MÔN 8: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT DÂN SỰ VẤN ĐỀ 1: QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRONG LUẬT DÂN SỰ
2. Nội dung pháp luật thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
Theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội (số 34/2007/PL-UBTVQH11) ban hành ngày 20/4/2007; nội dung pháp luât dân chủ ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) gồm có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Những nội dung công khai để nhân dân biết.
Chính quyền cấp xã thực hiện công khai các nội dung sau đây để nhân dân được biết:
+ Kế hoạch phát triển KT-XH, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã.
+ Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã.
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân.
+ Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp.
+ Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nahf tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế.
+ Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điểu chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã.
+ Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham những của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đã đưa ra lấy ý kiến nhân dân.
+ Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã trực tiếp thu.
+ Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.
+ Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.
Những nội dung trên được công khai bằng các hình thức sau đây:
+ Niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, UBND cấp xã; thời gian niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.
+ Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã;
+ Công khai thông qua trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.
- Những nội dung nhân dân bàn và quyết định.
+ Nội dung, hình thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc 1 phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đống dân cư phù hợp với quy định của Pháp luật
+ Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những nội dung trên bằng 1 trong các hình thức sau đây:
Một là, tổ chức cuộc họp cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố.
Hai là, phát biểu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì viecj biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín; hình thức bỏ phiếu do hội nghị quyết định; nếu số nguời tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố hoặc trong toàn cấp xã thì tổ chức lại cuộc họp.
Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
Những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố hoặc trong toàn cấp xã tán thành thì có giá trị thi hành.
Nhân dân có trách nhiệm tham gia bàn và quyết định các công việc của thôn, tỏ dân phố và của cấp xã theo quy định của pháp luật; chấp hành và thực hiện các quyết định đã có giá trị thi hành.
+ Nội dung nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định: Hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng thôn, Tổ
trưởng tổ dân phố; bầu, bãi nhiệm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
+ HÌnh thức nhân dân bàn, biểu quyết những nội dung trên bằng 1 trong các hình thức sau đây: Tổ chức cuộc họp của tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố; Phát phiếu lấy ý kiếm tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì việc thực hiện biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định; nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố thì tổ chức lại cuộc họp.
Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trừ việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
+ Giá trị thi hành đối với những việc nhân dân bàn biểu quyết:
Một là, đối với Hương ước, Quy ước của thôn va tổ dân phố nếu có trên 50%
tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì có gái trị thi hành sau khi UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp Huyện) ra quyết định công nhận.
Hai là, đối với việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng thôn tổ dân phố, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì có giá trị thi hành sau khi UBND cấp xã ra quyết định công nhận.
Ba là, đối với biệc bầu, bãi nhiệm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư công cộng, nấu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành thì có giá trị thi hành sau khi được Ủy ban MTTQ VN cấp xã công nhận.
+ Trách nhiệm tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định:
Một là, trách nhiệm của UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp xã:
UBND cấp xã lập, thông qua kế hoạch thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định; phối hợp với Ủy ban MTTQ VN, các tổ chức CT-XH cùng cấp tổ chức thực hiện; chỉ đạo Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện kế hoạch đã được thông qua.
Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm lập biên bản tổng hợp kết quả về những nội dung đã đưa ra nhân dân toàn cấp xã bàn và quyết định; tổ chức triển khai thực hiện những nội dung đã được nhân dân quyết định; phối hợp với Ủy ban MTTQ VN cấ xã tổ chức việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
UBND cấp xã báo cáo HĐND cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung nhân dân bàn và quyết định tại kỳ họp gần nhất của HĐND.
Hai là, trách nhiệm của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố: Chủ trì, phối hợp với Ban Công tác Mặt trận ở thôn, tỏ dân phố tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình, phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình để nhân dân thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định.
Lập biên bản về kết quả đã được nhân dân, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố.
Lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch UBND cấp xã.
Tổ chức thực hiện những công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân quyết định.
- Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Dự thảo kế hoạch phát triển KT-XH của cấp xã; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã.
Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh;
việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã.
Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã; chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phòng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư; phương án quy hoạch khu dân cư.
Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã.
Những nội dung khác cần phải lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hicnhs quyền cấp xã thấy cần thiết.
- Hình thức để nhân dân tham gia ý kiến:
+ Họp cử tri hoặc cư tri đại diện hộ gia đình theo đia bàn từng thôn, tổ dân phố.
+ Phát biểu, lấy ý kiến cử tri hặc cử tri đại diện hộ gia đình.
+ Thông qua hòm thư góp ý.
Trách nhiệm của chính quyền cấp xã về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân tham gia ý kiến.
+ UBND cấp xã có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch để lấy ý kiến nhân dân về những nội dung thộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã, trong đó nêu rõ cách thức triển khai, thời gian và trách nhiệm tổ chức thực hiện.
+ UBND cấp xã phối hợp với Ủy ban MTTQ VN và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức thực hiện kế hoạch đã được thông qua.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; nghiên cứu, tiếp thu ý kiến và thông báo với nhân dân về tiếp thu ý kến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
Trường hợp chính quyền cấp xã quyết định các nội dung nhân dân tham gia ý kiến khác với ý kiến của đa số thì phải nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
+ Đối với những nội dung cơ quan có thẩm quyền giao cho chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân thì UBND cấp xã cso trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch thực hiện, trong đó nêu rõ cách thức triển khai, thời gian và trách nhiệm tổ chức thực hiện; chỉ đạo tổ chức thực hiện, tổng hộ ý kiến và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn.
