Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.3. Nội dung, hệ thống chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho
1.3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của
Cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH là chủ trương chính sách lớn của Chính phủ, hợp ý Đảng lòng dân, hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo được thể hiện ở các hệ thống chỉ tiêu sau:
1.3.3.1. Hiệu quả đối với ngân hàng
Thứ nhất, quy mô tín dụng: Việc hộ nghèo vay vốn có hiệu quả sẽ tạo điều kiện để mở rộng quy mô tín dụng đối với hộ nghèo, được thể hiện ở số tuyệt đối dư nợ cho vay đối với hộ nghèo và tỷ trọng dư nợ cho vay hộ nghèo trong tổng số dư nợ cho vay của NHCSXH. Số tuyệt đối lớn và tỷ trọng dư nợ cao, thể hiện hoạt động tín dụng ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của hộ nghèo.
Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với
hộ nghèo =
Dư nợ tín dụng hộ nghèo
x 100%
Tổng dư nợ tín dụng
Tăng trưởng dư nợ tín dụng hộ nghèo =
Dư nợ tín dụng hộ nghèo năm sau
x 100%
Dư nợ tín dụng hộ nghèo năm trước
Thứ hai, cho vay ưu đãi hộ nghèo có hiệu quả sẽ làm tăng chất lượng cho vay:
- Có 03 tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay là tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích và tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của người vay.
- Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản mà ngân hàng đang dùng để đánh giá chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ % giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Trong kinh tế thị trường, nợ quá hạn đối với ngân hàng là khó tránh khỏi, vấn đề là làm sao để giảm thiểu nợ quá hạn. Những ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp được đánh giá chất lượng tín dụng tốt, hiệu quả tín dụng cao và ngược lại.
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay
hộ nghèo =
Dư nợ quá hạn cho vay hộ nghèo
Tổng dư nợ hộ nghèo
x 100%
- Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích: Người vay sử dụng vốn đúng mục đích đã trở thành nguyên tắc quan trọng của ngân hàng nói chung; tuy vậy, trong thực tế đã không ít khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã cam kết với ngân hàng, với động cơ thiếu lành mạnh và do đó dễ bị rủi ro; trong trường hợp này người ta gọi là rủi ro đạo đức. Những khoản vay bị sử dụng sai mục đích phần lớn đều không đem lại
như hiệu quả kinh tế xã hội như mong muốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này có thể xác định theo công thức:
Tỷ lệ sử dụng
vốn sai mục đích =
Số tiền sử dụng sai mục đích
Tổng dư nợ
x 100%
Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng bị đánh giá là thấp và ngược lại.
- Tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của người vay: Nguồn trả nợ cho ngân hàng về nguyên tắc là được trích ra từ phần thu nhập của người vay. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp do sử dụng vốn kém hiệu quả bị mất vốn nên người vay phải bán tài sản để trả nợ, trong trường hợp này đánh giá chất lượng tín dụng thấp:
Tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản =
Số tiền nợ thu được do khách hàng bán
Tổng doanh số thu nợ
x 100%
Thứ ba, khả năng sinh lời: NHCSXH là một tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhưng phải bảo toàn vốn. Muốn duy trì hoạt động bền vững thì NHCSXH phải có chênh lệch dương về thu, chi nghiệp vụ. Các khoản thu chủ yếu là thu lãi tiền vay; chi chủ yếu trả phí ủy thác, hoa hồng, trả lãi tiền vay. NHCSXH cho hộ nghèo vay vốn phải thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn, hạn chế thấp nhất về rủi ro xảy ra (kể cả rủi ro bất khả kháng).
Thứ tư, mức độ đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, vượt lên thoát đói nghèo. Nếu nguồn vốn của ngân hàng đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn ngày càng tăng của hộ nghèo, thì đánh giá hiệu quả của NHCSXH đối với tín dụng hộ nghèo cao và ngược lại.
Công thức tính Mức độ đáp ứng nhu
cầu vay vốn =
Dư nợ cho vay hộ nghèo
Tổng nhu cầu vay vốn hộ nghèo
x 100%
Thứ năm, về thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp nhanh chóng, giảm bớt chi phí trong hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng [11].
1.3.3.2. Hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo
Hiệu quả của việc hộ nghèo vay vốn ưu đãi sẽ giúp hộ nghèo thoát nghèo, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, được thể hiện ở doanh số vay, trả (gốc, lãi) đúng hạn, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, rủi ro trong sử dụng vốn thấp. Nếu doanh số vay của hộ lớn, hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng, trong quá trình sử dụng vốn không gặp các rủi ro gây thất thoát vốn, sau khi trừ đi các khoản chi phí vẫn còn có lãi, thể hiện vốn sử dụng có hiệu quả.
