ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hà Hòa tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ) (Trang 48 - 51)

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là: Hiệu quả hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH huyện Hạ Hòa, Phú Thọ

- Phạm vi không gian nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp được thu thập trong gia đoạn 2014-2016; Số liệu sơ cấp được lấy năm 2017 để khảo sát.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm và thu thập tài liệu 2.2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu

Huyện Hạ Hòa có 33 đơn vị hành chính cấp xã gồm 1 thị trấn và 32 xã được chia làm 3 tiểu vùng khác nhau về điều kiện địa hình, trình độ phát triển của huyện.

- Tiểu vùng núi thấp, đồi cao: Gồm các xã: Quân Khê, Xuân Áng, Vô Tranh, Đại Phạm, Phụ Khánh, Hà Lương.

- Tiểu vùng đồi thấp: Gồm các xã: Chuế Lưu, Bằng Giã, Văn Lang, Gia Điền, Phương Viên, Cáo Điền, Yên Kỳ, Êm Hạ, Hương Xạ, Minh Côi …

- Tiểu vùng đồng bằng ven Sông Hồng: Gồm các xã: Vụ Cầu, Mai Tùng, Vĩnh Chân, Lang Sơn, Minh Hạc, Liên Phương, thị trấn Hạ Hoà.

Đề tài tiến hành chọn 3 xã đại diện cho 3 tiểu vùng của huyện để nghiên cứu.

Tiểu vùng 1 chọn xã Đại Phạm; Tiểu vùng 2 chọn xã Gia Điền; Tiểu vùng 3 chọn xã Mai Tùng.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu

a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu được thu thập từ:Các tài liệu thống kê đã công bố về hiện trạng nghèo đói, tình hình giảm nghèo đơn chiều và đa chiều trên địa bàn huyện, trong nước và trên thế giới. Các nguồn thông tin về đất đai, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, kết quả phát triển kinh tế các ngành từ chi cục Thống kê, Phòng tài chính kế hoạch Hạ Hòa, niên giám thống kê huyện Hạ Hòa, các báo cáo của UBND huyện Hạ Hòa. Sách báo,

tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học; thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến nghèo, giảm nghèo.

b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra bằng bảng hỏi 120 hộ gia đình tại 3 xã đã chọn ở phần trên.

Nội dung khảo sát là đánh giá các chỉ tiêu: Chỉ tiêu liên quan đến ngân hàng như: Lãi suất tiền vay; Thời hạn vay; Quy trình vay; Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn vay: Hiệu quả kinh tế; Hiệu quả xã hội...

Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn mầu phân tầng; Nhóm hộ điều tra là các hộ thuộc diện hộ nghèo có vay vốn tại NHCSXH huyện và hiện còn số dư tại ngân hàng CSXH huyện Hạ Hòa.

2.2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được phân tổ và xử lý, tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu bằng phần mềm Microsoft Excel.

2.2.1.4. Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả để thông qua các số liệu thống kê có thể phán ánh thực trạng, tình hình thực tế giảm nghèo địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tín dụng hộ nghèo theo thời gian và lĩnh vực sử dụng vốn vay.

2.2.2. Phương pháp PRA

Đánh giá nhanh nông thôn thông qua phỏng vấn có sự tham gia tại các điểm khảo sát về công tác giảm nghèo.Cách thức phỏng vấn có sự tham gia giúp tìm ra ý kiến đồng thuận từ các đối tượng khác nhau để làm căn cứ thực tiễn cho việc đưa ra các giải pháp giảm nghèo được bền vững hơn.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH bao gồm các chỉ tiêu đánh giá nguồn lực đầu vào và kết quả đầu ra.

Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực đầu vào bao gồm: Môi trường pháp lý của nhà nước và chủ trương chính sách việc làm của địa phương; Tổ chức quản lý hoạt động

cho vay của ngân hàng và năng lực đội ngũ cán bộ; Năng lực, trình độ của người sử dụng vốn; Hoạt động hỗ trợ và phối hợp của các tổ chức chính trị xã hội

Các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu ra là các chỉ tiêu đo lường về hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, được cụ thể bởi các chỉ tiêu hiệu quả đối với hộ nghèo (việc làm, thu nhập, đời sống, tình hình thoát nghèo... của hộ nghèo vay vốn); các chỉ tiêu hiệu quả đối với ngân hàng (quy mô, cơ cấu nguồn vốn, dư nợ cho vay, số khách hàng và phạm vi bao phủ, tỷ lệ thu lãi, tỷ lệ lãi đọng, tỷ lệ nợ quá hạn); các chỉ tiêu hiệu quả đối với địa phương (Tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ giảm nghèo qua các năm...).

Chương 3

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hà Hòa tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ) (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)