MÔN 7: ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VN VỀ
3. Quan điểm chỉ đạo và nội dung cơ bản của sự kết hợp
Một là, phát triển KT-XH gắn với tăng cường QP, AN phải toàn diện, lâu dài ngay từ trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH gắn với tăng cường QP, AN trên phạm vi cả nước, từng vùng từng ngành và ở từng địa phương.
Hai là, phát triển KT-XH gắn với tăng cường QP, AN phải tập trung có trọng điểm, quan tâm đầu tư vào những vùng địa bàn chiến lược trọng yếu (vùng núi phía Bắc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ), những ngành, những lĩnh vực hoạt động KT-XH quan trọng của đất nước.
Ba là, phát triển KT-XH gắn với tăng cường QP, AN thời bình phải có phương án, kế hoạch sẵn sàng điều chỉnh thích ứng với thời chiến và ứng phó thắng lợi với mọi tình huống bất trắc xảy ra, hạn chế tổn thất, thiệt hại do thiên tai, địch họa gây ra.
Bốn là, phát triển KT-XH gắn với tăng cường QP, AN là sự nghiệp của toàn dân, của mọi ngành, mọi cấp, mọi thành phần KT do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, với 1 hệ thống cơ quan tham mưu có năng lực, trách nhiệm tốt và với 1 hệ thống pháp luật, chính sách đồng bộ, phù hợp trong thời kỳ mới.
Năm là, chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ quốc gia: giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất XHCN; giữa tăng trưởng KT và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng XH; giữa xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ… Không phiến diện, cực đoan, duy ý chí.
3.2. Nội dung, phương thức kết hợp
* Nội dung kết hợp
- Kết hợp trong quy hoạch phát triển KT-XH với xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn cơ sở, cụ thể như sau:
Gắn kết quy hoạch phát triển các khu vực, địa bàn kinh tế trọng điểm của địa phương, với kế hoạch xây dựng hệ thống các căn cứ và khu vực phòng thủ của huyện, làng xã chiến đấu ở cơ sở.
Gắn quá trình phát triển KT-XH với xây dựng lực lượng, thế trận QP, AN trên các khu vực phòng thủ trọng yếu của cơ sở như: thị trấn, biên giới, biển đảo.
Làm cho quy hoạch phát triển KT-XH phù hợp với kế hoạch củng cố thế trận QP, AN của địa phương. Ngược lại, tăng cường QP, AN không gây cản trở sự thu hút đầu tư, điều chỉnh, phân bố lao động, phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH trên địa bàn cơ sở.
- Kết hợp quá trình phân công lại lao động, phân bố lại dân cư với tổ chức xây dựng và sắp xếp bố trí lại lực lượng QP, AN trên từng địa bàn, phù hợp kế hoạch phát triển KT-XH, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ở cơ sở, sao cho có lực lượng để bảo vệ địa phương cả trong nội địa, biên giới, trên biển đảo ở cơ sở.
Trên cơ sở quy hoạch cơ cấu KT của cơ sở, cần gắn với phương hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực KT trọng yếu của địa phương, với nhu càu về phát triển lực lượng và thế trận QP, AN trên từng địa bàn; qua đó điều chỉnh, phân bố lại lao động, dân cư trên các khu vực của địa phương, cần đặc biệt chú ý có kế hoạch, chính sách đầu tư, chính sách XH để hỗ trợ, nhằm thu hút lao động đến các vùng khó khă, chậm phát triển về KT-XH, nhưng có giá trị đặc biệt về QP, AN như: rừng, núi, biên giới, biển đảo, vùng đồng bào dân tộc… Bên cạnh đó, thông qua các cơ quan chức năng, chính quyền, có sự phối hợp với quân khu, Bộ Quốc phòng để có quy hoạch, dự án xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng ở những địa bàn trọng yếu của địa phương, liên quan đến hướng, khu vực phòng thủ trọng yếu của cấp trên.
- Kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH với xây dựng các công trình quốc phòng, phòng thủ dân sự… phục vụ cho cả KT-XH và QP, AN ở cơ sở.
Khi quy hoạch phát triển hạ tầng phát triển KT-XH cần nắm bắt gắn kết với nhu cầu xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cho QP, AN. Trong đó cần chú ý vào các địa bàn như thị xã, thị trấn, biên giới, ven biển đảo, khu căn cứ thời chiến, khu hậu phương của huyện,… Có chính sách ưu tiên, hỗ trợ để thu hút đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước vào xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu vực trên. Ngoài ra, cần có sự đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ODA cho 1 số huyện biên giới, biển đảo để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.
