Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp trung cấp chính trị năm 2017 (Trang 126 - 129)

MÔN 9: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

3. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục

Quản lý nhà nước về GD bao gồm 12 nội dung được quy định tại Điều 99 Luật GD năm 2005 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009), cụ thể là:

- Một là, xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục

- Hai là, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về GD; ban hành Điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở GD khác.

- Ba là, quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo;

tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi của và cấp văn bằng, chứng chỉ.

- Bốn là, tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục.

- Năm là, thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động GD.

- Sáu là, tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.

- Bảy là, tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Tám là, huy động, quản lý, sử dụng các nguông lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.

- Chín là, tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực GD.

- Mười là, tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về GD.

- Mười một là, quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp GD.

- Mười hai là, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về GD; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về GD.

Trên cơ sở các quy định trên, chính quyền cơ sở thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về GD trên địa bàn.

- Xây dựng và trình HĐND cấp cơ sở kế hoạch phát triển GD ở địa phương và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt, xây dựng quy hoạch về đất đai cho các cơ sở GD trên địa bàn theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia do Bộ GD&ĐT ban hành.

- Cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT quy định; đảm bảo và chịu trách nhiệm kiểm tra các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, tư thục trên địa bàn hoạt động đúng theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện XH hóa GD, xây dựng môi trường GD lành mạnh, vận động nhân dân tham gia chăm lo cho GD, phối hợp với các nhà trường chăm lo con em thực hiện nếp sống văn hóa mới, tham gia bảo vệ của công, bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, công trình dành cho các hoạt động học tập, vui chơi của học sinh; huy động các nguồn lực để phát triển GD của xã.

- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và hàng năm về tổ chức và hoạt động GD trên địa bàn theo hướng dẫn của UBND huyện và phòng GD&ĐT.

- Phối hợp với các cơ sở GD trên địa bàn tổ chức đăng ký, huy động tối đa người trong độ tuổi đi học để phổ cập GD, chống mù chữ, tạo điều kiện cho mọi người được học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

- Quản lý trung tâm học tập cộng đồng, phối hợp với phòng GD&ĐT quản lý cơ sở GD mầm non, tiểu học, trung học phổ thông trên địa bàn.

Câu 2: Liên hệ việc thực hiện quản lý giáo dục ở địa phương cơ sở, cơ quan?

Hiện nay tôi đang sinh sống ở xã X, huyện Y. Xã có diện tích vào khoảng ...ha, dân số …người, toàn xã có ... thôn, ... chi bộ,...đảng viên. Tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 78.802 tỷ đồng phân theo cơ cấu: Nông nghiệp 22.9%, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: 33.3%, dịch vụ thương mại: 43,5%. Các hoạt động văn hóa, xã hội, thể dục thể thao được duy trì tốt. Đặc biệt, trong những năm gần đây với sự quan tâm của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, phong trào giáo dục của xã tôi ngày một khởi sắc, nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự quản lý của UBND xã.

Trên địa bàn xã tôi có 3 trường học, trong đó 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở với gần 3000 học sinh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục: “Giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ

bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, xã X đã luôn thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về giáo dục, cụ thể là:

Hằng năm, UBND xã xây dựng và trình hội đồng nhân dân thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có các chỉ tiêu, giải pháp phát triển giáo dục ở địa phương; tổ chức thực hiện kế hoạch khi được phê duyệt. Năm 2017, xã đặt ra chỉ tiêu về giáo dục xã là: Đạt xã toàn diện về giáo dục, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, 3/3 trường đạt thể lao động xuất sắc...

Tiến hành xây dựng và thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trên địa bàn xã theo sự chỉ đạo của UBND huyện và hướng dẫn của Phòng GD&ĐT huyện. Năm 2016, công tác phổ cập giáo dục của xã được đoàn kiểm tra của UBND Ban chỉ đạo phổ cập tỉnh đánh giá cao và được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục.

UBND xã tôi quan tâm thực hiện xã hội hóa giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vận động nhân dân chăm lo cho giáo dục; xây dựng quy hoạch về đất cho nhà trường trên địa bàn theo tiêu chuẩn quy định về trường chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tính đến tháng 8/2017, xã đã quy hoạch đủ đất cho 3/3 trường học trên địa bàn, hiện tại 3/3 trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I, toàn xã không có phòng học cấp 4. Trong năm 2016, huy động được nhân dân tham gia đóng góp cho xây dựng cơ sở vật chất giáo dục trên địa bàn xã là 456 triệu đồng.

Thường xuyên tuyên truyền nhân dân đưa con em mình đến trường học đúng độ tuổi nhằm huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đi học. Từ đó đảm bảo phổ cập giáo dục, chống mù chữ, tạo điều kiện cho mọi người được học tập thường xuyên, suốt đời. Năm học 2016, có 70% trẻ em trong độ tuổi từ 12 tháng đến 6 tuổi đi học mầm non; 100 trẻ 6-10 tuổi học tiểu học, 95% trẻ 11-15 tuổi học THCS. Duy trì khá hiệu quả trung tâm học tập cộng đồng ở địa phương.

Phối hợp chặt chẽ với Phòng GD&ĐT quản lý các nhà trường trên địa bàn. Tổ chức kiểm tra hướng dẫn công tác thu chi tài chính các trường theo quy định.

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và hàng năm về tổ chức và hoạt động giáo dục trên địa bàn theo hướng dẫn của UBND huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Ngoài ra, UBND xã tôi rất quan tâm đến chăm lo đời sống cho đội ngũ cán bộ, giáo viên: Động viên kịp thời về vật chất và tinh thần cho đội ngũ trong các ngày lễ kỷ niệm, khen thưởng cán bộ giáo viên có thành tích trong công tác...

Bên cạnh những kết quả khả quan nêu trên, trong công tác quản lý giáo dục ở xã X còn một số hạn chế, tồn tại như sau:

Mặc dù đã tích cực tuyên truyền, huy động học sinh đến lớp, nhưng do một số gia đình trên địa bàn làm nghề mộc dẫn đến còn 5% học sinh trung học cơ sở bỏ học ở nhà phụ gia đình làm hàng mộc.

Trường mầm non còn 5 điểm trường khó khăn trong quản lý chất lượng chăm sóc giáo dục phần nào ảnh hưởng đến chất lượng nhà trường.

Hiện tại trường tiểu học đã được quy hoạch đất nhưng cơ sở hiện tại còn thiếu diện tích đất so với quy định trường học đạt chuẩn quốc gia.

Giải pháp khắc phục:

- Tiếp tục huy động nhân dân đóng góp công sức, tiền của cùng địa phương đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các nhà trường trên địa bàn xã nhằm củng cố và nâng cao điều kiện dạy và học từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

- Có kế hoạch xây dựng, chuyển địa điểm trường mầm non, tiểu học ra khu mới đã quy hoạch nhằm đáp ứng đủ diện tích đáp ứng tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia, giảm thiểu điểm trường lẻ ở trường mầm non tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục.

- Tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ gia đình có con học trung học cơ sở cho con đến trường đi học để thực hiện tốt mục tiêu phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí trên địa bàn.

- Tiếp tục thực hiện phối hợp với Phòng GD&ĐT quản lý tốt các nhà trường trên địa bàn.

- Tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên để họ yên tâm công tác, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của xã nhà.

KẾT LUẬN:

Giáo dục và đào tạo là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến lợi ích, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân mọi tổ chức kinh tề xã hội đồng thời có tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển nhanh hay chậm của đất nước nói chung, của huyện Yên Phong, xã X nói riêng. Chính vì vậy cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động mọi nguồn lực tham gia phát triển giáo dục mới có thể đạt được mục tiêu giáo dục mà Đảng ta đã đề ra trong giai đoạn hiện nay.

VẤN ĐỀ 2: KIỂM TRA HÀNH CHÍNH MỞ BÀI:

Kiểm tra hành chính do hệ thống hành chính nhà nước thực hiện là một trong các loại hình kiểm tra đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đây là hoạt động kiểm tra mang tính nội bộ hệ thống, diễn ra thường xuyên và rất quan trọng bởi nó là một chức năng của hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, góp phần hoàn thiện các quy trình, thủ tục trong thực thi công việc, đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.

NỘI DUNG:

Câu 1: Kiểm tra hành chính

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp trung cấp chính trị năm 2017 (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w