CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỚI DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
3.2. Thực trạng dịch vụ môi trường tại huyện Sóc Sơn
Sóc Sơn nằm ở phía bắc thủ đô Hà Nội có diện tích tự nhiên 314 km² với dân số 278687 người, bao gồm 25 xã, 1 thị trấn với nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Điển hình nhƣ khu công nghiệp Nội Bài với diện tích 100ha với 39 công ty, cụm công nghiệp Mai Đình với qui mô 50ha. Trước đây Sóc Sơn là huyện phát triển chậm nhất Hà Nội. Tuy nhiên những năm trở lại đây Sóc Sơn phát triển một cách nhanh chóng, đƣợc thể hiện bằng số lƣợng các doanh nghiệp trên địa bàn tăng đáng kể: năm 2014 có 241 doanh nghiệp thì đến nay đã tăng lên hơn 427 doanh nghiệp, gồm 89 doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, không những thế với hơn 30 trường học, 250 các nhà hàng hoạt động trên địa bàn huyện Sóc Sơn (Phòng thống kê dân số huyện Sóc Sơn, 2014).
Nhu cầu sử dụng dịch vụ môi trường tại huyện Sóc Sơn là rất lớn, các dịch vụ hiện công ty đang cung cấp cho các đối tƣợng trên phải kể đến: Dịch vụ thu gom, vận chuyển xử lý chất thải, các dịch vụ tư vấn môi trường, dịch vụ cải tạo cảnh quan môi trường, khuôn viên trường học, công viên...
Trên địa bàn huyện tuy nhỏ nhƣng đã có 6 công ty hoạt động về dịch vụ môi trường, theo đánh giá của lãnh đạo huyện thì trên địa bàn huyện Sóc Sơn chỉ cần 3 công ty là có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ môi trường của các công ty, cơ quan, đơn vị trường học trên địa bàn. Tuy nhiên 6 công ty nên vấn đề cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Các công ty đƣa ra các
Các công ty sử dụng dịch vụ môi trường theo các hình thực sau:
- Đối với dịch vụ: Thu gom, vận chuyển và sử lý chất thải thì công ty giao nhiệm vụ cho Phòng kinh doanh đi ký kết các hợp đồng với tất cả các đối tác trên địa bàn huyện, lượng rác thải sẽ được công ty môi trường thu gom, vận chuyển lên xe cuốn ép rác và vận chuyển đi xử lý theo quy định của Thành Phố Hà Nội. Đối với rác thải của các xã thì công ty vận chuyển theo
38
đạt hàng của huyện giao cho. Dịch vụ này có đặc điểm là duy trì lâu dài, rác thải phát sinh hàng ngày nên đây cũng là dịch vụ đƣợc trú trọng hơn và nhiều sự cạnh tranh hơn.
Hình 3.2: Sơ đồ thực hiện duy trì dịch vụ vệ sinh tuyến 1
Nguồn: Phòng kỹ thuật – CN xí nghiệp MTĐT huyện Sóc Sơn
39
Hình 3.3: Sơ đồ duy trì dịch vụ vệ sinh tuyến 2
Nguồn: Phòng kỹ thuật – CN xí nghiệp MTĐT huyện Sóc Sơn
40
- Đối với các dịch vụ khách như: Tư vấn môi trường, tư vấn tạo cảnh quan cho đơn vị thì khách hàng sẽ yêu cầu công ty khảo sát mặt bằng, cung cấp thông tin giúp công ty môi trường có thể nắm bắt và tư vấn cho khách hàng theo quy định của luật Môi Trường và các quy định khách của nhà nước. Tuy nhiên dịch vụ này thì không nhiều vì mỗi công ty chỉ có thể cần đến dịch vụ 1 – 2 lần và sau khi đã thực hiện thì sử dụng lâu dài.
Trước đây dịch vụ môi trường được xem là những dịch vụ công, do các chính phủ cung cấp. Nhƣng hiện nay, do gánh nặng đối với ngân sách ngày càng lớn, cộng với một thực tế là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, các chính phủ đã tìm cách xã hội hoá lĩnh vực dịch vụ môi trường và tạo ra các cơ chế khuyến khích tƣ nhân đầu tƣ vào lĩnh vực này. Trong những năm gần đây một số các công ty tƣ nhân ra đời nhƣng chƣa nhiều, nhu cầu sử dụng dịch vụ môi trường còn rất lớn, vẫn không thể bỏ qua các đơn vị nhà nước tồn tại từ trước vì họ có cơ sở vật chất sẵn có, tuy nhiên vấn đề chất lượng phục vụ còn chưa đáp ứng được, nguyên nhân là trước kia họ được nhà nước bảo trợ nếu có thất thu thì cũng được hỗ trợ, nên dẫn đến tình trạng họ không có sự cố gắng trong công việc, tự mãn với bản thân điều này cần đƣợc sự quan tâm của các công ty nhà nước khi ra cổ phần hóa. Tên địa bàn huyện Sóc Sơn có 6 công ty hoạt động về môi trường thì có 2 công ty do nhà nước quản lý có quy mô và số lƣợng công nhân lớn, còn lại 4 công ty do tƣ nhân nắm giữ. Các công ty tƣ nhân thì họ sẽ biết cách làm hài lòng khách hàng hơn là các công ty nhà nước, nhưng các công ty nhà nước lại có tầm ảnh hưởng lớn hơn vì họ hoạt động ngay từ đầu. Vấn đề cần thay đổi và là thực trạng đối với các công ty nhà nước là thay đổi các tư duy, cách thức hoạt động để theo kịp cơ chế thị trường.