Trong những năm sắp tới, việc kết hợp phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH với cơ sở hạ tầng QP, AN ở các địa phương có biển, đảo cần được đặt trong quy hoạch của chiến lược biển VN.
- Kết hợp xây dựng cơ sở chính trị, KT-XH vững mạnh toàn diện rộng khắp nhằm giữ vững ổn định chính trị, gắn liền với xây dựng hệ thống các căn cứ thời chiến ở địa phương để sẵn sàng đối phó với chiến tranh xâm lược ở cơ sở.
Kết hợp KT với QP, AN trong xây dựng địa phương là để làm cho từng xã phường thực sự giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng, an ninh; góp phần làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá bằng “diễn biến hòa bình”, bạo lọa lật đổ, ly khai của các thế lực thù địch. Trong đó, ở cơ sở cần đặc biệt quan tâm những vùng căn cứ kháng chiến cũ, những khu vực đã được hoạch định là vùng căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tương lai, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo.
* Phương thức kết hợp
- Phát triển KT-XH gắn với QP-AN theo vùng lãnh thổ
+ Các địa bàn chiến lược: các địa bàn chiến lược ở nước ta bao gồm vùng miền núi phía Bắc Bộ, khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Trước mắt cũng như
về lâu dài, việc phát triển KT-XH gắn với QP, AN là rất cần thiết, cần có chiến lược quy hoạch, kế hoạch và lộ trình xây dựng các vùng chiến lược trọng điểm, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, xây dựng Tây Nguyên giàu về kinh tế, vững mạnh về QP, AN, tiến tới trỏ thành vùng kinh tế động lực. Đối với Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ cần thực hiện tốt chính sách dân tộc, thực sự cải thiện đời sống vật chất và văn hóa phù hợp với đặc thù của cộng đồng người dân tộc bản địa. Có chủ trương, kế hoạch và chính sách khắc phục tình trạng người dân di cư tự do, đồng thời tổ chức tốt và có hiệu quả việc di dân có tổ chức, phù hợp với xây dựng lực lượng và thế trận khu vực phòng thủ địa phương trên các địa bàn chiến lược.
+ Vùng biển đảo: Là vùng có ý ngĩa lớn đối với sự phát triển KT, QP, AN và môi trường sống. Những năm qua, KT biển đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng KT góp phần tạo ra thế và lực mới; từng bước khắc phục được những hạn chế, yếu kém trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn có những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến QP, AN chậm được khắc phục, có nơi còn diễn biến phức tạp; hiệu quả phát triển KT-XH gắn với QP, AN trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế chưa đồng bộ và chặt chẽ; tình hình tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trân biển Đông tác động không nhỏ đến phát triển KT-XH và QP, AN ở nước ta.
- Phát triển KT-XH gắn với QP, AN trong các ngành, các lĩnh vực KT-XH:
+ Ngành công nghiệp: Đảng ta xác định: “Ưu tiên phát triển và hoàn thành những công trình then chốt về cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc, thiết bị thay thế nhập khẩu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng; công nghiệp công nghệ cao sản xuất linh kiện điện tử, máy tính, công nghiệp dầu khí, điện, than, khai khoáng, hóa chất, luyện thép, xi măng, phân đạm… công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp QP, AN với trình độ công nghệ ngày càng cao…” là cơ sở đẩy mạnh sự phát triển của công nghiệp quốc phòng.
Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020 chỉ rõ: “Mở rộng phương thức huy động nguồn lực, xây dựng công nghiệp quốc phòng và nâng cao khả năng bảo đảm của công nghiệp quốc phòng”. Từ định hướng trên nội dung phát triển KT-XH gắn với QP, AN trong ngành công nghiệp trên các vấn đề sau: Gắn phát triển KT-Xh với QP, AN trong điều chỉnh cơ cấu KT, phân công bố trí lại lao động trong công nghiệp với bố trí thế trận QP, AN phù hợp trên các vùng lãnh thổ, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng cao kinh tế kém phát triển, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, tăng cường QPAN của đất nước. Tập trung nghiên cứu, sáng chế, chế tạo, sản xuất các mặt hàng có lính “lưỡng dụng” cao trong công nghiệp; phát triển 1 nền công nghiệp quốc gia theo hướng mỗi xí nghiệp, mỗi ngành công nghiệp vừa sản xuất hàng dân dụng, vừa có thể sản xuất hàng quân dụng khi cần thiết. Các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng chủ yếu sản xuất hàng quân sự phải coi đó là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, trong thời bình cũng cần thiết phải tham gia sản xuất hàng tiêu dùng chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia sản xuất hàng xuất khẩu, tận dụng tối đa năng lực, công xuất của các xí nghiệp quốc phòng tham gia phát triển kinh tế đất nước “lấy dân dụng nuôi quân dụng”.
+ Ngành nông, lâm, ngư nghiệp: là các ngành kinh tế quan trọng, cung cấp phần lớn lực lượng, của cải cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì vậy cần tập trung vào những vấn đề sau: Gắn khai thác mọi tiềm năng của đất nước với phát
triển đa dạng các ngành nghề. Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với việc giải quyết tốt các chính sách xã hội, bảo đảm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, góp phần tạo thế trận phòng thủ, thế trận lòng dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chú trọng đầu tư phát triển các hợp tác xã, các đội tàu đánh bắt xa bờ, động viên đưa dân ra đảo lập nghiệp, tạo thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc bảo vệ vùng biển đảo.
+ Ngành giao thông vận tải: Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong những năm tới là tiếp tục cải tạo, nâng cấp và mở mới hệ thống giao thông bao gồm cả đường bộ, đường sông, đường không và đường thủy. Xây dựng các tuyến đường giao thông chiến lược quan trọng cần chú ý từ khâu thiết kế xây dựng mặt bằng, mặt đưuòng, xây dựng các cầu, cống, bến phà, bến vượt qua sông nhất thiết phải tính đến phương án đáp ứng cả thời bình và thời chiến.
+ Ngành bưu chính viễn thông: Gắn kết chặt chẽ giữa ngành bưu điện quốc gia với ngành thông tin của quân đội và công an, đảm bảo sự thống nhất, nhanh chóng, chính xác, an toàn thông tin liên lạc cho Đảng, Nhà nước lãnh đạo,, chỉ huy điều hành đất nước trong mọi tình huống. Xây dựng các pương án phòng chống đủ khả năng chống nhiễu cao, phòng chống chiến tranh thông tin, điện tử của địch, đảm bảo thông tin thông suốt, bí mật trong mọi tình huống.
+ Ngành xây dựng cơ bản: Gắn kết chặt chẽ ngay từ khâu thiết kế, quy hoạch các dựu án đầu tư đến quá tình thi công xây dựng. Các công trình xây dựng phải được thẩm định, kiểm tra chặt chẽ, phải mang tính lưỡng dụng, không làm ảnh hưởng tới KT-XH và QP, AN, đồng thời có thể chuyển hóa khi cần thiết phục vụ tốt cho QP, AN, cho tác chiến, phòng thủ. Xây dựng, quy hoạch các thành phố, các khu công nghiệp phải gắn với xây dựng khu vực phòng thủ địa phương và phải tính toán đến khả năng bảo vệ, di dời khi đất nước có chiến tranh, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại khi địch tiến công bằng hỏa lực và vũ khí công nghệ cao. Các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cần phối hợp trong nghiên cứu, sáng chế, chế tạo, sản xuất những vật liệu phục vụ cho QP, AN trong xây dựng các công trình phòng thủ, xây dựng các công sựu trận địa của lực lượng vũ trang, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố.
+ Kinh tế, đối ngoại: Là nhân tố quan trọng để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế để tranh thủ vốn khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lý,… cho phát triển đất nước, tạo thế và lực góp phần ngăn ngừa, kiềm chế âm mưu bành chướng, đe dọa chủ quyền an ninh của các thế lực thù địch với nước ta.
+ Lĩnh vực khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo: Đảng và Nhà nước ta xác định là nền tảng, là động lực, là quốc sách hàng đầu của sự phát triển đất nước, vì vậy cần chú ý 1 số vấn đề sau: Phối hợp chặt chẽ, toàn diện hoạt động giữa các ngành khoa học then chốt của cả nước với các ngành khoa học của QP, AN trong việc hoạch định chiến lược nghiên cứu phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu các đề tài, các dự án công nghệ có ý nghĩa vừa phục vụ cho nhu cầu CNH, HĐH, vừa có thể đáp ứng nhu cầu cho QP, AN bảo vệ Tổ quốc. Có chính sách phù hợp thu hút các nhà khoa học, coi trọng bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài của đất nước đáp ứng cho phát triển KT-XH và QP, AN cả trước mắt cũng như về lâu dài. Phối hợp chặt chẽ, toàn diện trong quy hoạch,
kế hoạch, trong tổ chức nghiên cứu và triển khai khoa học, công nghệ trong chuyển giao công nghệ phục vụ cho nhu cầu QP, AN.
+ Trong lĩnh vực y tế: Phối kết hợp chặt chẽ giữa ngành y tế dân sự với y tế quân sự trong nghiên cứu, ứng dụng, trong đào tạo nguồn nhân lực, trong khám chữa bệnh cho nhân dân, bộ đội và cho người nước ngoài. Xây dựng mô hình quân dân y kết hợp trên các địa bàn, đặc biệt là ở miền núi, biên giới, hải đảo. Xây dựng kế hoạch động viên y té dân sự cho quân sự khi có chiến tranh sảy ra. Phát huy vai trò của y tế quân sự trong phòng chống, khám chữa bệnh cho nhân dân thời bình và thời chiến.
- Phát triển KT-XH gắn với QP, AN trong xây dựng cơ cấu ngành kinh tế.
Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý giữa các vùng miền trong cả nước, sẵn sàng động viên nền kinh tế, động viên công nghiệp khi chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến, nhất là đối với 1 số ngành quan trọng như cơ khí chế tạo, hóa chất, luyện kim, thiết bị vận tải,…
Bảo đảm an ninh trong công nghiệp, an ninh nông nghiệp (an ninh lương thực), chú trọng dự trữ quốc gia.
Gắn việc nâng cao năng lực, hiệu quả đánh bắt thủy sản xa bờ, hoạt động khai thác dầu khí, vận tải biển và phát triển hải đảo với bảo vệ chủ quyền trên biển của đất nước.
Gắn kết chặt chẽ giữa khoanh nuôi, trồng rừng và bảo vệ môi trường xây dựng thế trận QP, AN ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là vùng rừng núi biên giới phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
Phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ (kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả…) y tế với việc thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo… bảo đảm vừa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, vững chắc của nền kinh tế, vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QP, AN trong thời kỳ mới.
Đảng ta xác định: “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp QP, AN; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại, trước hết là cho lực lượng hải quân, phòng không, không quân, lực lượng an ninh, tình báo, cảnh sát cơ động. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nghệ thuật quân sự, an ninh, đánh thắng chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao của các lực lượng thù địch”. Vì vậy, trong hệ thống các xí nghiệp quốc phòng cần nghiên cứu xây dựng 1 số cơ sở công nghiệp quốc phòng mũi nhọn, chú trọng đổi mới công nghệ và phát triển các công nghệ lưỡng dụng ở những cơ sở sản xuất vừa phục vụ cho phát triển KT-XH vừa phục vụ cho hiện đại hóa quốc phòng, an ninh, tập trung vào ngành cơ khí luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử, hóa dầu… Huy động các cơ sở công nghiệp quốc phòng và tổ chức cho lực lượng vũ trang tham gia phát triển KT-XH.
Câu 2: Liên hệ việc vận dụng lý luận vào thực tiễn ở cơ quan, đơn vị mình về kết hợp phát triển KT-XH gắn với tăng cường QP-AN?
Tôi hiện đang sinh sống ở xã X, huyện Y. Xã có diện tích vào khoảng ………
ha, dân số ……… người, toàn xã có …….. thôn, …… chi bộ ,……đảng viên. xã nằm ở ………… huyện Yên Phong có đường giao thông thuận lợi thông thương với tỉnh Lạng Sơn và Hà Nội, gần sân bay nội bài, hệ thống phòng thủ sông Như Nguyệt.
Hiện nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, ……….
tiếp tục là địa bàn trọng yếu về quốc phòng-an ninh trong thế trận phòng thủ của Thủ đô Hà Nội và thành phố Bắc Ninh. Vì vậy, kết hợp phát triển KT-XH với củng cố QP- AN là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương.