MÔN 8: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT DÂN SỰ VẤN ĐỀ 1: QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRONG LUẬT DÂN SỰ
4. Các hình thức sở hữu
Ở nước ta, Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
Khách thể của sở hữu toàn dân là toàn bộ những tư liệu sản xuất chủ yếu như: đất đai, rừng, núi, song, hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển thềm lục địa và vùng trời cùng các tài khoản khác mà pháp luât quy định. Quyền sở hữu toàn dân do pháp luật quy định là cơ sở pháp lý để Nhà nước thực hiện các quyền năng của chủ ở hữu. Quyền sở hữu toàn dân bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu nhà nước. Có thể chia các quy phạm trên thành 3 nhóm sau:
+ Xác nhận việc chiếm hữu của Nhà nước đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu, quan trọng nhất.
+ Quy định về nội dung và trình tự thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của Nhà nước.
+ Xác định phạm vi quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp do Nhà nước thành lập trong việc quản lý nghiệp vụ những tài sản do Nhà nước giao để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh, quản lý hoặc hoạt động công ích.
Trong những trường hợp nhất định, tài sản thuộc sở hữu toàn dân có thể được bán để chuyển quyền sở hữu. Vốn thu về được dùng để phát triển khối tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân.
- Sở hữu của tổ chức chính trị - xã hội:
Sở hữu thuộc tổ chức chính trị - xã hội là sở hữu tài sản thuộc các tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ hoạt động. Tài sản của các tổ chức chính trị - xã hội do các thành viên đóng góp hoặc được tặng cho hoặc từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
- Sở hữu tập thể:
Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng có lợi.
- Sở hữu tư nhân:
Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân về tài sản hợp pháp của mình. Tài sản thuộc sở hữu tư nhân bao gồm: thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, các tư liệu sinh hoạt và tư liệu sản xuất, vồn, hoa lợi và các tài sản hợp pháp khác. Với việc mở rộng quyền sở hữu tưu nhân đối với vốn và tư liệu sản xuất khác làm cho mọi công dân yên tâm duy trì và phát triển khối tài sản của mình, đặc biệt là đầu tư vào kinh doanh làm giàu hợp pháp.
- Sở hữu của tổ chức xã hội - nghề nghiệp:
Sở hữu của tổ chức xã hội – nghề nghệp là sở hữu của các tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung của các thành viên được quy định trong điều lệ.
Tài sản thuộc sở hữu của họ được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, được tặng, cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật.
- Sở hữu hỗn hợp:
Sở hữu hồn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.
Tài sản thuộc sở hữu hỗn hợp là nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất - kinh doanh hợp pháp và từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật.
- Sở hữu chung:
Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Tài sản thuộc sở hữu chung là tài sản chung. Sở hữu chung có các hình thức cụ thể sau:
+ Sở hữu chung theo phần.
+ Sở hữu chung hợp nhất.
+ Sở hữu chung cộng đồng.
Câu 2: Liên hệ việc thực hiện quy định quyền sở hữu đối với cơ quan, đơn vị đồng chí đang công tác?
Tôi hiện đang công tác ở………….. trường có 59 cán bộ, công nhân viên, trong đó đại học là 35, Cao đẳng là 20, trung cấp 4, Cơ quan có 1 chi bộ với 15 đảng viên và 1 cấp ủy với 1 bí thư, 1 phó bí thư 1 ủy viên. Tài sản, thiết bị của Nhà nước tại Trường bao gồm:
a. Đất và công trình xây dựng
b. Máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động dạy - học c. Thiết bị mạng, thông tin liên lạc
d. Bàn ghế, dụng cụ, thiết bị văn phòng
e. Tài sản vô hình: Phần mềm máy vi tính, các phần mềm chuyên dụng f. Các loại tài sản khác
Tài sản Nhà trường được hình thành do:
a. Tài sản Nhà nước giao cho trường quản lý, mua sắm bằng tiền từ ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
b. Tài sản mua sắm từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi.
c. Các tài sản khác được xác lập sở hữu Nhà nước.