- Biểu hiện qua việc sử dụng vốn của hộ nghèo vào SXKD như thế nào? Nếu hộ nghèo vay vốn về SXKD thuận lợi, sản xuất nhiều hàng hoá bán thu được lợi nhuận cao, sau khi trừ đi phần trả nợ cho ngân hàng (gốc, lãi), trả tiền công lao động, mà vẫn có lãi, thì đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cao. Ngược lại, nếu vay vốn về SXKD thua lỗ thì hiệu quả thấp; thậm chí mất vốn. Có nhiều trường hợp vay vốn ngân hàng về chăn nuôi, trồng trọt, tuy đã trả hết nợ cho ngân hàng đúng kỳ hạn, nhưng vẫn bị đánh giá là hiệu quả thấp vì nguồn để trả nợ cho ngân hàng phải đi vay chỗ khác, chứ không phải từ nguồn thu nhập của người vay. Trường hợp này, nếu không đi vay chỗ khác thì hộ nghèo phải bán tài sản hình thành từ vốn vay để trả nợ. Cho nên, nếu chỉ nhìn một mặt trả nợ của hộ vay cho ngân hàng để đánh giá hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả là chưa đủ.
- Hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo cũng được đánh giá thông qua tiêu chí: Tỷ suất lợi nhuận và mức sống của hộ nghèo; nếu tỷ suất lợi nhuận được tăng lên, mức sống hộ nghèo được cải thiện tốt, thì hiệu quả cho vay tốt.
- Thông qua việc sử dụng vốn vào SXKD, trình độ quản lý kinh tế của người vay được nâng lên. Người nghèo có điều kiện tiếp cận được với kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi tiến tiến, có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay mang lại cho hộ nghèo.
- Số hộ thoát nghèo bền vững, vươn lên thành hộ giàu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngưỡng đói nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn mực đói nghèo hiện hành, không còn nằm trong danh sách hộ nghèo do Phòng LĐ- TBXH huyện, thị, thành phố lập theo từng năm.
Tổng số hộ nghèo đã thoát khỏi đói nghèo (ra khỏi danh sách
hộ nghèo)
=
Số hộ nghèo trong
danh sách đầu kỳ
-
Số hộ nghèo trong
danh sách cuối kỳ
-
Số hộ nghèo chuyển đi địa
bàn khác trong kỳ
+
Số hộ nghèo chuyển đến
trong kỳ Mục tiêu của cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo là giúp họ có vốn sản xuất, thoát nghèo để hòa nhập cộng đồng và hơn thế nữa là ổn định tình hình chính trị - xã hội. Do vậy, số hộ thoát khỏi nghèo đói hàng năm cao; trong đó, có hộ vay vốn NHCSXH, có nghĩa là vốn của NHCSXH đã được hộ nghèo sử dụng có hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện nay tại một số địa phương việc đánh giá hộ thoát nghèo không chính xác, vì nhiều lý do khác nhau.
- Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác tín dụng. Tỷ lệ này càng cao, một mặt thể hiện nguồn vốn tín dụng lớn để phục vụ hộ nghèo; mặt khác, đánh giá khả năng SXKD của hộ nghèo ngày càng lớn, nguồn vốn có hiệu quả (nếu sử dụng vốn không hiệu quả, thì hộ nghèo sẽ không có nhu cầu vay).
Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn =
Tổng số hộ nghèo được vay vốn
Tổng số hộ nghèo trong danh sách
x 100%
- Luỹ kế số hộ thoát nghèo lớn, cũng là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo qua cả một thời gian [11].
1.3.3.3. Hiệu quả đối với xã hội
- Tạo việc làm cho người lao động: Thông qua công tác cho vay hộ nghèo, đã thu hút được một bộ phận con, em của hộ nghèo có việc làm ổn định, tạo thêm nhiều của cải cho gia đình và xã hội, góp phần hạn chế tệ nạn xã hội, ổn định trật tự chính trị và an toàn xã hội.
- Các vùng nghèo, xã nghèo, nhờ nguồn vốn tín dụng; đặc biệt là vốn tín dụng của ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây, nay là NHCSXH đã xoá bỏ được tình trạng vay nặng lãi và bán nông sản non, góp phần thay đổi bộ mặt đời sống nhân dân nông thôn. Tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo.
- Việc NHCSXH chi trả phí ủy thác cho các tổ chức chính trị xã hội ký hợp đồng ủy thác cho vay, chi trả hoa hồng cho tổ tiết kiệm và vay vốn sẽ tạo điều kiện cho nhiều hơn các gia đình tăng thu nhập, có thêm việc làm, sẽ giúp cho các tổ chức chính trị xã hội có thêm nhiều kinh phí hoạt động, tăng chất lượng hoạt động, thu hút được thêm nhiều hội viên sinh hoạt trong một tổ chức để gắn họ có trách nhiệm trong tập thể, nhờ đó giảm bớt các tệ nạn xã hội, ổn định tình hình kinh tế chính trị tại địa phương [11].