TRONG THẦN THOẠI HY LẠP
2.3 Người anh hùng và những bi kịch
Người anh hùng luôn là những người được mọi người công nhận và tôn kính bởi những đóng góp, cống hiến to lớn với nhân dân, bộ tộc. Tuy nhiên không phải ai cũng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Cuộc sống luôn có những thăng trầm biến đổi mà đôi khi con người không lường trước được. Cuộc đời người là hữu hạn và người anh hùng cũng không tránh khỏi sự hữu hạn ấy. Cuộc đời không phải lúc nào cũng dành cho họ những vinh quang tột bậc mà đôi khi cũng mang đến cho họ những cay đắng, chua chát và những mối hiểm họa không lường trước được.
2.3.1 Bi kịch trong tình yêu và gia đình
Khi nhắc đến những tình cảm cao quý của con người thì ta phải kể đến tình yêu sắc son chung thủy. Đây như là một đề tài bất tận, là nguồn cảm hứng dồi dào, bất tận trong văn chương thế giới.
Hêraclex một người anh hùng với chiến công hiển hách vẫn không thể thoát khỏi guồng quay của số phận. Cuộc đời chàng được xây dựng trong vinh quang nhưng lại không kém phần bi kịch. Vì chàng là con trai thần Dớt với một người phàm trần nên Hêra không ưa Hêraclex vì thế mà bà đã gây ra cho chàng rất nhiều bi kịch. Người vợ đầu tiên của chàng là công chúa Megara ( con gái vua Creon, thành Thebơ). Họ có với nhau ba cậu con trai kháu khỉnh. Những tưởng hạnh phúc đã đến thì trên đỉnh Ôlempơ, Hêra nguyền cho Hêraclex hóa điên, khiến chàng ra tay giết chết vợ con mình. Để rửa sạch tội lỗi, chàng phải thực hiện mười hai nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Trãi qua nhiều gian truân, Hêraclex trở về quê hương rồi đến Calidon cầu hôn công chúa Deana. Với tiếng tăm lừng lậy, chàng đã nhận được lời đồng ý của công chúa và nhà vua. Trong một ngày
đẹp trời, Hêraclex dắt vợ đến thành Tyrins chơi. Họ đến một khúc sông chảy xiết.
Từ đây, mâu thuẫn bắt đầu được nhen nhóm. Khi Nesxus (tên Nhân mã làm nghề chở người qua khúc sông này) nảy sinh lòng tham, định bắt cóc nàng Daena, hắn đã bị Hêraclex hạ gục ngay tức khắc. Tuy nhiên, trong lúc hấp hối, Nesxus đã kịp hứng lấy một ít máu của mình, trao cho Daena và nói rằng đây là phương thuốc giúp nàng công chúa giữ chồng. Ít lâu sau, trong cuộc chinh phạt xứ Okhali, Hêraclex bắt sống được công chúa Ioler, người con gái sắc nước hương trời. Sợ chồng bị Ioler mê hoặc, Deana đã nhỏ những giọt máu xưa kia vào bộ lễ phục của Hêraclex.
Ngay khi khoác áo vào người, Hêraclex bỗng cảm thấy toàn thân mình nóng như lửa đốt. Máu long xà Hydra hòa với máu Nhân mã đã tạo thành một chất độc khủng khiếp. Biết mình không qua khỏi, Hêraclex đã lập giàn thiêu cho mình. Hai lần lấy vợ, dù có cuộc sống hạnh phúc nhưng nó chỉ ngắn ngủi. Chỉ vì ghen tuông vô cớ, Hêra đã làm cho gia đình kẻ khác tan nát, khiến cho một người phải sống trong hối hận giày vò. Không nỗi đau nào bằng nỗi đau vợ con chết bởi tay mình. Dù cho Hêraclex có được rửa sạch tội lỗi, thì những ân hận vẫn không ngừng vò xé tâm hồn chàng.
Chung số phận với Hêraclex còn có người anh hùng Pecxê. Dù cưới được nàng Anđrômet xinh đẹp, trở thành vua đảo Acgôt, nhưng chàng lại chính tay giết chết ông ngoại mình. Dù chỉ là hành động vô tình, Pecxê vẫn không tránh khỏi đau xót và ân hận giày vò. Chàng không thiết tha đến việc cai trị Acgôt nữa và đã bỏ ra đi sau khi chôn cất ông ngoại mình. Hay chàng Pêlốp vì muốn cưới nàng Hippôđami, chàng đã mua chuộc người đánh xe ngựa của vua Ơnômaốt yêu cầu anh ta đừng lắp đinh vào chốt xe để bánh xe sẽ tuột và giữ Ơnômaốt lại trên đường đi. Nhưng chàng đâu ngờ rằng chính hành động đó của chàng đã khiến Ơnômaốt thiệt mạng “ Hai bánh xe ngựa bỗng rời ra khỏi trục. Chiếc xe đổ nhàu: vị vua thành Pizơ tàn ác ngã vấp xuống mặt đất. Ơnômaốt ngã vỡ sọ” [23;
tr.72]. Pêlốp đã chiến thắng và cưới được Hippôđami, nhưng liệu cuộc sống sau này của chàng có được hoàn toàn hạnh phúc không khi chỉ vì chút ích kỷ của bản thân, chàng đã làm chết một người mà người đó lại là cha vợ của chàng.
Catmôt, người anh hùng có công gây dựng thành Thebơ, là một vị vua giàu mạnh nhất Hy Lạp. Cuộc đời chàng người ta tưởng chừng chỉ biết đến hạnh phúc, nhưng thực ra, chàng phải chịu nhiều bất hạnh.“ Mắt chàng nhìn thấy hai con gái là Xêmêlê và Inô chết trước mắt mình. Cháu ngoại chàng là Actêôn đã bị Actêmit biến thành hươu và bị chó xé xác. Về già phải chịu sống trong cảnh cô độc, thương nhớ con cháu. Chàng cùng vợ rời khỏi thành Thêbơ và cuối cùng hóa thành rồng” [23; tr75]. Ngoài ra còn có câu chuyện buồn của danh ca Orphê, chàng nhạc sị tài hoa nhất Hy Lạp, một trong những người hùng trên con tàu Acgô. Tình cảm vợ chồng của họ thật đẹp. Họ sống một cuộc sống rất là yên vui và hạnh phúc nhưng vị thần bất hạnh không tha cho bất cứ ai, và câu chuyện của họ bỗng chốc trở thành câu chuyện buồn đẫm lệ. Thần chết đã đưa vợ chàng ra đi, gia đình tan nát. Chàng dù đã cố nén đau thương nhưng lệ vẫn tràn trên má.
Nhờ tình yêu sắt son chung thủy, chàng đã vượt qua bao khó khăn, vất vả trong hành trình xuống âm phủ cứu vợ mình. Và cũng nhờ vào tình yêu đó đã làm cảm động những con người chốn địa ngục tối tăm, đến nỗi thần Hađex phải đồng ý trả lại Ơriđix cho chàng với lời dặn “ Trong suốt cuộc hành trình dưới thế giới tối tăm này trước khi đặt chân lên thế giới tràn đầy ánh sáng mặt trời rực rỡ, ngươi không được phép quay lại nhìn người vợ thân yêu của mình. Nếu ngươi vi phạm điều ta ngăn cấm, nàng Ơriđix của ngươi sẽ lập tức biến mất. Nàng sẽ trở lại sống vĩnh viễn dưới vương quốc của ta. Khi ấy dù ngươi có cầu xin thống thiết đến bao nhiêu đi chăng nữa, ta cũng không thể trả lại nàng cho nhà ngươi. Vì đó là luật lệ.” [16; tr.427]. Nhớ lời Hađex dặn nhưng vì qua yêu thương vợ nên trong lòng chàng luôn lo lắng và nghĩ đến cảnh người vợ thân yêu của mình ngồi bóp gan bàn chân đẫm máu vì dập nát là lòng chàng như se lại. Chàng quay mặt lại. Nhưng hỡi ôi! Người vợ bé bỏng của chàng từ từ nhỏ dần rồi mất hút trong sương lạnh, còn lại chàng với cõi lòng tan nát. Chàng đã mất nàng mãi mãi.
Trong gia đình, không có nỗi đau nào bằng chính tay mình đã cướp đi mạng sống của những người thân yêu. Dù biết là vô tình, nhưng những chàng trai dũng mãnh của Hy Lạp vẫn là những con người phàm tục, vẫn có khối óc, trái tim, thì làm sao tránh khỏi những ăn năn vò xé. Chàng Iaxôn, thủ lĩnh của con tàu Acgô huyền thoại, chỉ vì chàng muốn lấy Glaukên con vua Krêôn đã khiến cho
nàng Mêđê buồn bã và quyết định trả thù “ Kêrêôn đến, ra lệnh cho Mêđê phải rời Côrinthơ ngay tức khắc. Kêrêôn biết Mêđê có nhiều phép thuật , nên rất sợ Mêđê ở lại thành Corinthơ. Mêđê giả vờ nghe theo, chỉ xin ở lại một ngày. Nàng chỉ xin cho phép các con nàng ở lại Corinthơ. Để tạ ơn ấy, nàng tặng Glaukê một bộ áo rất quý và một mũ miện bằng vàng. Nhưng khi Glaukê vừa mặc bộ áo vào thì thuốc độc tẩm trong áo thấm vào người : bộ áo nóng như lửa, thiêu nàng công chúa tội nghiệp. Krêôn chạy đến cứu con gái cũng bị bộ quần áo dính luôn vào người, Krêôn giằng ra nhưng từng mảng thịt cũng rứt ra luôn và Krêôn chết vì món quà tặng. Giết xong Krêôn và Glaukê, Mêđê nghĩ đến chuyện giết cả hai đứa con mình để làm Iaxôn đau khổ, Iaxôn nghe tin, hoảng hốt chạy vào cung, vì sợ người ta trả thù giết chết con mình. Nhưng đến nơi thấy Mêđê đã ngồi trên chiếc xe do những con rồng kéo, và dưới chân Mêđê là xác hai đứa con. Iaxôn vang nài Mêđê để chàng nhìn xác con lần cuối, nhưng không được nữa” [23;
tr.132]. Chàng đau đớn trước nỗi bất hạnh, chàng đến ngồi cạnh chiếc tàu Acgô ngày nào để hồi tưởng lại những ngày quá khứ vinh quang xưa, mong muốn tìm một người an ủi. Bất hạnh lại không tha cho chàng, chành phải chết bởi chính con tàu của mình “ Bỗng chiếc tàu đổ sụp xuống, vùi chàng trong những mảnh vụn của nó” [23; tr.132].
2.3.2 Bi kịch trong đời sống xã hội
Cuộc đời luôn là một bài toán khó mà chẳng ai biết được đáp án cuối cùng. Cuộc sống này là muôn hình vạn trạng với vô vàn sự vật và có rất nhiều hạng người khác nhau. Trong tất cả những gì được xem là khó hiểu nhất thì lòng người là một trong số đó.
“ Dò sông, dò biển dễ dò
Mấy ai lấy thước mà đo lòng người”.
Biển cả vốn mênh mông và sâu thẳm nhưng không thể so sánh với độ nông sâu dài ngắn của lòng người. Trước những tài năng, phẩm chất cũng như những chiến công hiển hách thì việc những người anh hùng bị người khác ghen ghét, đố kị là điều không tránh khỏi. Như Prômêtê, nhờ công mang ngọn lửa về cho người trần mà chàng được nhân dân mến mộ. Trái tim vị thần Dớt vĩ đại bùng lên nỗi căm tức, thù ghét Prômêtê vì chàng can đảm bênh vực loài người
yếu đuối. Bên cạnh đó chàng lại là người duy nhất biết sau này ai sẽ lật đổ ngôi của Dớt, cũng như biết cách tránh điều đó. Nhưng chàng không hề hé răng nửa lời. Và thế là chàng bị Dớt bắt xích vào vách đá, hằng ngày phải chịu cảnh một con chim ưng đến mổ ăn lấy gan của chàng.
Cuộc đời Thêxê cũng không tránh khỏi sự ghen ghét, đố kị của lòng người. Ganh ghét trước tài năng, lo sợ một ngày nào đó Thêxê sẽ cướp ngôi mình nên vua Licômet lừa chàng lên một núi đá thực cao để ngắm nhìn cảnh đất nước, rồi sau đó đẩy chàng xuống vực. Cuộc đời Thêxê cũng không kém gì Hêraclex, đầy những thăng trầm. Chàng phải từ bỏ tình yêu của mình với nàng Arian xinh đẹp vì thần Điônixôt đã quyết định nàng là vợ. Trong lúc buồn đau, chàng không thay cánh buồm đen tang tóc, từ đó dẫn đến cái chết cho cha mình. Từ đó chàng không còn tìm thấy một người nào có thể trở thành vợ mình nữa. Cuộc đời chàng không biết thế nào là hạnh phúc. Khi được Hêraclex cứu chàng từ địa ngục trở về, chứng kiến cảnh Athen bị tàn phá, Mẹ và các con phiêu bạc khắp nơi, người anh hùng chỉ mong muốn có một cuộc sống bình yên trong những ngày tháng còn lại của cuộc đời nên mới đến nương nhờ Licômet ấy vậy mà đáp trả lại lòng chân thành của chàng là lòng ích kỉ và nham hiểm.
Chương 3