Tình hình thực hiện một số nội dung về công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Đô Lương

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 57 - 65)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình thực hiện một số nội dung về công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An

3.2.4. Tình hình thực hiện một số nội dung về công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Đô Lương

3.2.4.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và Chỉ thị số 01/2014/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai năm 2013, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai.

Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai của Chính phủ, của UBND tỉnh. UBND huyện Đô Lương đã tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện, như: Quyết định thu hồi, quyết định giao đất; quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân;

quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp quyền sử dụng đất nhằm góp phần đưa

công tác quản lý đất đai ở địa phương từng bước đi vào nền nếp, đúng pháp luật.

3.2.4.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Huyện Đô Lương đã thực hiện Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc hoạch định địa giới hành chính xã, phường, thị trấn thống nhất rõ ràng, xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.

Theo đó, đất đai được quản lý theo đơn vị hành chính trong toàn huyện gồm 33 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 364, đã cắm mốc giới thực địa và xác định trên bản đồ góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý điều hành chung trong toàn huyện.

3.2.4.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

- Công tác lập bản đồ địa chính: Hiện tại, trên địa bàn huyện Đô Lương đã được đo đạc bản đồ địa chính dạng số cho 33 xã, thị trấn, hệ thống bản đồ giấy lập theo Chỉ thị 299/TTg năm 1983 hiện nay chủ yếu để phục vụ công tác giải quyết đơn thư khiếu nại và tranh chấp về quyền sử dụng đất, hệ thống hồ sơ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đã được lập nhưng chưa đầy đủ.

Hệ thống lưu trữ hồ sơ đất đai của công dân không theo dõi được, chưa cập nhật lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu.

- Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Được thực hiện trong quá trình kiểm kê đất đai và được lập dưới dạng số. Thực hiện việc Kiểm kê đất đai năm 2015, huyện Đô Lương đã xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho 100% số đơn vị hành chính trong toàn huyện theo đúng quy định của ngành.

- Công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Cấp huyện và các xã, thị trấn đã ứng dụng và xây dựng theo qui trình của việc lập bản đồ hiện trạng và trên nền bản đồ hiện trạng đã tiến hành lập bản đồ quy hoạch cho các cấp. Đến nay 33 xã, thị trấn đã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất dạng số.

- Điều tra, đánh giá, phân hạng đất và định giá đất:

+ Công tác đánh giá, phân hạng đất trên địa bàn huyện chưa được thực hiện, nên việc sử dụng cải tạo và bồi bổ đất đai chưa được quan tâm.

+ Ủy ban nhân dân huyện Đô Lương đã kịp thời chỉ đạo ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và các phòng chuyên môn điều tra xây dựng bảng giá các loại đất trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 120/2014/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019.

+ Việc định giá đất trên địa bàn huyện theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An là căn cứ để tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển quyền sử dụng đất, thu lệ phí trước bạ, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất,…

3.2.4.4. Công tác quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

- Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định. Phần lớn các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội xây dựng mới đều phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển đô thị, kiểu dáng kiến trúc ngày càng phong phú.

- Ủy ban nhân dân huyện Đô Lương giao phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu quản lý về quy hoạch. Tuy nhiên, việc quản lý quy hoạch còn hạn chế, chất lượng chưa cao nên việc quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, huyện vừa thực hiện quy hoạch sử dụng đất vừa thực hiện quy hoạch xây dựng do đó có sự điều chỉnh trong quá trình thực hiện quy hoạch, có nhiều công trình, dự án phải bổ sung quy hoạch mới nên các thủ tục giao đất thường bị kéo dài thời gian.

3.2.4.5. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trước khi thành lập hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất được Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện cho các tổ chức;

phòng Tài nguyên và Môi Trường huyện thực hiện cho các hộ gia đình, cá nhân.

Sau khi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện cho hộ gia đình, cá nhân. Sự ra đời của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không chỉ hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của ngành theo luật định mà còn thúc đẩy công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính;

đồng thời đưa công tác này ngày càng chuyên nghiệp và đi vào nền nếp.

- Về cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính.

Thực hiện Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính. Từ năm 2014 đến nay huyện Đô Lương đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện việc cập nhật, chỉnh lý bộ hồ sơ địa chính: Bản đồ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất,… riêng sổ địa chính, sổ mục kê hiện nay chưa được cập nhật một cách đầy đủ và chưa kịp thời.

- Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo Báo cáo của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đô Lương tính đến ngày 01/01/2017 tổng lũy kế cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn toàn huyện là 313.137/316.823 thửa đất đạt tỷ lệ 98,84 %; diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 19.684,27 ha/20.167,81ha đạt tỷ lệ 97,60%.

Bảng 3.7. Lũy kế cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các xã, thị trấn của huyện Đô Lương đến ngày 31/12/2016

TT Xã, thị trấn

Tổng số thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thửa)

Tổng diện tích đã cấp (ha)

Trong đó

Đất ở Đất SXNN Đất lâm nghiệp

Số thửa đã cấp

Diện tích (ha)

Số thửa đã cấp

Diện tích (ha)

Số thửa đã cấp

Diện tích (ha)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)

1 Giang Sơn Đông 16955 1178,04 1704 327,34 15251 850,70

2 Giang Sơn Tây 11427 875,62 794 150,33 10161 628,49 472 96,8

3 Hồng Sơn 14030 571,89 449 66,57 13581 505,32

4 Bài Sơn 7333 598,43 540 74,89 6322 404,56 471 118,98

5 Ngọc Sơn 6606 491,93 481 38,98 6021 410,21 104 42,74

6 Lam Sơn 16888 1368,70 1056 124,03 14914 793,75 918 450,92

7 Bồi Sơn 7545 640,13 940 113,89 6501 384,08 104 142,16

8 Nam Sơn 10304 826,47 607 68,16 9406 410,21 291 348,10

9 Bắc Sơn 6540 322,24 840 47,69 5700 274,55

10 Đặng Sơn 5973 242,26 923 38,04 5050 204,22

11 Tràng Sơn 8563 417,35 2011 98,71 6552 318,64

12 Đông Sơn 8951 558,14 1801 93,79 6792 344,44 358 119,91

13 Thị trấn 3994 92,84 2025 16,34 1969 76,50

14 Lưu Sơn 4936 250,72 1307 54,05 3629 196,67

15 Đà Sơn 4629 285,89 1732 75,33 2897 210,56

16 Trung Sơn 7093 560,47 1133 104,15 5915 372,35 45 83,97

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)

17 Thuận Sơn 6709 473,70 925 101,88 5734 331,25 50 40,57

18 Yên Sơn 6784 351,82 1671 53,55 5023 285,80 90 12,47

19 Văn Sơn 5968 346,89 1318 60,57 4327 233,22 323 53,10

20 Thịnh Sơn 5125 54,19 1456 78,20 3530 373,44 139 92,55

21 Hòa Sơn 8476 616,70 1586 115,14 6556 410,96 334 90,6

22 Tân Sơn 7959 496,64 1543 76,54 6342 364,89 74 55,21

23 Minh Sơn 13088 501,57 1501 79,52 11587 422,05

24 Xuân Sơn 11867 796,78 1600 121,96 9840 528,02 427 146,80

25 Lạc Sơn 5998 343,25 1093 51,89 4905 291,36

26 Thái Sơn 10520 518,05 1399 76,64 9059 406,41 62 35,00

27 Quang Sơn 13043 564,99 1086 72,29 11783 474,50 174 18,20

28 Thượng Sơn 18804 957,03 1993 134,20 16292 610,60 519 212,23

29 Hiến Sơn 17181 664,90 1049 68,90 15803 524,88 329 71,12

30 Nhân Sơn 2591 665,37 1111 38,49 1169 467,19 311 159,69

31 Mỹ Sơn 8939 596,43 728 62,80 8115 363,13 96 170,5

32 Trù Sơn 12080 1044,67 1702 183,54 10370 839,25 8 21,88

33 Đại Sơn 16238 920,17 1950 89,90 14004 568,27 284 262,00

Tổng cộng 313.137 19.684,27 42.054 2.958,30 265.100 13.880.47 5.973 2.845,50 (Nguồn: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đô Lương)

Hiện nay, trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do các nguyên nhân chủ yếu sau: Nguồn gốc do ủy ban nhân dân cấp xã giao đất trái thẩm quyền để xây dựng nhà ở nhưng hiện nay không có giấy tờ để chứng minh đã nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách xã; các trường hợp sử dụng đất nông nghiệp do quá trình chuyển đổi ruộng đất theo Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 08/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về đẩy mạnh vận động nông dân “dồn điền đổi thửa” và khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp, đất nông nghiệp có nhiều biến động, trong khi đó công tác cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính thiếu đồng bộ nên phải đo đạc lại hệ thống bản đồ địa chính.

3.2.4.6. Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thống kê theo định kỳ hàng năm và kiểm kê theo định kỳ 5 năm. Từ năm 2015, công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Kiểm kê đất đai năm 2015 theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã hoàn thành, số liệu phục vụ kịp thời cho việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của huyện.

3.2.4.7. Quản lý tài chính về đất đai

Hệ thống thuế có liên quan đến đất đai hiện nay được xác định bao gồm:

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuế nhà đất và các khoản thu tiền sử dụng đất. Việc thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai của huyện được giao cho ngành thuế căn cứ vào các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An để tổ chức thực hiện. Hàng năm huyện đều trích lại một phần nguồn thu từ đất để đầu tư trở lại phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Các khoản thu liên quan đến đất đai trên địa bàn huyện chiếm phần không nhỏ trong thu ngân sách, nguồn thu chủ yếu là thu tiền sử dụng đất từ việc giao và cho thuê đất, việc giao đất và cho thuê đất tăng dần qua các năm.

3.2.4.8. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản Công tác quản lý phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản gần đây đã được huyện quan tâm. Hàng năm Ủy ban nhân dân huyện Đô Lương chỉ đạo các phòng chuyên môn xây dựng phương án đấu giá quyền sử dụng đất, tham gia thẩm định dự toán bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, xây dựng quy chế bán đấu giá quyền sử dụng đất, kế hoạch đấu giá đất trên địa bàn huyện.

3.2.4.9. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Hàng năm tại các cuộc họp Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện báo cáo trước Hội đồng nhân dân huyện tình hình quản lý sử dụng đất trong đó có nội dung việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện.

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất trên địa bàn huyện cơ bản được thực hiện tốt, đất được sử dụng đúng mục đích, đất được đăng ký về quyền sử dụng, được làm đầy đủ các thủ tục khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, thực hiện các biện pháp bảo vệ đất,... đúng theo quy định của pháp luật về đất đai.

3.2.4.10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra việc chấp hành các chế độ về quản lý, sử dụng đất đai trong những năm qua đã được các cấp, các ngành chú trọng. Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.

3.2.4.11. Giải quyết tranh chấp về đất đai; khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

Do nhiều nguyên nhân, tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm, tranh chấp đất đai trên địa bàn các xã, thị trấn vẫn còn xảy ra. Tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo về quản lý, sử dụng đất vẫn còn phổ biến, từ năm 2014 đến năm 2016, huyện đã tiếp nhận và xử lý 102 đơn thư khiếu nại, tố cáo về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn.

Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai được Ủy ban nhân dân huyện Đô Lương kịp thời chỉ đạo các ngành, các cấp và các đơn vị liên quan phối hợp giải quyết ngay từ cơ sở đã phần nào hạn chế được đơn thư vượt cấp.

3.2.4.12. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Trước Luật Đất đai năm 2003, trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai ở huyện chưa có đơn vị nào có chức năng chuyên về hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai. Việc đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký biến động về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất chưa theo kịp diễn biến sử dụng đất đai thực tế.

Thực trạng trên đã có sự chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây, nhất là khi huyện triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, nhằm đơn giản thủ tục hành chính trong các giao dịch về quyền sử dụng đất của công dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)