PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu công ty kim long (Trang 45 - 50)

2.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận văn nhƣ sau:

.

Bảng 2.1: Quy trình nghiên cứu luận văn

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 2.2. Nội dung và quá trình triển khai các phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở quy trình nghiên cứu đề xuất , tác giả tiến hành thu thập và xử lý dữ liệu sau đó tác giả kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính xuyên suốt trong luận văn.

Bước 1

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Bước 2 Thu thập thông tin

Bước 3

Xử lí và phân tích dữ liệu

Bước 4

Phân tích và đánh giá của thực trạng

Bước 5

Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị

34 Một số phương pháp sử dụng như sau:

2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Tác giả tiếng hành thu thập, hệ thống hóa, xử lí số liệu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. Phương pháp thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu để mô tả bối cảnh thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại & Công nghệ Kim Long hiện nay, quá trình hình thành và phát triển của công ty, cơ sở vật chất và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2012 - 2016.

2.2.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu gốc. Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu để có đƣợc những chỉ tiêu cụ thể về khối lƣợng, giá trị cũng như tốc độ tăng trưởng của vấn đề nghiên cứu, trong kỳ phân tích. Đồng thời so sánh các kết quả điều tra, phỏng vấn, các chỉ tiêu đánh giá nhằm tổng hợp kết quả nghiên cứu một cách tổng quát.

2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

 Thu thập dữ liệu sơ cấp 1. Quan sát thực tế

- Tác giả hiện là nhân viên của Công ty TNHH Thương mại & Công nghệ Kim Long do vậy có điều kiện quan sát, tìm hiểu thực tế về hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, từ đó có những đánh giá, nhận xét và đưa ra ý tưởng.

2. Phát phiếu điều tra trắc nghiệm

- Hình thức phiếu điều tra: Phiếu điều tra gồm 20 câu hỏi theo hình thức câu hỏi trắc nghiệm.

- Nội dung của phiếu điều tra: Phiếu câu hỏi đƣợc chia thành nhiều nhóm câu hỏi khác nhau, liên quan đến tình hình kinh doanh nói chung của Công ty, thực trạng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu và định hướng cho việc hoạch định giải pháp thực hiện tại Công ty trong thời gian sắp tới.

35

- Các đối tƣợng đƣợc điều tra, phỏng vấn: Các cán bộ nắm giữ các vị trí chủ chốt nắm bắt đƣợc tình tình thực tế của Công ty.

- Khảo sát và điều tra ý kiến của khách hàng về đánh giá thương hiệu công ty thông qua xây dựng một số bảng khảo sát (có thể thông qua hình thức làm survey online trên hệ thống website của công ty, gửi email trực tiếp tới khách hàng của công ty hoặc gửi thƣ kèm bảng hỏi đến địa chỉ các khách hàng hiện tại của công ty).

- Số lƣợng phiếu khảo sát đƣợc phát ra là 383 phiếu.

3. Phỏng vấn chuyên sâu

Phỏng vấn sâu là phương pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội thông qua việc tác động tâm lý - xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu.

Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với bảng câu hỏi chuẩn bị trước. Trong quá trình phỏng vấn, tùy thuộc vào đối tượng được phỏng vấn, trình độ chuyên môn và chức năng quản lý của họ, người phỏng vấn đặt các câu hỏi linh hoạt nhằm mục tiêu chỉ ra những khía cạnh mới trong phạm vi câu hỏi đã chuẩn bị. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực diện, ngoài ra đối với một số người ở khoảng cách xa về mặt địa lý, tác giả sử dụng phỏng vấn qua điện thoại hoặc qua mạng internet. Các câu trả lời được người phỏng vấn lĩnh hội và ghi lại thành biên bản. Cụ thể phỏng vấn chuyên sâu đƣợc tiến hành bao gồm:

Đối tượng phỏng vấn: Đối tƣợng đƣợc chọn là một số lãnh đạo thuộc bộ máy quản trị kinh doanh của công ty, lãnh đạo cấp trưởng phòng, nhân viên chủ chốt phụ trách hoạt động kinh doanh, marketing, truyền thông quảng bá của công ty.

Thời lượng phỏng vấn: Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài trong khoảng từ 30 - 40 phút. Tùy vào đối tƣợng phỏng vấn, không khí buổi phỏng vấn mà phỏng vấn viên quyết định thời lƣợng một cách linh hoạt, phù hợp.

Thời điểm phỏng vấn: Phỏng vấn viên điện thoại liên hệ trước đối với các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. Sau đó thống nhất thời điểm cho phù hợp với đối tƣợng phỏng vấn nhằm đạt kết quả phỏng vấn một cách khả quan và chính xác nhất.

Địa điểm phỏng vấn: Tùy thuộc vào đối tƣợng đƣợc lựa chọn phỏng vấn sẽ có

36

những địa điểm phỏng vấn phù hợp và thuận tiện, tạo sự thoải mái nhất cho các cuộc phỏng vấn.

Thiết kế nội dung phỏng vấn: Các câu hỏi đƣợc đƣa ra đều bám sát vào lý thuyết của Chương 1 và sẽ được bổ sung nếu cần thiết trong quá trình phỏng vấn các đối tƣợng.

 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Để thực hiện phương pháp nghiên cứu này, tác giả tiến hành tìm kiếm và tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đã đƣợc công bố sau đó chọn lọc lấy các nghiên cứu có nội dung phù hợp và gần với nội dung mà tác giả nghiên cứu. Từ những nghiên cứu đã đƣợc chọn lọc này, tác giả sẽ nghiên cứu và phân tích cách tiếp cận và giải quyết vấn đề, tìm ra khoảng trống về mặt lý luận và thực tiễn để tiến hành nghiên cứu sâu qua đó góp phần làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Việc nghiên cứu tài liệu thứ cấp sẽ giúp tác giả kế thừa đƣợc cách tiếp cận giải quyết vấn đề của các tác giả trước đó đồng thời giúp tác giả xây dựng được mô hình nghiên cứu sơ bộ phù hợp với đề tài nghiên cứu của tác giả.

Nguồn dữ liệu, các số liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo của kế toán, các số liệu của website http://www.ledkimlong.com , các bài viết, các bài nghiên cứu trên mạng internet, tạp chí, v.v... Các tạp chí chuyên ngành, các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng và phát triển thương hiệu; Tìm hiểu thông tin về các đối thủ cạnh tranh để hiểu về mặt đã đạt được, mặt hạn chế cũng như định hướng của họ từ đó có thể đƣa ra đƣợc các đề xuất khuyến nghị phù hợp hơn.

2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu 2.4.1.Phương pháp định lượng

Sử dụng phương pháp phân tích theo tỷ lệ là phân tích chính về số liệu và các thông tin thu thập đƣợc trong quá trình điều tra và lấy số liệu.

2.4.2.Phương pháp định tính

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp các dữ liệu thu thập được thông qua các câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu.

37 2.5. Phân tích kết quả và đề xuất kiến nghị

Dựa vào các phương pháp nghiên cứu đề xuất nêu trên, tác giả tiến hành phân tích, xử lý các kết quả thu đƣợc và từ đó đề xuất các kiến nghị.

38 CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu công ty kim long (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)