MÔN 7: ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VN VỀ
3. Quan điểm, phương châm chỉ đạo
Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp BVTQ.
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển KT-XH là lợi ích cao nhất của Tổ quốc.
Kết hợp chặt chẽ giữa 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công CNXH với bảo vệ vững chắc Tổ quốc VN XHCN. Sức mạnh bên trrong là nhân tố quyết định;
nắm chắc nhiệm vụ phát triển kinh tế là nhiêm vụ trung tâm; xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ KT-QP-AN- đối ngoại.
Xây dựng sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, KT, VH, XH, QP-AN, đối ngoại; phát huy sức mạnh của cả khối đại đoàn kết nhân dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt; tăng cường tiềm lực QP, AN, không ngừng xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng trận thế an ninh nhân dân phù hợp với hoàn cảnh mới.
Ra sức phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa và khai thác mọi thuaaj lợi bên ngoài. Quán triệt dường lối độc lập, tự chủ, kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa theo phương châm thêm bạn, bớt thù, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cố gắng tham gia hợp tác, tránh xung đột, tránh đối đấu, tránh cô lập, lệ thuộc.
Quán triệt tinh thần cách mạng tiến công, chủ động phòng ngừa, sớm phát hiện và triệt tiêu những nhân tố bên trong có thể dẫn đến nhừng đột biến bất lợi.
3.2. Phương châm chỉ đạo:
- Một là, kiên định các nguyên tắc chiến lược đi đôi với vận dụng linh hoạt các sách lược, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước, dư luận quốc tế;
phân hóa, cô lập các phần tử chống đối, ngoan cố nhất, các thế lực chống phá VN hung hãn nhất.
- Hai là, đối với nội bộ, lấy việc phát huy dân chủ, giáo dục,, thuyết phục, phòng ngừa là chính, đi đôi với giữ gìn kỷ cương, kỷ luật, xử lý nghiêm minh các sai phạm. Đối với các thế lực chống đối ở trong nước, cần phân hóa, cô lập bọn đầu sỏ, ngoan cố; xử lý nghiêm minh, kiên quyết với những người chống đối, đi ngược lại
với lợi ích dân tộc. Giáo dục, lôi kéo những người lầm đường, không để hình thành tổ chức đối lập dưới bất kỳ hình thức nào.
- Ba là, thường xuyên đi sát cơ sở, nắm chắc tình hình, xử ý kịp thời mọi mầm mống gây mất an nin, không để bị động, bất ngờ.
Câu 2: Liên hệ việc thực hiện chiến lược BVTQ VN XHCN hiện nay ở địa phương, cơ sở?
Tôi hiện đang sinh sống ở xã X, huyện Y. Xã có diện tích vào khoảng
………ha, dân số ……… người, toàn xã có …….. thôn, …… chi bộ ,……đảng viên.
Dân cư sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là vai trò nòng cốt của lực lượng Công an viên nên công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn xã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân xã thường xuyên quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”, Chỉ thị số 09- CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”... và các chỉ thị, chương trình, kế hoạch của Bộ Công an, Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân tỉnh và Công an tỉnh về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Qua đó đã huy động được cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn dân tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với cuộc thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và các phong trào cách mạng khác của địa phương, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã nhà.
Công tác phối hợp giữa Công an xã với Mặt trận tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể trong triển khai thực hiện các thông tư, nghị quyết liên tịch, chương trình phối hợp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, như: Chương trình phối hợp số 09/CTr-BCA-MTTW về
“Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới’, Nghị quyết liên tịch số 01/TW về “Quản lý, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”. Đồng thời kết hợp một cách chặt chẽ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với các cuộc vận động, các phong trào “Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Dân vận khéo”, “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, “Xóa đói giảm nghèo”...
Các ban, ngành, đoàn thể chú trọng thực hiện tốt công tác vận động đoàn viên, hội viên tham gia thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với các phong trào của ban, ngành mình phụ trách, từ đó huy động tối đa sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình, kế hoạch đề ra.
Cấp ủy đảng , chính quyền địa phương đã chú trọng đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại các địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự như khu vực thôn……,……,……. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
dưới nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, lập hồ sơ và đưa các đối tượng vi phạm ra kiểm điểm trước đông đảo quần chúng nhân dân, tổ chức các buổi tọa đàm, tuyên truyền pháp luật, nhất là những vấn đề liên quan đến tệ nạn ma túy, cờ bạc, tai nạn giao thông cho cán bộ, giáo viên và học sinh các trường học trên địa bàn xã, qua đó góp phần nâng cao ý thức chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho đoàn viên, hội viên, học sinh và quần chúng nhân dân nhận thức đầy đủ hơn về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội, làm thất bại mọi âm mưu “Diễn biến hòa bình”, “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch và phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, từ đó phát huy tối đa sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phục vụ sự nghiệp đổi mới.