+ UBND cấp xã báo cáo HĐND cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nôi dung dưa ra lấy ý kiến nhân dân tại kỳ họp gần nhất của HĐND.
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp trên về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân cấp xã tham gia ý kiến.
+ Lấy ý kiến nhân dân trước khi quyết định về những việc liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của công dân trên địa bàn cấp xã.
+ Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân.
+ Tiếp thu ý kiến nhân dân về những nội dung đã đưa ra lấy ý kiến. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định các nội dung quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này khác với ý kiến của đa số thì phải nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Những nội dung nhân dân giám sát:
Đó là những nội dung công khai để nhân dân biết, những nội dung nhân dân bàn và quyết đinh trực tiếp; những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết và những nội dung nhân dân tham gia ý kiến.
- Hình thức để thực hiện việc giám sát của nhân dân.
Nhân dân thực hiện việc giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định của Pháp luật.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giám sát của nhân dân: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
+ Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết cho Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng;
+ Xem xét, giải quyết và trả lời kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, của Ủy ban BMTTQ VN, các tổ chức thành viên của mặt trận cấp xã hoặc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
+ Xử lý người có hành vi cản trở hoạt dộng của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoặc người có hành vi trả thù, trù dập công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của Pháp luật.
- Lấy phiếu tín nhiệm của nhân dân.
Hai năm 1 lần trong mỗi nhiệm kỳ của HĐND cấp xã, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ VN cùng các tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, phó Chủ tịch HDDND và Chủ tịch, phó Chủ tịch UBND cấp xã.
Thành phần tham gia lấy phiếu tín nhiệm gồm các thành viên Ủy ban MTTQ VN, thành viên Ban Thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, Trưởng Ban Thanh tra nhân dân, Trưởng ban Giám sát đầu tư của cộng đồng (nếu có), Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố.
Ban thường trực Ủy ban MTTQ VN cấp xã gửi kết quả lấy phiêu tín nhiệm và kiến nghị của mình tới HĐND cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Câu 2: Liên hệ việc thực hiện dân chủ ở địa phương, cơ sở?
Hiện nay, tôi đang sinh sống ở xã X, huyện Y. Xã có diện tích vào khoảng ...ha, dân số …người, toàn xã có ... thôn, ... chi bộ,...đảng viên. Tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 78.802 tỷ đồng phân theo cơ cấu: Nông nghiệp 22.9%, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: 33.3%, dịch vụ thương mại: 43,5%.
Thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ủy, HĐND, UBND xã X hết sức coi trọng và phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị-xã hội, tăng cường đoàn kết toàn dân, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trên cơ sở này, xã Xđã xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở, theo tinh thần Chỉ thị 30-CT/TW ngày 18-2-1998 của Bộ Chính trị đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ở .../... thôn.
Xác định việc thực hiện QCDC ở cơ sở là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhằm phát huy chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đề ra. Các nội dung quy định trong QCDC được triển khai thực hiện sâu rộng đến các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, thôn, khu phố, khu đô thị. Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở được kiện toàn kịp thời, hàng năm có chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra việc thực hiện QCDC, chỉ đạo xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhiều quy chế, quy ước phù hợp với từng thời điểm để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
Trong những năm qua, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, việc triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở tại xã X đạt được kết quả tích cực: Nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị được nâng lên, chính quyền, các ban, ngành, các thôn, khu phố, khu đô thị, các doanh nghiệp chủ động thể chế hoá các nội dung, quy định của QCDC thành quy chế làm việc của ban, ngành, đoàn thể; hương ước, quy ước ở các thôn, khu phố, khu đô thị;
trong nhiều năm gần đây, trên địa bàn xã không có hiện tượng nhân dân bức xúc, khiếu kiện vượt cấp xảy ra.
Về những nội dung công khai để nhân dân biết:
- Thông qua hệ thống loa phát thanh và đội ngũ trưởng thôn của xã, định kỳ 2 lần hằng năm thông tin kịp thời và công khai để nhân dân biết kết quả và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm của xã: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm và 6 tháng.
- Trước khi tiến hành thực hiện các dự án, công trình đầu tư trên địa bàn xã Đảng ủy, UBND xã tiến hành họp dân để thông báo và lấy ý kiến của nhân dân trên địa bàn thôn có dự án về các nội dung: phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, công trình; tiến độ thực hiện dự án; thông qua hệ thống phát thanh và đội ngũ trưởng thôn để thông báo đến nhân dân nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh quy hoạch khu dân cư trên địa bàn xã. Nêu một số công trình xã đã công khai: Phương án bồi thường, thu hồi đất xây dựng trụ sở UBND xã...
- Tại Trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã (bộ phận 1 cửa) niêm yết cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân; các quy định về thủ tục hành chính giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyềnxã thực hiện: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, thủ tục sang tên chuyển nhượng tài sản là đất tai...
- Kết quả giải quyết các kiến nghị, đề nghị của nhân dân được thông báo đến nhân dân thông qua hệ thống loa phát thanh, trực tiếp bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết.