Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.4. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới và Việt Nam về cho vay đối với người nghèo
1.4.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam
Kinh nghiệm của NHCSXH huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang
Những năm qua, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Kiên Lương đã thực hiện có hiệu quả các chương trình chính sách tín dụng ưu đãi, từ đó góp phần rất lớn vào công tác, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Ngân hàng CSXH huyện Kiên Lương đang thực hiện cho vay tổng cộng 9 chương trình tín dụng ưu đãi bao gồm: Cho vay hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vay giải quyết việc làm, cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn... với hơn 32.123 lượt khách hàng vay vốn, trung bình số tiền vay mỗi hộ trên 26 triệu đồng. Ngoài ra, Ngân hàng CSXH huyện còn thực hiện có hiệu quả việc ký kết ủy thác giữa ngân hàng và các hội, đoàn thể trên địa bàn huyện ở 168 tổ tiết kiệm vay vốn với tổng dư nợ ủy thác trên 145 tỷ 500 triệu đồng. Từ các nguồn vốn ủy thác nêu trên, nhiều hội viên ở các đoàn thể đã biết sử dụng nguồn vốn vay đạt hiệu quả, nhiều hộ vay vốn cũng đã thoát được nghèo vươn lên trong cuộc sống.
Điển hình trong việc sử dụng nguồn vốn vay đạt hiệu quả đó là gia đình chị La Mỹ Nga ở ấp Rẫy Mới, xã Bình An, huyện Kiên Lương. Là hội viên Hội Phụ nữ của ấp nên chị Nga được tạo điều kiện cho vay vốn của Ngân hàng CSXH huyện.
Số tiền vay được chị Nga đầu tư mua heo về thả nuôi. Nhờ chăm sóc tốt cộng với vừa nuôi vừa học hỏi kinh nghiệm nên đàn heo của gia đình chị Nga lớn nhanh, không bị dịch bệnh. Từ đó, chị Nga ngày càng phát triển đàn heo của gia đình.
Ngoài nuôi heo thịt, chị Nga còn để nuôi heo nái, vì vậy số lượng heo trong chuồng cũng ngày phát triển thêm.
Hiện trong chuồng nuôi gia đình chị La Mỹ Nga luôn duy trì từ 30 đến 40 con heo thịt. Mỗi năm gia đình chị Nga cung cấp ra thị trường từ 3 tấn heo hơi. “Sau khi trừ chi phí mỗi năm gia đình tôi thu lời gần 100 triệu đồng. Nhờ đó, cũng đã trả hết được nguồn vốn vay của ngân hàng và mạnh dạn đề nghị vay thêm nguồn vốn lớn hơn để tiếp tục mở rộng mô hình”, chị La Mỹ Nga cho biết.
Cũng được xét hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng CSXH, từ nhiều năm nay, gia đình ông Châu Thanh Bình, 65 tuổi, một CCB tại xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương đã từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo nhờ chính nghị lực của mình. Năm 2010, thấy được hoàn cảnh gia đình ông khó khăn, Hội CCB xã đã xét cho gia đình ông vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH. Do thực hiện tốt trả nợ vay đúng hạn, nên ông được tiếp tục xem xét cho vay tiếp nguồn vốn lên 50 triệu đồng. Từ số tiền vay được ông Bình đầu tư cải tạo và trồng thêm các trụ tiêu trên
phần đất của gia đình mình. Nhờ tích cực chăm sóc, đến nay hơn 200 trụ tiêu của gia đình ông phát triển tốt. Theo ông Châu Thanh Bình ước tính, với 200 trụ tiêu, nếu tiêu bán được giá và năng suất cao, mỗi năm gia đình ông cũng thu về gần 50 triệu đồng.
Để triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi trong thời gian qua, ngoài việc phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn và các hội, đoàn thể nhận ủy thác trong việc rà soát, giải ngân đúng đối tượng được thụ hưởng. Ngân hàng CSXH huyện còn thường xuyên tăng cường công tác kiểm, quản lý nguồn vốn đối với hoạt động của các tổ tiết kiệm vay vốn, đồng thời thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng ủy thác và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động của điểm giao dịch tại các xã, thị trấn để phục vụ người dân tốt hơn.
Hiệu quả từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện Kiên Lương trong thời gian qua đã góp phần khôi phục được một số ngành nghề truyền thống trên địa bàn huyện Kiên Lương, nhiều mô hình làm ăn hiệu quả, mô hình thoát nghèo bền vững được nhân rộng. Tín dụng chính sách ưu đãi của Ngân hàng chính sách cũng đã giải quyết cho hơn 3.790 lao động có việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Giúp cho hơn 1.470 hộ vay vốn thoát nghèo, 2.069 học sinh, sinh viên có đủ kinh phí tiếp tục đến trường học tập; 41 hộ xây dựng được nhà để ở và hơn 8.488 công trình nước sạch và vệ sinh... Qua đó đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện đến nay xuống còn 2,69% và cận nghèo còn 1,45%.
Về những hoạt động trong thực hiện chính sách, tín dụng trong thời gian tới, ngân hàng sẽ hoạt động theo hướng bền vững, ổn định để đủ năng lực thực hiện chính sách tín dụng trên địa bàn huyện và tập trung chủ yếu vào các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Để có nguồn vốn xoay vòng cho vay đối với các đối tượng này, ngân hàng sẽ tăng cường công tác đôn đốc, thu hồi nợ đến hạn, nhằm tái đầu tư cho những hộ khác. Bên cạnh đó sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, hội đoàn thể nhận ủy thác thực hiện nghiêm túc việc bình xét cho vay, công khai minh bạch, đúng đối tượng, đúng quy trình thủ tục. Các hộ vay phải có phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng và thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn của người vay vốn.
Kinh nghiệm của NHCSXH tỉnh Hải Dương
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương được thành lập năm 2003 theo quyết định số 20/QĐ-HĐQT của Chủ tịch HĐQT NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại chi nhánh Ngân hàng Phục vụ người nghèo.
Gần 15 năm qua, NHCSXH tỉnh Hải Dương đã đồng hành cùng với hộ nghèo và các đối tượng chính sách của tỉnh, giúp họ vượt qua khó khăn để thoát nghèo, vươn lên thành hộ khá giả. Đến tháng 6 năm 2017, tổng nguồn vốn của NHCSXH tỉnh đã đạt hơn 2.800 tỷ đồng, tăng hơn 14 lần so với thời điểm mới thành lập. Tổng dư nợ đạt hơn 2.700 tỷ đồng, tăng 15 lần. Từ 02 chương trình tín dụng chính sách ban đầu, đến nay NHCSXH đã thực hiện được 10 chương trình tín dụng chính sách ưu đãi. Các chương trình được tổ chức thực hiện kịp thời, đúng chế độ. Tiền vốn được giao trực tiếp cho người thụ hưởng ngay tại xã, phường, thị trấn trước sự chứng kiến của các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền và nhân dân, bảo đảm nguyên tắc quản lý công khai và dân chủ.
Trong 15 năm qua, toàn tỉnh Hải Dương đã có hơn 574.462 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn. Từ nguồn vốn vay của NHCSXH và sự giúp đỡ của các tổ chức hội, đoàn thể đã giúp 82.694 hộ thoát nghèo, 110.386 hộ cải thiện đời sống. Chị Nguyễn Thị Ngoan, hộ nghèo ở xã Hoàng Hanh, huyện Ninh Giang cho biết: “Nhờ nguồn vốn vay của NHCSXH tỉnh mà hiện nay gia đình tôi đã vượt qua nhiều khó khăn. Mấy năm trước gia đình tôi nghèo lắm, gia sản chỉ có ngôi nhà cấp 4 xuống cấp nay tôi đã xây được nhà mái bằng mới, tậu được xe máy mới. Số tiền được vay từ NHCSXH tỉnh Hải Dương đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Mỗi năm, tôi thu lãi từ 100 - 120 triệu đồng. Từ một hộ nghèo nhất xóm nay tôi đã thoát nghèo. Con cái được học hành đến nơi đến chốn”. Không chỉ giúp nhiều hộ nghèo vay vốn, 15 năm qua, NHCSXH Hải Dương đã góp phần tạo việc làm, khôi phục nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Đến nay, tổng dư nợ cho vay giải quyết việc làm đạt 69.227 triệu đồng. Từ số tiền vay này đã tạo việc làm cho gần 40.000 lao động. Nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng của tỉnh như Mộc Đồng Giao (Cẩm Giàng); Gốm Chu Đậu (Nam Sách); bánh đa Hội Yên (Thanh Miện)… đã hồi sinh. Nhiều học sinh, sinh viên nhờ nguồn vốn vay từ ngân
hàng đã được tiếp tục đến trường. Nước sạch đã về tận các vùng quê, góp phần giúp nhiều địa phương nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới hiệu quả.
Để giúp người dân sử dụng nguồn vốn chính sách, thời gian qua NHCSXH tỉnh đã phối hợp cùng với các tổ chức hội, đoàn thể của địa phương tổ chức nhiều lớp tập huấn, trợ giúp kỹ thuật, hướng dẫn người dân cách làm ăn để sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Kết quả là rất nhiều hộ vay đã trả được nợ cho NHCSXH đầy đủ, đúng hạn và đã thoát nghèo. Điều này lý giải vì sao tỷ lệ nợ xấu của NHCSXH Hải Dương chỉ chiếm 0,07% tổng dư nợ.
15 năm qua với những nỗ lực không ngừng nhằm thực hiện hiệu quả sự nghiệp giảm nghèo, an sinh xã hội, NHCSXH đã nhận được sự tin yêu, đồng tình và giúp đỡ của nhân dân. NHCSXH tỉnh Hải Dương đã kế thừa, xây dựng và phát triển trên nền tảng của mô hình tổ chức Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí, xã hội hóa hoạt động tín dụng chính sách để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đảm bảo vốn tín dụng chính sách của Chính phủ được quản lý chặt chẽ, cho vay đúng đối tượng được thụ hưởng.
Thời gian qua các hoạt động nghiệp vụ tại Chi nhánh luôn được đổi mới để thực hiện các chương trình cho vay hiệu quả. Với phương thức ủy thác từng phần, sự phối hợp giữa các tổ chức hội, đoàn thể và ngân hàng vốn đã có từ những năm 1990 nay đã được nâng lên cả về diện và chất, với hình thức, cơ chế mới mang tính pháp lý cao và chặt chẽ hơn. Hoạt động của các Điểm giao dịch cấp xã cũng từng bước được đổi mới phù hợp với điều kiện thực tế. NHCSXH tỉnh Hải Dương đã tổ chức tốt việc giao dịch tại xã theo định kỳ mỗi tháng một lần vào ngày cố định. Hàng năm tỷ lệ giao dịch tại xã đều đạt trên 90%.
Công tác hạch toán kế toán đã có những chuyển biến đáng kể. Cán bộ có khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính thích ứng nhanh với các phần mềm tin học ứng dụng phù hợp với công việc đang làm. An toàn kho quỹ được đảm bảo, cán bộ ngân hàng phát huy được tinh thần và đạo đức nghề nghiệp. Việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ đã đi vào chiều sâu. Các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên hoạt động đi vào nề nếp, phát huy hiệu quả thực sự trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tập trung định hướng từng thời kỳ.
Kinh nghiệm trong việc thực hiện ủy thác cho vay của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Lào Cai
Hội Liên hiệp phụ nữ với vai trò, chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ; đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước,… Trong những năm qua, thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và các nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội, một trong những nhiệm vụ được các cấp Hội Phụ nữ xác định là nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo thực hiện đó là: phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với nhiệm vụ “Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững”.
Việc khai thác, quản lý các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đã được đẩy mạnh và có hiệu quả.
Thông qua hoạt động ủy thác với NHCSXH, các cấp hội đã phát huy vai trò trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ cho phụ nữ, nhất là hộ gia đình phụ nữ nghèo có cơ hội tiếp cận trực tiếp với nguồn vốn vay thuận lợi, giúp chị em phát huy được tính tự chủ trong việc phát triển kinh tế, góp phần phát triển phong trào của Hội, gắn hội viên với Hội, với chính quyền địa phương. Đối với địa bàn khó khăn của tỉnh nghèo Lào Cai thì kênh tín dụng chính sách vô cùng quan trọng và thời gian qua đã đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, góp phần đáng kể vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Điều 5 Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2012 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và Văn bản liên tịch giữa Ngân hàng Chính sách xã hội với Hội LHPN Việt Nam, Hội ND, HCCB, Đoàn TN CSHCM về việc thực hiện ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; Hội LHPN tỉnh Lào Cai đã tập trung chỉ đạo các cấp Hội cơ sở thực hiện tốt các nội dung công việc được ủy thác; Tăng cường công tác tuyên truyền cho cán bộ, hội viên phụ nữ về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, đặc biệt là việc thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
của tỉnh Lào Cai nói chung và của 3 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a (Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai) nói riêng.
Để cùng NHCSXH đưa nguồn vốn vay đến đúng đối tượng, tập trung ưu tiên cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở các huyện nghèo và sử dụng đạt hiệu quả, các cấp Hội Phụ nữ cơ sở luôn luôn gắn vốn vay của các các chương trình phát triển kinh tế, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ngành nghề phù hợp, các chương trình dạy nghề, chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm, định hướng thị trường,...
Hội đã chủ động phối hợp với NHCSXH tập huấn cho đội ngũ cán bộ Hội phụ trách hoạt động uỷ thác và Ban quản lý Tổ TK&VV về kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý tín dụng, kiểm tra giám sát nhằm phát hiện và phòng ngừa rủi ro, hướng dẫn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sử dụng vốn vay đúng mục đích, áp dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để đạt hiệu quả đồng vốn, bảo toàn nguồn vốn. Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV, ngăn chặn kịp thời hiện tượng lợi dụng vốn tín dụng chính sách trong quá trình thực hiện.
Với 9 Hội cấp huyện, 164 Hội cấp xã và 639 Tổ TK&VV hoạt động trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tín dụng chính sách đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong cộng đồng dân cư, chung sức, đồng lòng thực hiện mục tiêu giảm nghèo, an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước trên địa bàn. Với phương thức ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH qua các tổ chức chính trị - xã hội trên cơ sở thiết lập các Tổ TK&VV có sự giám sát của cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là Trưởng thôn, bản. Từ đó giúp cho chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội gần dân, sát dân, gắn bó với nhân dân hơn.
Hội Phụ nữ là đơn vị ủy thác có dư nợ cao nhất và có chất lượng dư nợ tốt nhất toàn tỉnh Lào Cai. Trong thời gian qua, doanh số cho vay ủy thác thông qua Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai đạt 679.526 triệu đồng với 34.964 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, đã cho vay 3.963 sinh viên theo học các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề; cho vay 1.880 căn nhà ở cho hộ nghèo, cho vay 6.500 công trình nước sạch và 6.350 công trình vệ
sinh hợp chuẩn quốc gia, cho vay tạo việc làm cho 3.214 lao động. Với doanh số cho vay nêu trên đã đầu tư vào đàn trâu, bò trên 39 ngàn con, chăn nuôi lợn trên 138 ngàn con, xây dựng chuồng trại chăn nuôi 43 ngàn m2; trồng rừng, trồng cây thảo quả trên 1.500 ha. Kết quả đầu tư đã giúp cho 14.038 hộ thoát nghèo. Điển hình như hộ bà Chu Thị Hồng, dân tộc Tày: Thôn Mai Hạ xã Xuân Hòa huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai, là Hộ nghèo. Năm 2009, hộ vay NHCSXH 30.000.000đ về mua trâu sinh sản. Từ nguồn vốn vay NHCSXH, gia đình bà Hồng đã thoát nghèo, đã trả hết số tiền vay NHCSXH. Hiện nay, gia đình bà Hồng đã và đang vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá giả trong thôn, tài sản hiện có có một xe tải trở hàng, mở đại lý phân bón, mở xưởng gỗ thu hút và tạo việc làm thường xuyên cho 16 lao động.
Ngoài kết quả nêu trên của Tổ TK&VV, để tăng cường nguồn vốn cho vay, đồng thời tạo ý thức thói quen dành tiền tiết kiệm cho hội viên, Hội phụ nữ các cấp đã phối hợp với NHCSXH tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ viên làm tốt việc thực hành tiết kiệm mỗi tháng từ 10 ngàn đến 50 ngàn đồng để gửi tiền vào NHCSXH. Kết quả hàng tháng có 98% hộ nghèo và các đối tượng chính sách tham gia gửi tiền tiết kiệm thông qua 100% Tổ TK&VV với số dư tiền gửi đạt 11 tỷ đồng, bình quân 1 hộ đến nay có số dư tiền gửi 553 ngàn đồng. Các khoản nợ đến hạn được trả dứt điểm, việc trả lãi cũng đã được các hộ thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả cao.
Sự cố gắng, phấn đấu trong những năm vừa qua của Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai đã được các cấp, các ngành và NHCSXH trung ương công nhận, luôn là đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong công tác ủy thác cho vay.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, hoạt động ủy thác của Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục đó là:
Công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách đến với các thôn, bản vùng sâu vùng xa đôi khi chưa đạt hiệu quả, một số người dân chưa hiểu hết chính sách cho vay, dẫn đến một bộ phận người nghèo chưa mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất vươn lên thoát nghèo.
Từ những thành tựu đạt được trong công tác ủy thác cho vay với NHCSXH giai đoạn 2011 - 2015, Hội Phụ nữ có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng chính sách như sau: