Từ thần thoại Hy Lạp đến thần thoại Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG THẦN THOẠI HY lạp (Trang 51 - 54)

NGƯỜI ANH HÙNG HY LẠP 3.1 Giá trị nội dung trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng

3.3 Từ thần thoại Hy Lạp đến thần thoại Việt Nam

3.3.1 Sự giống nhau giữa hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp và hình tượng người anh hùng trong thần thoại Việt Nam

Trong xã hội nguyên thủy, mặc dù trình độ nhận thức còn kém, nhưng qua quá trình lao động, sản xuất con người đã đúc kết cho bản thân những vốn sống, kinh nghiệm quý báu từ cuộc sống. Không chỉ có người dân Hy Lạp cổ đại, mà tất cả các dân tộc cổ trên trái đất nói chung Việt Nam nói riêng, khi nhận thức về vũ trụ lúc bấy giờ họ điều có cùng một quan điểm. Vũ trụ, các hiện tượng tự nhiên là những khái niệm trừu tượng, đối với người xưa, đó là những lực lượng siêu nhiên, bí ẩn. Khi mà bước đầu nhậ thức vũ trụ còn mơ hồ, họ tìm cách lý

giải dựa vào vốn sống hiểu biết và trí tưởng tượng phong phú, họ suy tôn các lực lượng tự nhiên huyền bí, có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống của họ là “thần”. Dù cho cách giải thích này có chút ngây thơ và ấu trĩ nhưng qua đó cũng đã phản ánh ít nhiều về cuộc sống thực tế của họ. Và dần dần trong quá trình sản xuất, con người từng bước làm chủ thiên nhiên, biến đổi thiên nhiên theo ý muốn phục vụ con người. Và hình ảnh đó được gởi gắm qua hình tượng chinh phục của những nhân vật anh hùng.

Cả thần thoại Hy Lạp và thần thoại Việt Nam, trong xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng, người cổ đại chủ yếu tập trung vào ba đặc điểm cụ thể đó là:

hình dáng, công trạng, “ bán thần”. Những nhân vật anh hùng trong thần thoại bao giờ cũng mang vẻ kì lạ và đặc biệt, người nào cũng khỏe mạnh, thông minh và lập nên kỳ tích to lớn. Nếu Prômêtê trong thần thoại Hy Lạp có công sáng tạo nên loài người, mang đến cho con người ngọn lửa ấm áp, giúp cho xã hội con người tiến bộ một bật. Thì trong thần thoại Việt Nam, ta vẫn có hình ảnh Lac Long Quân, người được coi là cha của các dân tộc Việt Nam. Nhờ vào công lao của người mà người Việt cổ biết thế nào là trồng trọt, các nghề thủ công,…Hay những người anh hùng chiến đấu và chinh phục thiên nhiên qua cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh,…Những môtif này xuất hiện khá là phổ biến.

Từ hình dáng, xuất thân, kì tích của các nhân vật anh hùng, trong thần thoại Hy Lạp lẫn thần thoại Việt Nam đều được xây dựng theo một khuôn mẫu.

Đó là những nhân vật phi thường, lập nên những chiến công to lớn. Người xưa đã ca ngợi những người đã có công to lớn, qua những tình tiết li kì, hấp dẫn xoay quanh nhân vật chính. Và dù nhân vật đó là thần, bán thần, hay con người phàm tục vẫn được người xưa sùng bái, tôn vinh. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần xây dựng hình tượng anh hùng trong thần thoại.

3.3.2 Sự khác nhau trong việc xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng trong thần thoại Việt và thần thoại Hy Lạp

Dù thần thoại của các dân tộc thường được xây dựng theo những môtif chung như hình dáng, xuất thân kỳ lạ, nhân vật lập được nhữn chiến công, nhưng bên cạnh đó tùy vào đặc trưng của mỗi dân tộc vẫn có những điểm khác biệt.

Trong thần thoại Hy Lạp, việc sáng lập ra vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên là do các vị thần đảm nhiệm, nhiệm vụ của các anh hùng là phải chinh các hiện tượng tự nhiên đó. Thì ở đây, thần thoại Việt Nam lại xem những người anh hùng chính là những vị thần. Những vị thần này đã sáng tạo nên vũ trụ, tất cả những gì diễn ra xung quanh cuộc sống của con người từ loài vật, cây cỏ, núi sông. Nhân vật anh hùng trong thần thoại Việt mang chức năng và trách nhiệm to lớn hơn. Không chỉ là chiến đấu bảo vệ nhân dân, họ còn phải sáng tạo ra thế giới con người. Người Việt Nam tôn vinh họ là các vị thần đó là Ông trời, thần Sấm, thần Sét. Họ đặt niềm tin vào tuyệt đối vào thế giới thần linh. Các vị thần có mặt muôn nơi, cho phối đời sống tinh thần vật chất của con người.

Trong thần thoại Hy Lạp, người Hy Lạp cổ đại xây dựng nên nhân vật anh hùng rất gần gũi với con người, nhìn bề ngoài, họ là những người rất đỗi bình thường. Nhưng trong thần thoại Việt, người anh hùng hiện lên thường là những người có hình dung khác thường kỳ lạ, thường là những người khổng lồ. Đó là Thần Trụ Trời với dáng vẻ to lớn, khi thần đứng dậy là đội cả bầu trời trên vai mình, và ngoài vóc dáng khổng lồ phi thường kết hợp với công việc hì hục đào đất, đắp đá, ta thấy không có thêm yếu tố thần kỳ nào. Còn trong thần thoại Hy Lạp, xoay quanh nhân vật anh hùng là đầy rẫy những yếu tố thần kỳ. Khi thì được thần này thần kia giúp đỡ, khi thì chịu sự ghen ghét và trả thù của các thần mà điển hình ở đây là Hêraclex.

Nhìn chung khi tìm hiểu nhân vật trong các thần thoại, bao giờ ta cũng bắt gặp những yếu tố hoang đường mà tác giả dân gian đã gởi gắm cho nhân vật.

Người xưa đã phóng đại những nhân vật anh hùng mang tầm vóc vũ trụ, tài năng phi thường, công lao to lớn. Bởi hơn ai hết, những người anh hùng là người thực hiện ước mơ, khát vọng của họ.

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG THẦN THOẠI HY lạp (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)