tuyệt đối với 100%, bởi đây là loại hàng mã phổ biến nhất, có trong hầu hết nghi lễ, từ những nghi lễ lớn hằng năm, đến những nghi lễ hằng tháng.
Tiếp đến, quần áo, mũ nón, đồ trang sức cũng chiếm tỷ lệ như tiền, vàng mã, chiếm 100%. Các loại hàng mã này được sử dụng nhiều vào các ngày giỗ, ông Công, ông Táo, đặc biệt là ngày xá tội vong nhân/ rằm tháng Bảy. Bên cạnh đó, ngựa, hình nhân cũng được sử dụng nhiều, chiếm 90%, thường được sử dụng trong các nghi lễ như tạ đất, tạ mộ, dâng sao giải hạn, hầu đồng. Ngoài ra, các hàng mã theo sở thích, công việc cho người âm khi họ còn sống, chiếm 60%, như xoong nồi, bát đĩa... chiếm 32%, ti vi, tủ lạnh, nhà lầu, xe hơi..., chiếm 34%. Các thứ này thường dùng trong lễ cúng ngày 49 hoặc 50 ngày của người thân vừa mất và ngày giỗ hết thì họ lại sắm lại một lần nữa: “các đồ đó đã cũ rồi nên sắm cho các đồ mới” (Nguyễn Thị Hiền, 52 tuổi, thôn Quyết Tiến, xã Hữu Văn, phỏng vấn ngày 2/5/2016). Những thứ này, cũng được nhiều người dân sắm vào ngày xá tội vong nhân. Các loại hàng mã như động sơn trang, voi, ngựa... chiếm 10%, được sử dụng trong các nghi lễ tạ đất, tạ mộ, cũng như trong lễ hầu đồng, hầu bóng, dâng biếu mã ở các cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian.
Kích thước, mẫu mã và chất lượng hàng mã người dân ở đây hóa cho người âm, thần thánh cũng đa dạng. Về kích thước: 72% loại nhỏ; 54% loại vừa; 14% loại to. Về mẫu mã: 6% mẫu truyền thống; 4% mẫu hiện đại; 90%
cả mẫu truyền thống lẫn mẫu hiện đại. Về chất lượng: 16% loại bình thường;
22% loại tốt; 62% cả loại bình thường lẫn loại tốt. Có thể thấy khá rõ, khi
“gửi” hay “dâng”, “biếu” cho người âm, thần thánh, người ta thường có xu hướng sắm những thứ hàng mã tốt nhất có thể.
Để làm rõ hơn việc sử dụng hàng mã tại địa bàn, chúng tôi lưu tâm đến nghề nghiệp và tần suất sử dụng hàng mã của người dân trong một năm.
Bảng 3.6. Nghề nghiệp và tần suất sử dụng hàng mã Nghề nghiệp
Số lần sử dụng hàng mã trong một
năm Tổng
(người)
1-5 6-10 Trên 10
Làm ruộng (chăn nuôi, trồng trọt...) 3 2 11 16
Buôn bán, dịch vụ 2 4 21 27
Thầy cúng, cô đồng, đệ tử 0 0 4 4
Nghề khác (cán bộ, công nhân...) 0 1 2 3
(Nguồn: Tư liệu thực địa tháng 5/2016 tại thôn Quang Trung, xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)
Số liệu định lượng trong bảng cho thấy, tần suất sử dụng hàng mã không phân biệt rõ ràng theo nghề nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu định tính qua quan sát thực tế tại địa bàn cho thấy khá rõ, người buôn bán và người kinh doanh có mức độ tần suất sử dụng hàng mã mạnh hơn cả. Hiện tượng “sáng rủ nhau đi chợ, chiều rủ nhau đi lễ” ở địa phương này diễn ra rất phổ biến.
Số tiền mua hàng mã trung bình một năm có sự lênh lệch giữa các nghề nghiệp khác nhau.
Bảng 3.7. Số tiền trung bình chi cho hàng mã và nghề nghiệp
Số tiền Nghề nghiệp
1-3 trăm nghìn
3-5 trăm nghìn
5 trăm nghìn 1 triệu
1-2 triệu
2-5 triệu
5-10 triệu
Trên 10 triệu
Tổng (người) Làm ruộng (chăn
nuôi, trồng trọt...) 11 4 1 0 0 0 0 16
Buôn bán, dịch vụ 7 8 9 1 1 1 0 27
Thầy cúng, cô đồng, đệ tử...
0 0 0 4 0 0 0 4
Nghề khác (cán bộ, công nhân...)
2 0 1 0 0 0 0 3
(Nguồn: Tư liệu thực địa tháng 5/2016 tại thôn Quang Trung, xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)
Kết quả bảng trên cho thấy, đối tượng trung gian, người buôn bán, người làm dịch vụ chi nhiều tiền cho sử dụng hàng mã. Trong khi đó, các đối tượng làm nông nghiệp và các nghề khác có phần ít hơn.
Một vấn đề khác là thu nhập bình quân hằng tháng của người sử dụng hàng mã. Kết quả thu được như sau: người sử dụng hàng mã có mức thu nhập trung bình một tháng từ 1 đến 3 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất, với 50%; từ 5 trăm đến 9 trăm nghìn chiếm 40%; từ 3 đến 5 trăm nghìn chiếm 6%; từ 3 đến 5 triệu chiếm 4%. Người dân ở đây cho rằng, số tiền để mua hàng mã đối với họ không nhiều so với chi phí những việc khác. Chẳng hạn, một người mới mở phủ cho biết: “Nếu khóa lễ hết 60-70 triệu, hàng mã chỉ hết 5-7 triệu hoặc nhiều lắm cũng khoảng một chục (10 triệu) hoặc hơn chục triệu, nhiều thứ khác nữa chứ, tiền cỗ, tiền các thầy, cung văn, tiền phát lộc... Nói chung, tiền hàng mã không tốn nhiều so với các thứ khác” (Bà K, thôn Quang Trung, xã Hữu Văn, phỏng vấn ngày 1/5/2016 ). Đối với người dân, họ cho rằng: “Một năm sắp hết mấy trăm bạc (cho hàng mã) không đáng gì” (Nguyễn Thị Nhung, 46 tuổi, thôn Quang Trung, xã Hữu Văn, phỏng vấn ngày 25/5/2016).
Nhiều người dân ở đây buôn bán và kinh doanh “không buôn bán ở ngoài Hà Nội thì cũng kinh doanh ở nhà, nhà nào cũng như vậy, có nhà cả gia đình đều buôn bán” (Nguyễn Thị Hiền, 52 tuổi, thôn Quyết Tiến, xã Hữu Văn, phỏng vấn ngày 2/5/2016). Cho nên, 82% người được hỏi trả lời việc mua và sử dụng hàng mã là không tốn tiền và lãng phí. Có thể, đây là một trong những yếu tố duy trì và thúc đẩy việc sử dụng hàng mã.
Một câu hỏi cũng nhận được nhiều sự quan tâm là nơi hóa hàng mã của người dân ?