Các tài sản, tài chính của nhà trường thuộc sở hữu của nhà nước do Hiệu trưởng quản lý. Trong những năm qua việc thực hiện quy định về quyền sở hữu tại cơ quan luôn được thực hiện nghiêm túc, cụ thể:
Công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại trường đã dần đi vào nề nếp, Ngay từ đầu Đ/C Hiệu trưởng đã lập và ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản trong nha trường, trong đó phân định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong từng khâu, từng việc từ đầu tư xây dựng, mua sắm, bảo quản, bảo vệ, sửa chữa, bảo dưỡng đến xử lý tài sản
Hiệu trưởng nhà trường nắm rõ tình hình tài sản thuộc phạm vi mình quản lý, giao nhiệm vụ rõ ràng cho các bộ phận, tổ khối và giao cá nhân phụ trách. Thường xuyên nhắc nhở cán bộ, viên chức nâng cao ý thức tôn trọng và bảo vệ của công, nội quy sử dụng, bảo quản tài sản, nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng tài sản của đơn vị.
Cán bộ, viên chức nhà trường đều có ý thức bảo vệ tài sản chung của trường.
Khi phát hiện nguyên nhân có thể làm hư hỏng tài sản đã chủ động báo với Lãnh đạo đơn vị hoặc các bộ phận có liên quan để có biện pháp xử lý ngay, hạn chế thấp nhất sự thiệt hại của tài sản.
Những cá nhân, bộ phận được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng và bảo quản tài sản của đơn vị luôn nâng cao ý thức trách nhiệm, nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, nội quy đã được quy định; giữ gìn không để tài sản bị mất mát; sử dụng hiệu quả và kịp thời phát hiện những nguyên nhân có thể gây hư hỏng tài sản. Tài sản nhà trường được bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa theo định kỳ và tiêu chuẩn kỹ thuật do đơn vị sản xuất quy định lúc bàn giao tài sản.
Tài sản của đơn vị được quản lý, sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, chế độ;
bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả để phục vụ công tác và các hoạt động của đơn vị. Trong đó, Lãnh đạo trường là người quản lý chung tài sản, thiết bị toàn trường và là người trực tiếp quản lý, sử dụng những tài sản, thiết bị chung lắp đặt tại lớp học, hội trường, hành lang, không thuộc quyền quản lý của bộ phận, cá nhân khác trong trường. Bộ phận, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản được chủ động lên kế hoạch sử dụng thiết bị sao cho hiệu quả, tiết kiệm.
Trong trường không có hiện tượng sử dụng tài sản của Trường vào mục đích cá nhân. Khi cho thuê tài sản để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được phép của Hiệu trưởng. Tài sản sử dụng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cho thuê đều phải trích khấu hao tài sản theo quy định của Nhà nước.
Khi mang tài sản thiết bị của Trường ra khỏi cổng trường đều phải làm thủ tục theo quy định riêng.
Hằng năm nhà trương thực hiện kiểm kê, rà soát tài sản và lên kế hoạch mua sắm bổ sung từ nguồn kinh phí thường xuyên và nguồn thu hợp pháp khác. Quy trình mua sắm tài sản được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đấu thầu, thực hiện cơ chế công khai minh bạch trong mua sắm, hạn chế tối đa việc nâng giá để hưởng chêch lệch, tiết kiệm và chống lãng phí trong mua sắm tài sản công.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý, sử dụng tài sản tại đơn vị còn một số tồn tại, bất cập, cụ thể:
Một là, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới về đổi mới hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, khai thác nguồn lực, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Để được sử dụng tài sản vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết, đơn vị sự nghiệp phải thực hiện nhiều thủ tục như:Thủ tục công nhận đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính, thủ tục kiểm kê, xác định giá trị tài sản và trình cấp có thẩm quyền quyết định giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp, lập phương án sử dụng tài sản vào các hoạt động có tính chất kinh doanh... trong đó, có những thủ tục không cần thiết.
