Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 44 - 49)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, kinh tế huyện Đô Lương có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong các ngành (dịch vụ, xây dựng, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp). Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 9,51%, trong đó:

+ Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp năm 2016 là: 2.486,66 tỷ đồng, tăng 11,92% so với cùng kỳ năm 2015.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2016 là: 4.630,81 tỷ đồng, tăng 17,53% so với cùng kỳ năm 2015.

+ Giá trị sản xuất thương mại và dịch vụ năm 2016 là: 4.812,22 tỷ đồng, tăng 15,67% so với cùng kỳ năm 2015.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và gia tăng trên địa bàn huyện Đô Lương giai đoạn 2014-2016

TT CHỈ TIÊU ĐVT Năm

2014

Năm 2015

Năm 2016 1 Tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) Tỷ đồng 6.899,18 10.172,08 11.929,68

Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 1.741,60 2.181,85 2.486,66 - Công nghiệp, xây dựng " 2.485,80 3.909,95 4.630,80

Trong đó: Công nghiệp " 636,87 765,94 897,73

- Thương mại, dịch vụ " 2.671,78 4.080,28 4.812,22 2 Tổng giá trị gia tăng (giá hiện hành) Tỷ đồng 3.623,15 5.860,98 6.842,38 - Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 1.123,33 1.563,21 1.770,50 - Công nghiệp, xây dựng " 870,03 1.563,98 1.847,69

Trong đó: Công nghiệp " 222,90 315,78 368,07

- Thương mại, dịch vụ " 1.629,79 2.733,79 3.224,19 (Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Đô Lương [38], [39], [40])

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

- Trồng trọt.

Lúa là cây trồng chủ lực của huyện; bên cạnh đó, sự mở rộng diện tích cây rau màu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Tổng diện tích gieo trồng lương thực năm 2016 đạt 20.267,33 ha, tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 96.098,78 tấn. Việc đảm bảo nguồn lương thực có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển bền vững của địa phương.

- Chăn nuôi.

Huyện được quan tâm chỉ đạo công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân, nhờ vậy đã tạo điều kiện để người dân thực hiện tốt chủ trương chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, từng bước chuyển dần theo hướng đẩy mạnh đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm và đa dạng hóa các sản phẩm chăn nuôi, nâng cao giá trị hàng hóa sản phẩm.

- Lâm nghiệp.

Phát triển lâm nghiệp là không phải là thế mạnh của huyện. Những năm trước đây, lâm nghiệp của huyện chủ yếu dựa vào việc khai thác gỗ non và nhựa thông.

Tuy nhiên, quá trình khai thác thực hiện không hợp lý dẫn đến rừng bị nghèo kiệt, diện tích rừng trồng mới và diện tích khoanh nuôi tăng không đáng kể so với diện tích rừng bị khai thác. Những năm gần đây, việc giao khoán rừng cho hộ gia đình quản lý đã tạo điều kiện cho nghành lâm nghiệp phát triển, nâng cao tỷ lệ độ che phủ của rừng, giá trị sản xuất lâm nghiệp góp phần cải thiện đời sống của nhân dân.

- Thuỷ sản.

Đô Lương không có biển, nghề đánh bắt cá không phát triển như các huyện ven biển khác của tỉnh. Tuy nhiên, tổng diện tích và sản lượng thủy sản vẫn có giá trị cao. Năm 2016 tổng diện tích nuôi trồng là 1.867,2 ha, tổng sản lượng đạt 2.532 tấn.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Qua các năm giá trị sản xuất công nghiệp đều tăng; năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện là 636,87 tỷ đồng; năm 2016 giá trị sản xuất công nghiệp của huyện đạt 897,73 tỷ đồng.

c. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ - du lịch

Năm 2014, tổng giá trị kinh tế thương mại - dịch vụ - du lịch đạt 1.629,79 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 3.224,19 tỷ đồng, tăng 97,83%. Đến năm 2016, trên địa bàn huyện Đô Lương có 195 doanh nghiệp nhỏ và vừa; 9.000 hộ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.

Dịch vụ bưu chính - viễn thông duy trì tốt, đảm bảo được nhu cầu thông tin liên lạc trên địa bàn. Ngành thương mại - dịch vụ phát triển chủ yếu ở những khu vực đông dân cư, như: thị trấn Đô Lương và các thị tứ nằm trên các trục đường Quốc lộ, Tỉnh lộ.

Về du lịch, bước đầu đã có sự chuyển biến, số lượng khách ngày một tăng.

Khách đến tham quan các địa điểm du lịch tâm linh như: Đền Quả Sơn, Chùa Bà Bụt, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn,… Thời gian tới, để thúc đẩy phát triển mạnh du lịch cần phát huy du lịch từ tiềm năng sẵn có, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, có các kế hoạch hoạt động du lịch nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số

Bảng 3.2. Dân số huyện Đô Lương năm 2016

TT Xã, thị trấn Dân số

(người) Số hộ

Chia ra Hộ nông

nghiệp (hộ)

Hộ phi nông nghiệp (hộ)

1 Giang Sơn Đông 6.936 1.942 1.547 395

2 Giang Sơn Tây 4.060 1.020 749 271

3 Hồng Sơn 3.733 965 729 236

4 Bài Sơn 3.608 958 622 336

5 Ngọc Sơn 3.196 991 471 520

6 Lam Sơn 6.003 1.567 957 610

7 Bồi Sơn 4.236 1.131 683 448

8 Tràng Sơn 7.540 2.280 779 1.501

9 Đông Sơn 6.073 1.665 1.090 575

10 Thị trấn 9.927 2.407 161 2.246

11 Yên Sơn 5.155 1.493 644 849

12 Văn Sơn 4.438 1.359 744 615

13 Thịnh Sơn 5.205 1.448 859 589

14 Hòa Sơn 6.272 1.814 1.165 649

15 Nam Sơn 5.513 1.363 946 417

16 Bắc Sơn 4.638 1.087 799 288

17 Đặng Sơn 5.612 1.308 687 621

18 Lưu Sơn 5.173 1.407 750 657

19 Đà Sơn 7.116 1.939 674 1.265

20 Trung Sơn 5.168 1.298 848 450

21 Thuận Sơn 5.557 1.264 775 489

22 Tân Sơn 5.646 1.638 986 652

23 Minh Sơn 7.056 1.913 1.173 740

24 Xuân Sơn 5.557 1.537 1.027 510

25 Lạc Sơn 3.777 1.136 532 604

26 Thái Sơn 6.048 1.785 969 816

27 Quang Sơn 5.643 1.944 988 956

28 Thượng Sơn 7.860 2.417 1.259 1.158

29 Hiến Sơn 7.502 1.931 1.484 447

30 Nhân Sơn 6.041 1.433 990 443

31 Mỹ Sơn 5.643 1.431 1.090 341

32 Trù Sơn 9.676 2.240 1.439 801

33 Đại Sơn 8.695 2.124 1.675 449

Tổng số 188.262 52.235 30.291 21.944

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đô Lương)

Theo thống bảng trên ta thấy, dân số của huyện năm 2016 là 188.262 người, với 52.235 hộ, trong đó: hộ nông nghiệp 30.291 chiếm 57,99%; hộ phi nông nghiệp 21.944 hộ, chiếm 42,01%.

Dân số phân bố không đều giữa các xã, thị trấn: địa phương có dân số lớn nhất là Thị trấn với 9.927 người; xã Ngọc Sơn có dân số ít nhất với 3.196 người.

b. Lao động, việc làm

Công tác giải quyết việc làm trong nông thôn thường xuyên được chú trọng, luôn gắn kết với các dự án cho vay vốn giải quyết việc làm, hỗ trợ xây dựng làng nghề,... Triển khai thực hiện tốt Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 24/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ; xuất khẩu lao động giai đoạn 2014-2016 là 3.551 người.

Bảng 3.3. Tình hình lao động, việc làm của huyện Đô Lương giai đoạn 2014-2016

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016 1 Tổng số lao động đang làm

việc trong nền kinh tế Người 130.400 132.000 133.200

2 Tổng số hộ Hộ 51.020 51.801 52.103

3 Xuất khẩu lao động Người 1.417 1.450 684

4 Giải quyết việc làm Người 3.140 3.400 3.600

5 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 46,9 50,7 52,3 ( Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đô Lương)

3.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn a. Thực trạng phát triển đô thị

Thị trấn Đô Lương là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện Đô Lương, là trung tâm dịch vụ thương mại - du lịch nằm trên Quốc lộ 7A và vùng phía Tây tỉnh Nghệ An. Thị trấn có diện tích 236.63 ha, 10 khối, trong đó có 4 khối đường phố và 6 khối nông thôn; tổng dân số đô thị hiện tại là 9.927 khẩu với 2.407 hộ. Hiện nay Thị trấn đã đuợc Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (Quyết định số 5019/QĐ-UBND.CN ngày 23/8/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An).

b. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Năm 2016, dân số nông thôn có 178.335 người, chiếm 94,73% dân số toàn huyện. Một số xã đã hình thành các thị tứ, thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, buôn bán, dịch vụ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng xây dựng nông thôn mới. Những năm gần đây, do kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng được khang trang hơn, môi trường vệ sinh hơn, bộ mặt nông thôn đang dần được đổi mới.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)