Giới thiệu tổng quan về mô hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hà Hòa tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ) (Trang 64 - 67)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Thực trạng hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ

3.3.1. Giới thiệu tổng quan về mô hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ

3.3.1. Giới thiệu tổng quan về mô hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức NHCSXH huyện Hạ Hòa

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hạ Hòa được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định số 508/QĐ-HĐQT ngày 10/05/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ chuyển tải kênh tín dụng

BAN ĐẠI DIỆN HĐQT NHCSXH HUYỆN HẠ HÒA

NHCSXH HUYỆN HẠ HÒA

TỔ KẾ HOẠCH NGHIỆP VỤ

TỔ KẾ TOÁN NGÂN QUỸ

TỔ GIAO DỊCH LƯU ĐỘNG

HỘ VAY HỘ VAY HỘ VAY

chính sách của Chính phủ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp tạo việc làm phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo.

Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH được thành lập để tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền thực hiện tốt nhiệm vụ tín dụng chính sách trên địa bàn. BĐD gồm 9 thành viên do Phó chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, các thành viên là lãnh đạo các ngành, đoàn thể của huyện. Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện hoạt động kiêm nhiệm, hàng quý tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện và triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và BĐD HĐQT cấp trên, đồng thời có Nghị quyết để chỉ đạo hoạt động của PGD NHCSXH và các tổ chức nhận ủy thác về việc thực hiện kế hoạch tín dụng trên địa bàn, kiểm tra giám sát các bên nhận ủy thác... Hàng năm, BĐD HĐQT đó tổng kết đánh giá kết quả thực hiện và đề ra phương hướng hoạt động cho năm sau. Trên cơ sở kế hoạch của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh giao, Ban đại diện huyện giao kế hoạch cho UBND cấp xã và vốn được thông báo về đến khu hành chính theo hướng ưu tiên vốn cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Ngay sau khi được thành lập, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện đã kịp thời chỉ đạo PGD NHCSXH tổ chức nhận bàn giao quản lý nợ từ Ngân hàng Nông nghiệp và từ Kho bạc Nhà nước; phân công nhiệm vụ cho các thành viên, củng cố kiện toàn tổ TK&VV theo địa bàn thôn, khu hành chính; tuyên truyền chính sách tín dụng ưu đãi; Chỉ đạo thực hiện đổi sổ vay vốn và phát hành biên lai thu lãi, thu tiết kiệm; Giao chỉ tiêu giảm nợ quá hạn, giao chỉ tiêu huy động tiết kiệm cho các xã, thị trấn; Chỉ đạo tăng cường quản lý nguồn vốn TDCS tại địa phương; Chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra liên ngành về HSSV; Chỉ đạo và phục vụ tốt cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các ban ngành liên quan đến hoạt động TDCS và giảm nghèo tại địa phương. Tham mưu cho UBND huyện trong việc chỉ đạo tăng cường quản lý nguồn vốn TDCS, gắn việc đầu tư vốn vay của NHCSXH

với công tác khuyến nông, khuyến lâm và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng tại địa phương.

Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện đã tham mưu với UBND huyện ra Quyết định về việc ban hành quy chế tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách huyện uỷ thác qua NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Qua thực tiễn hoạt động nhận thấy, với mô hình và cơ cấu nhân sự Ban đại diện HĐQT NHCSXH hiện tại, có sự tham gia của nhiều ngành liên quan, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện đã phát huy được chức năng giám sát, kiểm tra chấn chỉnh và kịp thời nắm bắt tình hình, chỉ đạo sát sao thực hiện các nhiệm vụ. Trong quá trình hoạt động, từng thành viên của Ban đại diện HĐQT với vị trí thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ của mình đã kịp thời xử lý, giải quyết tháo gỡ những vướng mắc và có những chính kiến phù hợp tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động TDCS .

Hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH thể hiện vai trò trong việc tham mưu cho Huyện ủy - HĐND - UBND về lãnh, chỉ đạo thực hiện các chủ trương chính sách và đôn đốc các ngành các cấp phối hợp tốt với NHCSXH triển khai thực hiện các chương trình TDCS góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Gắn được trọng trách, nhiệm vụ của các cấp, các ngành liên quan trong công tác giảm nghèo. Đồng thời đảm bảo được tính công khai dân chủ, minh bạch trong hoạt động, trong việc quản lý sử dụng nguồn vốn Nhà nước và tổng hợp được sức mạnh mang tính cộng đồng cao trong công tác giảm nghèo.

Vai trò của Chủ tịch UBND các xã, thị trấn được phát huy, đã chỉ đạo Ban xóa đói giảm nghèo và các tổ chức Hội, các tổ TK&VV trong công tác ủy thác, ủy nhiệm quản lý vốn TDCS. Tổ chức thực hiện tốt việc công khai phân bổ vốn đến khu, xét duyệt xác nhận đúng đối tượng thụ hưởng; Tăng cường sự giám sát thực thi TDCS ngay tại cơ sở, đồng thời nâng cao trách nhiệm của địa phương trong việc quản lý sử dụng nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước có hiệu quả. Như vậy, mô hình hoạt động như hiện nay là phù hợp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hà Hòa tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ) (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)