Vai trò của kiểm tra hành chính

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp trung cấp chính trị năm 2017 (Trang 130 - 133)

MÔN 9: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

3. Vai trò của kiểm tra hành chính

3.1. Kiểm tra hành chính là một trong những chức năng của quản lý hành chính nhà nước.

Khi Nhà nước ra đời, thì phầm lớn các công việc quản lý XH đều do nhà nước quản lý. Để quản lý XH, nhà nước nào cũng ban hành pháp luật và tiến hành quản lý Xh bằng pháp luật. Nội dung quản lý XH bằng pháp luật được thể hiện trên 3 phương diện: ban hành pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật.

Để thực hiện chức năng quản lý, nhà nước trước hết phải ban hành pháp luật.

Pháp luật không thể đi vào đời sống XH và phát huy hiệu quả mà thiếu những hoạt động có tính tổ chức của Nhà nước. Bằng bộ máy và các nguồn lực của mình, nhà nước tổ chức, điều hành để biến các quy định pháp luật thành hành động thực tế của mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải kiểm tra để đánh giá chất lượng hiệu qủa của pháp luật. Như vậy, kiểm tra hành chính là 1 chức năng, giai đoạn của hoạt động quản ly nhà nước nói chng và hoạt động hành chính nói riêng.

3.2. Kiểm tra hành chính là một trong những biện pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.

Quản lý nhà nước (hiểu theo nghĩa rộng) là toàn bộ hoạt động của các cơ quan, các bộ phận hợp thành bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước là toàn bộ hoạt động của các cơ quan hành pháp nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.

Hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước phụ thuộc rất lớn vào hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra. Bởi thông qua hoạt động này, nhà nước sẽ phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần đảm bảo và nâng cao hiệu lục, hiệu qủa quản lý nhà nước.

3.3. Kiểm tra hành chính là một trong các phương thức bảo đảm quản lý XH bằng Hiến pháp và pháp luật, kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước.

Quản lý XH bằng hiến pháp và pháp luật là 1 trong những yêu cầu cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chng và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Quản lý XH bằng hiến pháp và pháp luật đòi hỏi các quy định của Hiến

pháp và pháp luật phải được thực thi nghiêm chỉnh, triệt để trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc “chỉ được làm những gì luật quy định”.

Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước thực thi đúng chức trách, nhiệm vụ đã được pháp luật quy định; mọi hành vi vượt quá giới hạn, chức năng, thẩm quyền đều bị coi là vi phạm pháp luật.

Quản lý XH bằng Hiến pháp và pháp luật đòi hỏi mỗi công dân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý phải thực hiện đúng Hiến pháp và pháp luật. Thông qua hoạt động kiểm tra hành chính để phát hiện các hiện tượng vi phạm pháp luật, từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.

3.4. Kiểm tra hành chính góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

Mục đích của kiểm tra hành chính không chỉ nhằm phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật mà quan trọng hơn kiểm tra hành chính còn hướng tới mục đích phòng ngừa vi phạm pháp luật, được thể hiện:

Kiểm tra hành chính dù được thực hiện bằng phương thức gì, do cơ quan nào tiến hành luôn là sự hiện thân kỷ cương, phép nước. Bản thân sự hiện diện của các cơ quan kiểm tra hành chính đã là sự nhắc nhở thường xuyên đối với các đối tượng chịu sự kiểm tra hành chính rằng, trong bất luận trường hợp nào pháp luật cũng phải được tuân thủ tuyệt đối.

Kiểm tra hành chính là cách thức phân tích, mổ xẻ 1 cách sâu sắc, đầy đủ nhất các nguyên nhân, động cơ, mục đích, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật. Các giải pháp do cơ quan kiểm tra hành chính đưa ra không chỉ hướng vào việc xử lý hành vi vi phạm mà còn nhằm khắc phục những kẽ hở, những sự bất cập của chính sách, pháp luật.

Kiểm tra hành chính còn có tính định hướng, xây dựng. Thông qua hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra có thể dự báo được tình hình vi phạm pháp luật sẽ xảy ra, từ đó có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Câu 2: Liên hệ việc phát huy vai trò kiểm tra hành chính góp phần phòng ngừa… ở ĐP cơ sở hoặc cơ quan nơi đồng chí đang công tác?

Tôi hiện đang sinh sống ở xã X, huyện Y. Xã có diện tích vào khoảng ...ha, dân số …người, toàn xã có ... thôn, ... chi bộ,...đảng viên. Tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 78.802 tỷ đồng phân theo cơ cấu: Nông nghiệp 22.9%, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: 33.3%, dịch vụ thương mại: 43,5%. Các hoạt động văn hóa, xã hội, thể dục thể thao được duy trì tốt. Tình hình kinh tế - xã hội phát triển tốt, an ninh trật tự trên địa bàn cơ bản ổn định.

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra hành chính đối với chức năng quản lý nhà nước của mình, trong những năm quan, UBND xã X luôn thực hiện tốt công tác kiểm tra hành chính trên địa bàn quản lý. Một số kết quả đạt được cụ thể là:

Hằng năm, theo chỉ đạo của UBND huyện và tình hình thực tế của địa phương, UBND xã X đã xây dựng kế hoạch kiểm tra hành chính, trong đó có kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất: Năm 2017 dự kiến tổ chức 2 cuộc kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra thu chi tài chính và quản lý đất đai đối với 2 thôn A, B; tổ chức 3 đợt kiểm tra đột xuất về an toàn giao thông, tư pháp, hộ tịch đối với thôn ...

Tổ chức kiểm tra nghiêm túc theo kế hoạch, trước mỗi cuộc kiểm tra đoàn kiểm tra đều xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công rõ người rõ việc; kết thúc đợt kiểm tra có biên bản, báo cáo kết quả kiểm tra cụ thể trong đó nêu rõ ưu điểm, nhược điểm của đối tượng kiểm tra từ đó đưa ra hướng xử lý phù hợp. Có thể kể đến cuộc kiểm tra về quản lý tài chính và đất đai đối với thôn A, qua kiểm tra đã chỉ ra những ưu điểm trong công tác quản lý về tài chính cũng như đất đai để thôn tiếp tục phát huy, đồng thời cũng phát hiện và chỉ ra những tồn tại khuyết điểm thôn đã mắc phải: Trong quản lý tài chính còn có điểm chưa chặt chẽ như quyết toán còn thiếu một số chứng từ, chứng từ chưa đúng quy định, còn để hiện tượng lấn chiếm đất đai xảy ra trên địa bàn thôn... Sau khi thông báo kết luận kiểm tra, đoàn kiểm tra cũng tham mưu chủ tịch UBND xã kiến nghị các giải pháp để thôn A khắc phục tồn tại, đồng thời nghiêm túc phê bình lãnh đạo thôn trong quản lý tài chính và đất đai, giao thời hạn giải quyết cụ thể cho thôn....Cũng chính nhờ các cuộc kiểm tra hành chính như trên đã giúp UBND xã kịp thời phát huy những ưu điểm của các địa phương trong quá trình quản lý đồng thời kịp thời phát hiện sai phạm có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn ngừa hiện tượng vi phạm pháp luật ở địa phương.

Ngoài công tác kiểm tra hành chính với các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý, UBND xã tôi cũng rất chú trọng công tác kiểm tra nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ xã. Trong năm 2017, UBND xã đã tổ chức 2 cuộc kiểm tra nội bộ đột xuất: Kiểm tra hoạt động của bộ phận 1 cửa, kiểm tra hoạt động của công an xã...

Hằng năm, tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm công tác kiểm tra hành chính, khen thưởng các tập thể cá nhân có thành tích trong kiểm tra hành chính, phê bình, kỷ luật đối với cá nhân, tập thể vi phạm.

Có thể khẳng định việc thực hiện tốt, linh hoạt, mềm dẻo các hình thức kiểm tra hành chính đã giúp UBND xã X thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên địa bàn. Góp phần duy trì sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn xã: Trong những năm gần đây trên địa bàn xã không có hiện tượng nhân dân bức xúc, khiếu kiện vượt cấp, đông người; không có hiện tượng cán bộ xã, thôn vi phạm pháp luật bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên...

Bên cạnh những kết quả khả quan nêu trên, việc kiểm tra hành chính ở xã tôi vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục đó là:

- Còn hiện tượng vi phạm hành chính xuất hiện dải dác ở một số thôn, hiện tượng vi phạm luật an toàn giao thông ở một bộ phận người dân vẫn tồn tại, việc đăng ký tạm trú, tạm vắng ở một số công nhân thuê phòng trọ trên địa bàn chưa được thực hiện đầy đủ...

- Một số ít cán bộ tham gia đoàn kiểm tra còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên khó khăn trong công tác phát hiện vi phạm hành chính.

Một số cán bộ tham gia đoàn kiểm tra còn nể nang người nhà, người thân nên chưa chỉ ra triệt để vi phạm về hành chính để kịp thời xử lý.

- Một bộ phận người dân chưa có ý thức tự giác trong việc chấp hành quyết định xử lý của đoàn kiểm tra khi vi phạm dẫn đến khó khăn trong thực hiện kết luận kiểm tra.

Để thực hiện tốt, hiệu quả công tác kiểm tra hành chính trong thời gian tới, tôi mạnh dạn đề xuất các giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp trung cấp chính trị năm 2017 (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w