Chiến công trong các lực lượng siêu nhiên

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG THẦN THOẠI HY lạp (Trang 27 - 31)

TRONG THẦN THOẠI HY LẠP

2.2 Người anh hùng với những chiến công phi thường

2.2.1 Chiến công trong các lực lượng siêu nhiên

Người anh hùng trong quan niệm của người Hy Lạp cổ đại không những phải trong mình vẻ đẹp hoàn thiên cả về nhân cách và ngoại hình mà còn phải lập được những chiến công hiển hách và phi thường trong lĩnh vực sản xuất và chiến đấu. Họ là những người có sức mạnh vô địch, tài trí tuyệt vời, đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù “hai chân và bốn chân” bất chấp những khó khăn gian lao tưởng chừng như không thể vượt qua nỗi. Chính vì vậy mà những chiến công của họ thật phi thường dù họ là những người trần tục mà vẫn có thể sánh tựa thần linh. Khi đề cập đến những chiến công của người anh hùng trong chiến đấu với các lực lương siêu nhiên, ta không thể không nhắc đến người anh hùng Hêraclex.

Ở Hy Lạp thời cổ đại, người ta tôn vinh chàng không chỉ là người anh hùng mà còn như một vị thần linh. Các dân tộc Hy Lạp đều xưng là dòng dõi của con người này, không chỉ có người Hy Lạp mà ngay cả người La Mã cũng tự nhận

như vậy. Trong bước đường chinh phục tự nhiên, chàng đã lập được nhiều kỳ công hiển hách mà hiếm ai làm được. Mười hai chiến công của chàng chính hiện thực phản ánh quá trình con người chiến đấu và giành được thắng lợi trước thiên nhiên hoang dại.

Đầu tiên là giết con sư tử ở Nêmê. Đây không phải là con sư tử tầm thường mà nó rất lợi hại “ Trong vùng Nêmê có con sư tử khổng lồ hoành hành.

Nó là con của quái vật Tiphôn với Ekhítna. Nó mình đồng da sắt, không một vũ khí nào có thể đâm thủng được nó. Nó giết hại đàn gia súc, ăn thịt người làm cho nhân dân điêu đứng”[16; tr.102]. Không một ai có thể đối đầu với nó, ấy vậy mà Hêraclex một thân một mình chỉ với một cái chùy, và một cung tên đã lên đường tìm nó. Đối phó với con sư tử này chẳng phải dễ dàng gì. Chàng phải rình mò, tìm hiểu thói quen, tính nết của nó rồi mới diệt trừ. Chàng nghĩ ra việc lấp kín một cửa hang, bắt nó phải đi về bằng một con đường và phục kích sẵn trước cửa hang chờ nó xuất hiện. Trận chiến giữa chàng và con ác thú diễn ra vô cùng ác liệt, chàng phải luôn luôn thận trọng qua sát hành động của sư tử Nêmê, nếu một phúc lơ là, chàng sẽ gặp nguy hiểm. “ Chờ cho con quái vật ra khỏi hang, những mũi tên của chàng lao vun vút đi trúng liên tiếp thân con ác thú nhưng bật nảy ra và quằn đi như bắn vào vách đá. Hêraclex thận trọng trong từng đòn đánh con vật, vì chỉ sơ hở một chút thì người anh hùng sẽ biến thành bữa ăn ngon miệng cho sư tử”[16; tr.274]. Nhưng dù Nêmê có lợi hại đến mức “ Nhưng ghê gớm làm sao, thanh gươm bật nảy lên như khi ta chém dao xuống đá. Da con vật chẳng hề sây sát…Chàng liên tiếp phải tránh những đòn ác hiểm của nó như quật đuôi, vả trái, tát phải, nhảy bổ, lao hút….” [16; tr.274]. Và chiếc chùy của chàng bị gãy đôi trong khi giao chiến, cuối cùng chàng vút chùy, lao vào vật nhau với con sư tử. Nhưng bằng sức mạnh và quyết tâm, cuối cùng chàng cũng hạ được con quái vật. Chàng dùng đôi tay rắn chắc của mình siết chết con quái vật, lột da nó làm thành một bộ áo giáp kiên cố cho mình. Tiếp đến giết con long xà ở Lecnơ, nó còn đáng sợ hơn cả với con sư tử Nêmê. Nó đầu rồng, mình rắn, có tất cả chín chiếc đầu, trong đó có một cái đầu bất tử. Nhân dân trong vùng Lecnơ bị con quái vật bắt đi không biết bao nhiêu là trâu, bò,ngựa, dê cừu,…Cả đến người nữa, không gia đình nào là không có người thiệt mạng. Người ta phải

dời chỗ nhiều lần để tránh xa vùng Hiđrơ kiếm ăn. Nhưng tránh đâu cho thoát vì

nó bò rất nhanh, quăng mình đi vun vút như ta quăng ném một hòn đá” [16;

tr275]. Hơi thở nó độc đến nỗi ai hít vào là chết ngay. Và điều khó hơn nữa là mỗi lần chặt một cái đầu, thì từ chỗ vừa bị chặt lại mọc ra hai cái đầu khác và nó thậm chí còn mạnh hơn nữa. Bằng trí thông minh, Hêraclex bảo bạn đi cùng mình là Iôlaôt châm lửa đốt mỗi đầu long xà, mỗi khi Hê raclex đập nát. Cuối cùng chàng cũng diệt được long xà. Rồi đến việc bắt đàn chim ở hồ Xtimphan hung dữ, xung quanh nơi chúng ở là xác người và xác thú chồng chất khắp nơi.

Nhờ vào những mũi tên tẩm máu long xà cực độc, Hêraclex đã tiêu diệt chúng, một số còn lại đi nơi khác, trả lại yên bình cho vùng Xtimphan. Đến việc bắt sống con hươu cái trên núi Xêrini, hay bắt con bò mộng trên đảo Cret, con lợn rừng ở Êrimanthơ, dọn sạch chuồng bò trong ba mươi năm chưa một lần quét dọn, với những con bò hung tợn của vua Augiat chỉ trong một ngày, hay bắt đàn ngựa hung dữ của vua Điômet, lấy chiếc thắt lưng của nữ hoàng Hippôlit- nữ hoàng của bộ tộc Amazôn thiện chiến, cướp đàn bò của Gêriôn, lấy quả táo vàng của các nàng Hexpê rut đến việc bắt sống con chó ba đầu canh giữ địa ngục Xecbe tất cả đều được Hêraclex hoàn thành một cách xuất sắc dù cho đây là những công việc vô cùng khó khăn và nguy hiểm. Không dừng lại ở mười hai kỳ công này Hêraclex lại tiếp tục làm nên tên tuổi của mình qua những kỳ chiến công khác, ngang nhiên thách thức, chiến đấu với thần chết và thần Apônlông, chiếm đánh thành Troi, giúp các thần linh giết bọn khổng lồ. Bằng trí tuệ tuyệt vời Hêraclex đã chống lại những kẻ thù với âm mưu xảo quyệt, với sức mạnh vô địch, chàng đã chiến thắng và chinh phục những quái vật hung hãn nhất và từng bước chinh phục những thử thách. Chàng là biểu tượng của lòng dũng cảm, chí khí kiên cường, tinh thần chiến đấu không biết mệt mỏi. Chàng là hình tượng tiêu biểu cho sự hài hòa giữa sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của người Hy Lạp cổ đại.

Thần thoại Hy Lạp không chỉ có một người anh hùng với những kỳ công Hêraclex mà còn có rất nhiều, rất nhiều người anh hùng khác cũng có những chiến công không kém phần vang dội. Một Pecxê đầy lòng quả cảm, không ngại nguy hiểm lấy đầu Mêđuzơ, con quái vật kinh khủng, dữ tợn “Thân hình chúng

đầy những vẩy lóng lánh và cứng như thép, không một kiếm đao nào chém được.

Chúng có những cánh tay khổng lồ bằng đồng, móng bằng thép. Trên đầu là những con rắn độc ngọ ngậy, miệng kêu the thé. Răng nanh sắc như dao, môi chúng đỏ như máu […] Ai gặp chúng liền bị xé xác. Nguy hiểm nhất là nếu ai nhìn vào mắt chúng sẽ biến thành đá ngay lập tức”. [16; tr.250]. Giải cứu nàng Ăngđômet khỏi nanh vuốt của quái vật biển. Một chàng Thêxê dũng mãnh , niềm kiêu hãnh của thành Athen, trong một trận chiến với con bò rừng hung dữ,

chàng với đôi tay trần, chàng nắm chặt lấy đầu con quái vật ghìm giữ nó lại

[16; tr.366]. Cuối cùng người thắng. Con người đã thuần phục được thú dữ, bắt nó phục vụ cho hình, hình ảnh Thêxê chính là biểu trưng cho ý nghĩa đó.

Hình ảnh con người trong thần thoại Hy Lạp biểu thị cho một sức chiến đấu bền bỉ, dẻo dai. Dù cho xã hội Hy Lạp còn sơ khai, nhận thức còn kém, trước những hiện tượng tự nhiên, họ còn chưa nhận thức rõ và đã tự nhân hóa nó lên thành hình ảnh các thần linh như thể hiện thái độ sợ hãi trước thiên nhiên. Nhưng không vì thế mà họ khuất phục, từng bước một “ Sức mạnh tự nhiên bị hạ thấp xuống và thay thế vào đó là sức mạnh tinh thần được đề cao và lúc bấy giờ đặc trưng chủ yếu không phải là sự nhân cách hóa mà là tính chủ thể” (Heghen) [1;

tr.12]. Nói rõ hơn, con người không còn sợ hãi trước thiên nhiên mà đã dám đứng ra chống lại các thế lực tự nhiên này. Họ ngang nhiên thách tức, chống lại các thần linh. Đó là chàng Prômêtê dám cãi lệnh Dớt, mang lửa xuống cho loài người. Chàng còn lừa cả thần Dớt vĩ đại. Chàng không hề sợ hãi trước thần trượng sấm sét của thần Dớt, dù cho phải chịu cực hình tàn nhẫn, đau đớn đến như thế nào chàng cũng không cuối đầu trước Dớt. Nếu Hêralex là tượng trưng cho sức chiến đấu của con người trước thiên nhiên thì Prômêtê chính là biểu tượng của hình ảnh dám thách thức cả thiên nhiên của người Hy Lạp cổ đại.

Như vậy hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp được dựng lên với nhiều phẩm chất tốt đẹp. Họ luôn xem trọng vấn đề nhân nghĩa, thương yêu, quan tâm đến cuộc sống của người dân. Với tài trí song toàn, lần lượt từng người anh hùng đã lập nên những chiến công phi thường dù họ chỉ là những người trần đoản mệnh. Họ được người dân tôn sùng, sánh ngang hàng với các vị thân linh. Điều đó chứng tỏ nhận thức người Hy Lạp tiến bộ một bậc. Sức mạnh

tự nhiên bị hạ thấp xuống và thay thế vào đó là sức mạnh tinh thần, họ tự tin khẳng định mình, chinh phục tự nhiên hung hãn. Mặc dù những người anh hùng này là những con người khác nhau nhưng giống nhau ở chỗ đều là người anh hùng mang lý tưởng của cả bộ tộc, bộ lạc, lý tưởng con người tràn đầy sức sống và nhiệt tình sôi nổi, khát khao chiến công và vinh quang.

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG THẦN THOẠI HY lạp (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)