NGƯỜI ANH HÙNG HY LẠP 3.1 Giá trị nội dung trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng
3.1.1 Hiện thực cuộc sống của người Hy Lạp cổ đại qua hình ảnh người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp
3.1.1.1 Trong sản xuất
Thực tế sản xuất, trình độ sản xuất, công cụ sản xuất thời bấy giờ đều in rõ nét trong những câu chuyện thần thoại Hy Lạp. Hoàn cảnh địa lý đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất của người Hy Lạp, đất đai không được phì
nhiêu, màu mỡ. Nên cuộc sống rất là khó khăn, vất vả. Công cụ sản xuất thì thô sơ nhưng không vì thế mà người Hy Lạp chán nản buông xuôi. Bằng trí tuệ và nghị lực họ đã tận dụng những gì sẵn có để sản xuất và vươn lên thoát khỏi cuộc sống đói nghèo. Họ không còn cuộc sống chăn bắt hái lượm nữa mà đã biết bắt đầu trồng trọt. Qua hình ảnh Catmot gieo răng rồng trên mảnh đất vừa cày xới.
Họ biết lợi dụng những đồng cỏ để chăn thả gia súc qua hình ảnh Hêraclex cướp đàn bò của Gêriôn. Không những họ biết nuôi gia súc lấy thịt, họ còn biết sử dụng sữa của chúng làm thức ăn. Sau mỗi ngày chăn gia súc về, tên khổng lồ Pôliphem thường ngồi vắt sữa của chúng. Đây là công việc thường ngày của người chăn nuôi. Trong suốt hầu hết các câu chuyện về người anh hùng, ta thường bắt gặp hình ảnh những người chăn bò, chăn cừu, những vườn cây trái trĩu cành.
Bên cạnh đó ta còn thấy người dân Hy Lạp cổ đại đã bắt đầu bết thuần hóa động vật hoang dã, biến chúng thành những công cụ phục vụ cho lao động sản xuất. Trong câu chuyện về những người anh hùng trên con tàu Acgô, người Hy Lạp đã biết thuần hóa bò rừng thành bò nhà để phục vụ cho việc cày cấy, gieo hạt thay cho sức người.
Người Hy Lạp có một lợi thế nữa đó là có rất nhiều đảo, người xưa đã biết đóng tàu thuyền và giao lưu hàng hóa từ đảo này sang đảo khác. Những người anh hùng tàu Acgô nhờ vào sự hướng dẫn của nữ thần Athena, đã đóng thành những con tàu vững chắc, sẵng sàng cho những chuyến ra khơi.
Ta thấy dù đất đai có khô cằn, sỏi đá nhưng người Hy Lạp vẫn biết vượt qua khó khăn, tận dụng tất cả những gì mình sẵng có, biến nó thành thế mạnh cho sự phát triển của bộ lạc.
3.1.1.2 Trong chiến đấu
Trong xã hội thời kỳ bình minh của lịch sử, con người phải đối đầu với không ít khó khăn vất vả và nguy hiểm, lại thêm “kẻ thù hai chân và bốn chân”
đang chực chờ rình rập. Họ phải chiến đấu chống lại kẻ thù. Thiên nhiên “vốn thù địch với con người” đã gây ra không ít những tai họa, đem lại sự lo âu trong cuộc sống của con người. Đó là nạn hồng thủy, hạn hán, động đất, núi lửa, thú dữ,… Tất cả đều để lại dấu ấn sâu đậm trong thần thoại Hy Lạp. Trước thiên
nhiên khắc nghiệt như vậy, đòi hỏi con người phải dũng cảm, mưu trí, đương đầu với nó để giành giật sự sống cho mình.
Chiến đấu với thiên nhiên khắc nghiệt như vậy, con người phải có ý chí kiên cường anh dũng nhưng bên cạnh đó vẫn cần có phải có chữ trí. Dù mạnh đến đâu, nhưng không linh hoạt thì khó lòng chiến thắng kẻ thù. Người hùng Uylix, cũng nhờ vào đầu óc linh hoạt, sáng suốt của mình đã giúp chàng thoát được cảnh trở thành bữa ăn cho tên khổng lồ Pôliphem. Trên đường trở về quê hương, chàng và những người thủy thủ của mình bị Pôliphem bắt giữ, lần lượt từng người bị ăn thịt. Không ngồi chờ cái chết. Chàng khôn khéo dựa vào truyền thống mên khách của người Hy Lạp, lừa cho tên khổng lồ uống rượu nho của mình. Chàng tự xưng tên mình là “ Chẳng có ai”, tối đến lợi dụng lúc hắn ngủ, chàng chọc mù hai mắt hắn. Pôliphem hét vang như sấm, vang dội khắp nơi, bạn bè hắn kéo đến hỏi xem là ai dùng mưu hại hắn. Hắn trả lời “ Chẳng có ai”. Mọi người bỏ về. Thế là nhờ mưu trí mà Uylix thoát khỏi nguy hiểm.
Những chiến công của Hêraclex cũng là một điển hình cho sự mưu trí của con người. Trong cuộc hành trình tìm những quả táo vàng, chàng phải đương đầu với hai kẻ thù: Ăngtê có sức mạnh thần bí và Atlat thông minh, xảo quyệt. Ba lần quật ngã Ăngtê xuống đất và nện cho hắn những chày quyết tử, nhưng thoáng chốc hắn đã bật dậy mạnh hơn và chiến đấu như điên. Thì ra Ăngtê là con trai của mẹ đất Gaia, mỗi lần hắn ngã là mỗi lần hắn được mẹ tiếp thêm sức mạnh.
Biết được bí quyết đó chàng nhấc bổng hắn lên khỏi mặt đất và bóp cổ hắn cho tới khi hồn lìa khỏi xác. Còn với Atlat, hắn lại là một kẻ nham hiểm, ranh mãnh.
Hắn định lừa Hêraclex thay hắn gánh vác cả bầu trời để hắn được tự do, bay nhảy. Nhưng Hêraclex đã kịp thời phát hiện ra ý đồ đen tối của hắn. Chàng đã dùng chiêu “gậy ông đập lưng ông” để ứng phó với hắn. Và Atlat lại tiếp tục phải chịu trừng phạt. Cuộc đời gian truân của Hêraclex cùng những anh hùng khác như Têdê, Benlêrôphông, Uylix,.. cũng chính là bản thân cuộc sống hiện thực của quần chúng nhân dân lao động thời xưa. Cuộc đời họ cũng lao đao, lận đân. Để được tồn tại, họ phải chống chọi với thiên nhiên quyết liệt để giành lấy sự sống.
Chiến đấu với kẻ thù không chỉ bằng sức mạnh mà còn phải có vũ khí.
Người Hy Lạp đã trang bị cho người anh hùng của mình những vũ khí thần kỳ.
Đó là đôi dép có cánh của Hecmet, thanh kiếm cong và chiếc khiên thần của Athena, chiếc mũ tàng hình của thần Hađet trong cuộc chiến giữa Pecxê và Mêđuzơ. Hay những mũi tên tẩm máu long xà cực độc của Hêraclex,…đó là những vũ khí chiến đấu có sức mạnh thần kỳ mang lại những chiến thắng tất yếu.
Con người chiến đấu gian khổ với tự nhiên nhưng cũng có lúc bắt tự nhiên phải phục vụ chính mình. Hêraclex đã dùng đôi tay “ nắn lại hai dòng sông Anphê và Pênê lái cho nước chảy về chuồng bò, sau đó chàng dời hai bức tường ở hai đầu chuồng để nước của hai con sông ào ạt chảy qua, xối thẳng vào”[16;
tr.272]. Chàng đã dời núi xẻ non tạo ra eo biển Gibrantar, khai thông Địa Trung Hải với Đại Tây Dương. Chỉ thế thôi, nhưng cũng chứng tỏ được rằng con người từ thưở khai thiên lập địa cũng đã biết chinh phục tự nhiên, cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên làm theo ý mình. Khát vọng chinh phục tự nhiên còn thể hiện qua hình ảnh Bêlêrôphông chế ngự con ngựa có cánh Pêgadơ làm vật đi lại.
Việc Hêraclex xuống địa ngục bắt chó ngao Xecbe , góp phầ phản ánh ước muốn chinh phục, khám phá thế giới xung quanh của con người.
Điển hình nhất là người anh hùng Prômêtê, chàng dám chống lại Dớt, người được tụng xưng là chúa tể muôn loài, điều đó thể hiện tinh thần không khuất phục trước tự nhiên của người cổ đại. Dù cho thiên nhiên có hung bạo đến đâu họ cũng chống chọi tới cùng. Cuối cùng Prômêtê cũng được giải thoát. Nó thể hiện một điều rằng sứ mạng giải phóng cho con người thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than không ai khác chính là bản thân của mỗi con người.
Qua những câu chuyện kể trên cho ta thấy một điều rằng, cuộc sống của người Hy Lạp cổ còn nhiều khó khăn, họ phải đương đầu với bao tai họa do thiên nhiên, nhưng họ đã biết đấu tranh chống lại các thế lực áp bức, vượt qua khó khăn để đòi lại công bằng lẽ phải, tất cả vì mục đích sinh tồn.
3.1.2 Ý nghĩa nhân văn qua hình tượng người anh hùng
Thần thoại Hy Lạp không những là bức tranh hiện thực đời sống sản xuất và chiến đấu của người Hy Lạp cổ xưa mà nó còn góp phần phản ánh tư tưởng, tình cảm của người Hy Lạp thời đó.
Trước hết đó là tư tưởng công bằng và đạo lý “trừng phạt và khen thưởng”, đây là tư tưởng được đề cao trong thần thoại. Hêraclex trong cơn điên
dại đã giết chết vợ và con mình thì phải bán thân làm nô lệ để chuộc tội. Tên vua Pôliđéc vi phạm vào khuôn mực đạo đức, ích kỷ, dối trá, cưỡng bức nàng Đanaê và buộc Pecxê phải đi lấy đầu Mêđuzơ cuối cùng rồi cũng bị biến thành đá,…Có tội bị trừng rồi và nếu lập được công trạng thì sẽ được trọng thưởng và phần thưởng cao nhất là được trở về đỉnh núi Ôlempơ hào quang chói lọi, sống bất tử cùng thế giới thần linh như nanh hùng lao động Hêraclex. Đây được xem như là bước đầu của việc giáo dục nhận thức con người, hình thành nên nhân cách đạo đức.
Trong khi phản ánh trạng thái xã hội, người Hy Lạp cổ đại cũng biểu dương những tình cảm tốt đẹp của con người trong thời kỳ ban sơ này. Đó là tình yêu quê hương đất nước, tình đồng bào, đồng loại qua hình ảnh người anh hùng Thêxê, Hêraclex,…Tình anh em sâu đậm trong thần thoại về hai người hùng Pônlút và Caxto. Khi Caxto chết, Pônlút cầu xin thần Dớt cho chàng chết theo anh mình, dù “ Pônlút, số con sẽ là vị thần bất tử, sao con lại có ý nghĩ kỳ quặc như thế?” [23; tr.92]. Đối với chàng, cuộc sống yên vui trên Ôlempơ rạng rỡ cũng không bằng cuộc sống ở âm ti cạnh người anh yêu quý của mình. Điều đó đã chứng tỏ rằng hạnh phúc không phải chỉ có thể tìm thấy ở thiên đình, mà cả vương quốc của đau buồn và bất hạnh, miễn là sống cạnh con người mình yêu thương. Ngoài ra còn có tình vợ chồng thủy chung son sắt qua câu chuyện cảm động về tình vợ chồng thủy chung của chàng danh ca Ôrphê, hay tình bạn của Asin và Patơrôclơ.
Song song đó trong câu chuyện về Hêraclex đi tìm những quả táo vàng đã thể hiện được một triết lí sâu sắc: trách nhiệm của ai thì người đó thực hiện đừng đổ cho người khác. Để tìm được những quả táo vàng Hêraclex đã phải băng qua sa mạc đi tìm khu vườn có những quả táo vàng do Atlax canh giữ, nhưng do phạm tội bị trừng phật phải vác bầu trời. Atlax giao nhiệm vụ canh giữ vườn táo lại cho các con, chúng rất hung dữ, biết khó lòng lấy được, Hêraclex tìm gặp Atlax nhờ giúp đỡ, đổi lại chàng phải thay hắn đội bầu trời một lúc để hắn đi lấy những quả táo vàng. Nhưng khi lấy những quả táo vàng hắn lại có thâm ý khác là muốn Hêraclex thay mình vác bầu trời mãi mãi nên bảo Hêraclex là hắn sẽ thay chàng đem quả táo đến nơi chàng cần. Bằng trí thông minh Hêraclex nhỏ nhẹ
nhờ Atlax vác lại bầu trời để tìm gối lót lên vai. Thế là Hêraclex có được những quả táo vàng, còn Atlax tiếp tục với trách nhiệm gánh vác bầu trời của mình.