Đối tượng được phép sử dụng tài sản vào mục đích có tính chất kinh doanh dịch vụ còn hẹp, chủ yếu tập trung vào nhóm đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên. Điều này làm cho các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ ở mức thấp hoặc không có cơ hội khai thác nguồn lực từ tài sản hiện có để nâng cao mức độ tự chủ, dẫn đến ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước hoặc tự thực hiện việc khai thác tài sản vào mục đích kinh doanh không đúng pháp luật.
Nhiều tài sản nhà trường không được sử dụng hiệu quả. Một số tài sản gần như bỏ không, gây lãng phí.
Công tác tham mưu của lãnh đạo nhà trường trong việc mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học còn hạn chế, chưa kịp thời, ví dụ Nhà trường cần rất nhiều máy vi tính để cho HS học nhưng lại không có trong khi đó trang ảnh thì mua về nhiều vô kể, không sử dụng hết.
Vẫn còn hiện tượng sử dụng của công vào mục đích cá nhân.
Công tác kiểm soát tiêu chuẩn, định mức trong đầu tư, xây dựng, mua sắm, xử lý tài sản nhà trường còn chưa được tiến hành thường xuyên, chặt chẽ.
Việc thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục chưa được quan tâm đúng mức. Từ đó, vừa hạn chế việc khai thác nguồn lực hiện có từ tài sản, vừa hạn chế việc thu hút các nguồn lực của xã hội đầu tư cho các lĩnh vực này, để mở rộng độ bao phủ và nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.
Thực trạng trên đặt ra yêu cầu, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác quản lý, sử dụng tài sản tại đơn vị cụ thể;
Nhà nước phải xây dựng một hệ thống pháp lý đồng bộ về quản lý tài sản công, trong đó cần thiết phải xây dựng Pháp lệnh về quản lý và sử dụng tài sản công.
Hiệu trưởng, thủ trưởng cơ quan cần tổ chức tiến hành tổng điều tra lại toàn bộ tình hình quản lý và sử dụng tài sản trong đơn vị để có định hướng và giải pháp phù hợp, ban hành các quy định cụ thể quản lý và sử dụng tài sản nhà trường.
Tăng cường và mở rộng hơn nữa quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm tiến tới giảm dần sự bao cấp của Nhà nước đối với tài sản nhà trường, đồng thời phải có chế tài nghiêm về xử lý những vi phạm trong công tác quản lý tài sản nhà trường.
Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát của nhà trường về quản lý tài sản, trong đó ngoài việc xây dựng cơ chế kiểm tra kiểm soát phù hợp thì việc tăng cường năng lực cũng như đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ thanh kiểm tra cũng là một nội dung quan trọng.
KẾT LUẬN:
Tóm lại, trong xu thế phát triển hiện nay sự tăng trưởng của nền kinh tế đòi hỏi phải huy động tối đa mọi nguồn lực, trong đó tài sản nhà nước được coi là một nguồn lực quan trọng và cần thiết, nhất là trong điều kiện đất nước ta đang tập trung phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững. Do vậy nếu không đặt vấn đề quản lý tài sản nhà nước một cách có hiệu quả thì cũng có nghĩa chúng ta đang sử dụng nguồn lực to lớn của quốc gia một cách lãng phí và cũng là khe hở cho nạn tham nhũng, biển thủ tài sản công.
VẤN ĐỀ 2: PHÁP LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ MỞ BÀI:
80 năm qua, vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, về mối quan hệ giữa dân chủ và nhà nước, giữa Đảng và nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát huy dân chủ, nhất là dân chủ ở cơ sở
trong mọi hoạt động đời sống xã hội. Quá trình thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở đã làm chuyển biến đáng kể nhận thức của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể, phát huy được quyền làm chủ trực tiếp của cán bộ, công chức, người lao động, góp phần tích cực, hiệu quả vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, xây dựng khối đoàn kết trong cơ quan, đơn vị, giữ vững ổn định chính trị từ cơ sở, tạo động lực quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Tìm hiểu việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra những nội dung, hình thức, giải pháp thiết thực, hiệu quả, nhằm nâng cao ý thức thực hiện pháp luật của người dân trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở.
N
[ ỘI DUNG: