ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 39 - 42)

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Đối tượng nghiên cứu là hộ gia đình, cá nhân, công chức địa chính cấp xã, cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đô Lương.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

- Thời gian nghiên cứu: Các số liệu nghiên cứu được thu thập từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2016.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

- Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại huyện Đô Lương.

- Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.

+ Kết quả cấp giấy giai đoạn 2014-2016.

+ Lũy kế kết quả cấp giấy tính đến ngày 31/12/2016.

+ Diện tích đất cần cấp còn lại.

- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua ý kiến cán bộ địa chính.

+ Đánh giá qua ý kiến người dân.

- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu 2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử dụng đất, số liệu thu thập tại Ủy ban nhân dân huyện Đô Lương.

- Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện giai đoạn 2014-2106, số liệu thu thập tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đô Lương.

2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

- Thu thập thông tin bằng phiếu điều tra phỏng vấn khoảng 90 người dân, thuộc 09 xã (mỗi xã 10 người dân), chia thành 3 vùng (miền núi, trung tâm và vùng hạ huyện).

Vùng trung tâm chọn: Thị trấn, xã Đông Sơn, xã Yên Sơn Các xã miền núi chọn xã: Giang Sơn Tây, Hồng Sơn, Lam Sơn Các xã vùng hạ huyện chọn xã: Mỹ Sơn, Nhân Sơn, Trù Sơn.

Nội dung chính của phiếu điều tra phỏng vấn người dân: (1)Thông tin về chủ hộ; (2)thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất; (3)thông tin về việc đã đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa, lý do; (4)mức độ hài lòng của chủ hộ về quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (5)đề xuất kiến nghị của gia đình về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Thu thập thông tin bằng phiếu điều tra phỏng vấn 30 cán bộ, công chức địa chính xã, thị trấn và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đô Lương về yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nội dung phiếu điều tra phỏng vấn cán bộ, công chức địa chính: (1)Chính sách pháp luật về đất đai; (2)nhân lực làm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (3)cơ sở vật chất, kỹ thuật; (4)hiểu biết của người dân về vai trò của giấy chứng nhận quyền sử đất, quy định pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (5)hồ sơ địa chính; (6)yếu tố khác.

2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh cho thấy các mối tương quan giữa các mặt trong đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sử dụng để so sánh các quy định của pháp luật và thực tế, các số liệu về diện tích biến động các loại đất hay cơ cấu phần trăm,...

2.3.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu

Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành chọn lọc thông tin cần thiết liên quan đến đề tài.

- Phân loại các số liệu, tài liệu theo các lĩnh vực khác nhau.

- Sắp xếp lựa chọn các thông tin phù hợp theo các chuyên đề cụ thể.

2.3.4. Phương pháp thống kê số liệu

Phương pháp này để sắp xếp các số liệu thu thập được theo các nhóm, các tiêu chí nhất định của mục đích nghiên cứu.

2.3.5. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này nhằm lấy ý kiến tham khảo của các chuyên gia về các ngành, các lĩnh vực có liên quan, để công tác đăng ký lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tính khoa học và hợp lý.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)