Tập trung chỉ đạo xây dựng nhiều mô hình, điển hình tiên tiến phù hợp với từng lĩnh vực như: mô hình “Tiếng kẻng an ninh, giờ bình yên”, “Khu dân cư sạch, đẹp, an toàn về an ninh trật tự”, Mô hình “Câu lạc bộ quản lý, giáo dục trẻ em, người chưa thành niên làm trái pháp luật”, “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Cụm liên kết đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn giáp ranh”, mô hình “Trường học an toàn, thân thiện, học sinh tích cực” , thực hiện “Dự án địa bàn xã không có tệ nạn ma túy” trong phòng chống ma túy... Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ tự quản, tổ hòa giải. Qua công tác xây dựng, nhân rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã phát huy cao độ tính tự giác của quần chúng nhân dân trong xã trong công tác phòng chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội.
Bên cạnh đó, đảng ủy và chính quyền xã còn thực hiện có hiệu quả tiêu chí 19 trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Thông tư 23/2012/TT-BCA của Bộ Công an và Quyết định số 34/2014/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh, chủ động đảm bảo an ninh trật tự ngay tại cơ sở, góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tham mưu sơ kết, tổng kết các chuyên đề, chỉ thị, nghị quyết trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, qua đó rút kinh nghiệm, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Quan tâm củng cố, xây dựng lực lượng làm công tác xây dựng phong trào ngày càng trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới: từng bước đưa Pháp lệnh Công an xã đi vào cuộc sống; thường xuyên tổ chức tập huấn pháp luật, nghiệp vụ và điều lệnh Công an nhân dân cho Trưởng, Phó Công an xã, Công an viên, trong đó có kiến thức xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, nghiệp vụ cho lực lượng Công an xã; từng bước kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Công an các xã, nhất là đội ngũ Trưởng, Phó Công an xã; thường xuyên thực hiện tốt chế độ, chính sách, trang bị công cụ hỗ trợ, phương tiện phục vụ công tác chiến đấu cho lực lượng Công an xã; thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Công an xã với Dân quân tự vệ trong bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Công an xã với các đoàn thể, cơ quan, trường học... trong công tác đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương.
Tuy nhiên, công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn xã………… trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:
Ngoài lực lượng công an viên tron xã thì các ban, ngành, đoàn thể khác của địa phương chưa coi trọng công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tham gia phối hợp cho có, không đầu tư kinh phí, phương tiện phục vụ công tác xây dựng phong trào, xem đây là nhiệm vụ của lực lượng Công an xã nên hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa cao.
Lực lượng chuyên trách làm công tác xây dựng phong trào nhìn chung còn thiếu, kinh nghiệm công tác còn hạn chế, năng lực và hiệu quả công tác của một số Công an xã chưa cao nên chất lượng tham mưu, phối hợp và hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc còn thấp.
Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”, “Bạo loạn lật đổ”... đối với cách mạng nước ta; các loại tội phạm và tệ nạn xã hội hoạt động ngày càng phức tạp, tinh vi.... Trình độ nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên ảnh hưởng đến kết quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Hoạt động của một số mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu; công tác tuyên truyền, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có lúc chưa được coi trọng, hiệu quả chưa cao.
Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và tỉnh nhà về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc: Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới”; Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị định số 06/2014/NĐ-CP, ngày 21/01/2014 của Chính phủ về “Biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội”...
Hai là, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa lực lượng Công an với Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Triển khai có hiệu quả Chương trình phối hợp số 09/CTr-BCA-MTTW về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới’; kiện toàn, hoàn thiện quy chế phối hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ban chỉ đạo liên tịch giữa Công an với Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể, đưa các thông tư, nghị quyết liên tịch thực sự đi vào đời sống của nhân dân, góp phần đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn.
Kết hợp chặt chẽ công tác xây dựng phong trào toàn dân với các phong trào cách mạng khác của địa phương. Đẩy mạnh công tác Công an tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tập trung xây dựng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” theo Thông tư 23/2012/TT-BCA của Bộ Công an.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng háo các hình thức trong công tác tuyên truyền nhằm từng bước nâng cao ý thức chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nâng cao tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm cho quần chúng nhân dân, để nhân dân “tự phòng”, “tự chống” góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.
Tổ chức sơ kết, tổng kết các chuyên đề, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trong đó tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản, nhân rộng mô hình “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Cụm liên kết đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn giáp ranh”, mô hình “Câu lạc bộ quản lý, giáo dục trẻ em, người chưa thành niên làm trái pháp luật”... góp phần phòng ngừa tội phạm, bài trừ tệ nạn XH.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại địa phương. Thực hiện có hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng, kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Bốn là, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền xã trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; quan tâm xây dựng lực lượng chuyên trách làm công tác xây dựng phong trào cả về số lượng và chất lượng; tiếp tục cũng cố, xây dựng lực lượng Công an xã ngày càng trong sạch, vững mạnh đáp ứng mọi nhiệm vụ trong tình hình mới, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ tổ quốc.
KẾT LUẬN:
Tóm lại, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN là nhiệm vụ của toàn đảng toàn dân chính vì vậy Đảng, Nhà nước phải thực sự chăm lo phát triển kinh tế-xã hội, xoá đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội làm cho dân tin, dân phục, dân làm theo và đảng viên, cán bộ phải đi đầu trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’, kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, tạo lòng tin cho nhân dân vào chế độ XHCN. Đó là cách tốt nhất để ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN của mọi người dân Việt Nam hình thành và phát triển bền vững.
MÔN 8: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT DÂN SỰ