Nghệ thuật xây dựng motif

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG THẦN THOẠI HY lạp (Trang 44 - 51)

NGƯỜI ANH HÙNG HY LẠP 3.1 Giá trị nội dung trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng

3.2 Giá trị nghệ thuật

3.2.2 Nghệ thuật xây dựng motif

Trong loại hình văn học dân gian, motif đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cốt truyện, đề tài đồng thời góp phần xây dựng hình tượng nhân vật trở nên

độc đáo và ấn tượng. Motif trong thần thoại Hy Lạp nói riêng và các dân tộc khác nói chung có khá nhiều nét tương đồng. Khi tìm hiểu về hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp, motif cần được tìm hiểu bởi vì nó đóng một vai trò khá quan trọng trong quá trình khắc họa nên hình ảnh người anh hùng.

Thần thoại Hy Lạp bao gồm nhiều motif, mỗi motif xuất hiện trong truyện đều đóng vai trò quan trọng, góp phần gây ấn tượng mạnh mẽ và hâp dẫn người đọc. Nghiên cứu thần thoại Hy Lạp ta thấy xoay quanh các hình tượng nhân vật có nhiều motif tiêu biểu, độc đáo. Đặ biệt, nhân vật anh hùng được tác giả dân gian xây dựng với nhiều motif thể hiện sự phi thường, kì lạ như nguồn gốc, xuất thân, chiến công phi thường,…

Nói đến nhân vật thần thoại, mà ở đây là nhân vật anh hùng, người Hy Lạp thường xây dựng những nhân vật này theo những motif nhất định. Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu những motif tiêu biểu, đặc sắc cũng như vai trò của nó trong quá trình xây dựng hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp.

3.2.2.1 Motif nguồn gốc xuất thân thần kỳ

Những nhân vật anh hùng trong thần thoại Hy Lạp thường được xây dựng theo phương thức chung đó là có nguồn gốc xuất thân phi thường. Họ không phải là con của người trần đoản mệnh mà là con của thần linh đầy quyền năng.

Hêraclex một người anh hùng với những chiến công vang dội, chàng là biểu tượng của người dân Hy Lạp. Người Hy Lạp cho rằng những con người như thế ắc hẳn sẽ có xuất thân không tầm thường. Hêraclex cũng vậy, cha chàng chính là thần Dớt vĩ đại, chúa của muôn loài. Amphitriôn, cháu gọi Pecxê bằng ông, lấy nàng Ancơmen xinh đẹp. Nhân lúc Amphitriôn đi vắng, vì say mê sắc đẹp của nàng Ancơmen, thần Dớt đã hóa thân thành Amphitriôn và ân ái với nàng. Cũng trong đêm ấy, Amphitriôn trở về và kết quả là nàng đã sinh hai người con trai.

Người đầu gọi là Anxit, tức là Hêraclex là con của Dớt, người thứ hai là Iphiklet con của Amphitriôn. Để đứa con yêu quý của mình trở thành bất tử, khi Hêraclex lọt lòng mẹ, Dớt sai Hecmet bế đứa bé đến cho bú trộm sữa của Hêra, trong khi thần đang ngủ. Hêra ra tỉnh dậy, gạt đứa bé ra, nhưng đã muộn nhờ vậy Hêraclex trở thành một người bất tử. Bên cạnh đó chàng còn sỡ hữu một sức mạnh khác người nhờ vào người cha vĩ đại của mình. Vì ghen ghét, Hêra sai hai con rắn lớn

xuống quấn chết cả hai anh em Hêraclex ngay trong tã khi cả hai mới mười tháng tuổi “Khi con rắn trườn lên người, Iphiklet sợ hãi khóc thét lên, còn chú bé Hêraclex thì liền giơ bàn tay nhỏ xíu nhưng cứng như thép của mình bóp chết cả hai con rắn” [23; tr.100] . Chỉ là cậu bé mười tháng tuổi, nhưng đã thể hiện sức mạnh thần kỳ của mình, đây chính là điềm báo sau này cậu sẽ làm nên những chiến công hiển hách.

Cùng motif có cha là vị thần Dớt vĩ đại còn có Pecxê, người anh hùng xứ Acgôt. Cũng vì say mê sắc đẹp của nàng Đênaê, Dớt lần này lại biến thành thành những hạt mưa vàng lọt vào nơi nàng Đênaê sống và người anh hùng Pecxê ra đời, mang trong mình dòng máu thần linh với sức mạnh phi phàm. Ngoài ra, thần Dớt vĩ đại còn có những mối tình với nhiều phụ nữ người trần xinh đẹp khác và để lại cho trần gian nhiều người anh hùng, lập nên những chiến công hiển hách như hai anh em Zêthôt và Amphiôn con nàng Antiôp, con gái thần sông Axôp thành Thebơ, anh hùng Pônlút con nàng Lêđa,…

Ngoài những người anh hùng con thần Dớt ra còn có rất nhiều người anh hùng khác có xuất thân là con của những vị thần. Ôrphê, chàng nhạc sị vĩ đại nhất Hy Lạp, một trong những thủy thủ trên con tàu Acgô huyền thoại chính là con của vua Ơgrê và nữ thần hùng biện Caliôp. Akhin, người anh hùng nổi tiếng nhất Hy Lạp trong tất cả các vị anh hùng chiến đấu dưới chân thành Troi chính là con của thần biển Thêtit và anh hùng Pêlê,…

Motif nguồn gốc xuất thân thần kỳ là một trong những dạng thức của yếu tố thần kỳ. Yếu tố thần kỳ được dân gian sử dụng nhằm mục đích giải quyết các yêu cầu của vấn đề mà trong thực tế xã hội bấy giờ không giải quyết được. Đây là một nét thường thấy không chỉ có trong thần thoại Hy Lạp mà còn xuất hiện nhiều trong các thần thoại của dân tộc khác. Người Hy Lạp cổ đại cho rằng, những con người với sức mạnh phi thường, phải có một xuất thân không bình thường. Chính nhờ vào sự xuất thân này mà những người anh hùng trong quá trình chiến đấu và chinh phục tự nhiên của mình đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ thần linh mới có thể lập nên những chiến công hiển hách như vậy.

3.2.2.2 Motif lời tiên tri

Đây là một motif xuất hiện khá nhiều trong thần thoại Hy Lạp. Những người anh hùng Hy Lạp hoặc trước khi sinh ra hay sau khi sinh ra thường được báo trước cho số mạng của mình và cũng chính vì điều đó đã ảnh hường ít nhiều đến cuộc sống của họ. Nữ thần biển Thêtit biết trước rằng Akhin sẽ chết dù trong lúc đang sức lực dồi dào bởi một mũi tên, nên nữ thần cố tình ngăn chặn, để con mình thoát khỏi số phận tàn khốc đó. Thần đã bôi cao khắp người Akhin và nung chàng vào lửa để chàng trở thành bất tử dù lúc đó chàng con rất nhỏ. Nhờ vào đó mà chàng có một thân hình rắn chắc như sắc, đao thương không thể giết chết, nhờ vào đó mà trong cuộc chiến thành Troi, Akhin mặc sức tung hoành ngang dọc “ như một ngọn lửa điên cuồng, Akhin tung hoành ngang dọc trong hàng ngũ quân Troi. Chẳng khác gì những bông lúa bị đập rơi vung vãi trên sân khi người nông phu đập lúa, xác người, mũ trụ, khiên giáp rơi ngổn ngang dưới chân Akhin” [23; tr.151]. Nhưng mà cũng chính vì xuất phát từ lòng yêu thương con nên Thêtit vô tình tạo cho người anh hùng tưởng chừng như hoàn thiện kia một điểm yếu. Đó là nơi gót chân Akhin, nơi mà Thêtit nắm lấy chân Akhin trong lúc nung chàng trong lửa đỏ, đây là nơi Akhin có thể bị thương và chết. Trong một trận chiến, nhờ sự hướng dẫn của thần Apôlông, một mũi tên của Parit cắm vào đúng gót chân chàng. Chàng ngã vật xuống đất và chết. Nếu Thêtit không đoán trước được việc Akhin sẽ chết, và nếu nàng không nung con mình trong lửa để con mình có một cơ thể rắn chắc, một sức mạnh dẻo dai thì có lẽ chàng đã không chết. Có thể nói đây là hậu quả một phần do việc đoán trước tương lai.

Trong câu chuyện thần thoại Hy Lạp, nếu xuất hiện tình tiết đoán trước vận mệnh cho một ai đó thì thường việc đoán trước sẽ ứng nghiệm và kèm theo đó là những bi kịch mà Pecxê, Ơđíp là những điển hình.

Akrixiốt, vua xứ Acgôt không có con trai nên đến hỏi nữ tiên tri ở Đenphơ. Nữ tiên tri báo trước cho ông ta rằng nàng Đênaê, con gái ông sẽ sinh ra một anh hùng hiển hách, nhưng lại giết chết ông ngoại mình. Khi biết Đênaê sinh một người con trai lại là con thần Dớt. Vì lo sợ lời tiên tri ứng nghiệm, Akrixiốt liền bỏ hai mẹ con vào một hòm gỗ lớn, rồi thả trôi lềnh bềnh trên mặt nước. Với Ơđíp cũng tương tự như Pecxê, Laiốt là vua Thebơ lấy nàng Iôcát nhưng không

có con. Laiốt cho người đến hỏi vị nữ tiên tri ở Đenphơ thì nhận được một câu trả lời khủng khiếp “ Thần linh sẽ làm ngươi có con trai, nhưng ngươi sẽ chết vì tay con trai mình. Và nó sẽ lấy chính mẹ nó làm vợ” [tr. 167]. Laiốt hoảng sợ. Và khi Laiốt có con trai. Laiốt lấy đinh nhọn đâm suốt gót chân, dùng dây xâu qua hai chân đứa trẻ sơ sinh, sai một người nô lệ vứt vào rừng Xithêrôn cho dã thú ăn thịt. Nhưng may mắn thay vì thương hại đứa trẻ sơ sinh vô tội, người nô lệ này đã trao đứa bé cho một người nô lệ khác mang chú bé đến cho vua Pôlibốt và vị vua này đã nhận nuôi và đặt tên cho chú bé là Ơđíp. Cả hai trường hợp đều xuất phát từ lời tiên tri, vì lo sợ lời tiên tri của các vị thần ứng nghiệm mà vua Akrixiốt thì đành tâm bỏ con gái và cháu ngoại mình phó thác cho thần biển. Vua Laiốt còn nhẫn tâm hơn nữa là vứt con ruột của mình vào rừng sâu cho thú dữ ăn thịt. Chính họ đã góp phần làm cho lời tiên tri ứng nghiệm. Thử hỏi nếu Laiốt nuôi dưỡng Ơđíp, không bỏ chàng vào rừng thì đâu xảy ra cái cảnh chàng xông vào đánh chết cha mình, sau đó là lấy người có công sinh thành làm vợ. Chàng không hề có lỗi trong việc này vì chàng hoàn toàn không biết cha mẹ mình là ai.

Còn Pecxê, nếu ông ngoại chàng không cố tình lẫn trốn thì đã không đến nỗi hứng trọn cú ném của chàng dẫn đến hồn lìa khỏi xác.

Khi xây dựng motif lời tiên tri trong việc miêu tả các anh hùng trong thần thoại Hy Lạp, người Hy Lạp cổ đại đã thể hiện mong ước làm chủ số phận của mình. Họ đã nhận ra rằng phải biết cố gắng vương lên trong cuộc sống, không bao giờ đầu hàng trước guồng quay của định mệnh. Có như thế thì cuộc sống mới như mình mong muốn.

Trong những trang thần thoại về người anh hùng nói riêng, thần thoại Hy Lạp nói chung, khi motif lời tiên tri xuất hiện bao giờ cũng đi đôi với những bất hạnh. Người được tiên đoán gặp bất hạnh mà ngay người tiên tri đôi lúc cũng không tránh khỏi bất hạnh. Vì biết trước vận mạng của thần Dớt mà không tiết lộ cho Dớt biết nên cuối cùng Prômêtê phải chịu cực hình xích vào vách đá, ngày ngày phải sống trong đau đớn. Tất cả đã góp phần chứng tỏ một điều rằng, con người

3.2.2.3 Motif tiêu diệt quái vật

Từ thời xa xưa, mọi hiện tượng, tự nhiên điều ảnh hưởng, tác động đến đời sống con người. Con người sống gắn bó với thiên nhiên và muôn loài nhưng con người không thể gạt bỏ những nỗi sợ hãi trước sức tàn phá của thiên nhiên.

Không riêng gì dân tộc nào mà con người từ xa xưa đều tin rằng có những thế lực thần thánh, ma quỷ, quái vật,…Nếu người dân Hy Lạp cổ xưa xây dựng nhân vật thần để thể hiện khát vọng trường sinh bất tử, ao ước cuộc sống nhàn hạ thì khi xây dựng hình ảnh những người anh hùng chiến đấu với quái vật nhằm thể hiện khác vọng chiến thắng, chinh phục tự nhiên, muôn loài. Quái vật trong thần thoại thường được miêu tả với hình hài gớm ghiếc nhưng không kém phần hung ác và lợi hại. Mêduzơ trong thần thoại là một con quỷ vô cùng hung dữ. Trước kia Mêduzơ đã từng là một phụ nữ xinh đẹp, có mái tóc bồng bềnh cực kỳ quyến rũ.

Vì vậy mà Mêduzơ có phần tự mãn, dám cùng thần Pôxêiđôn tình tự ngay trong đền thờ Athêna. Tức giận trước hành động của Mêđuzơ, “Athêna biến nàng thành nữ quỷ có khả năng hóa đá bất cứ ai nhìn vào đôi mắt chết người đó, biến mái tóc tuyệt đẹp của nàng thành thân rắn, tay của Mêduzơ làm bằng đồng, móng sắc hơn dao, Mêduzơ trở thành quái vật khủng khiếp từ đó, không biết bao nhiêu người bị nó làm cho hóa đá, chẳng còn ai dám đến gần nó nữa”[16;

tr.251]. Hay con mãng xà Hiđrô ở Lenrnơ, nó được miêu tả là mang hình thù của một con rắn khổng lồ có nhiều đầu. Máu của nó toàn chất độc và hơi thở của nó có mùi hôi đến mức có thể làm chết người…Nhưng cho dù quái vật có hùng mạnh đến đâu thì khi gặp các anh hùng trẻ tuổi, đầy tài năng vẫn bị khuất phục dễ dàng. Dũng sĩ Hêraclex bằng sức mạnh và tài trí rồi cũng hạ được mãng xà Hiđrô. Dù Mêduzơ có lợi hại như thế nào đi chăng nữa cũng phải bỏ mạng trước anh hùng Pecxê. Hay người anh hùng Catmốt đã chiến đấu và chiến thắng con rồng phun lửa của thần chiến tranh Aret. Con rồng được miêu tả lại “ mắt nó long lanh, sáng rực như lửa. Từ trong miệng nhô ra cái lưỡi có ba chạc, trên đầu ngất nghễu một cái mào bằng vàng…Trước khi họ nghĩ đến chuyện bỏ chạy, con rồng đã lao đến xé xác họ”[23; tr.74]. Trông thấy con quái vật, Catmốt liền vác một tảng đá lớn, vung tay ném vào con rồng. Nhưng con rồng vẫn vô sự “ Người nó bị bọc kín những vẩy cứng như thép” [23; tr.74]. Chàng phải thu hết sức bình

sinh mới có thể phóng ngọn giáo vào người nó. Chàng phóng mạnh đến nỗi cây sồi mà chàng găm con quái vật vào cũng ngã xuống theo sức nặng của con quái vật.

3.2.2.4 Motif chịu thử thách khó khăn

Trong thần thoại Hy Lạp khi xây dựng nhân vật người anh hùng, ta còn bắt gặp motif chung nữa đó là những người anh hùng này phải chịu sự thử thách.

Khi Iaxôn đến gặp Pêliát đòi hắn trả lại quyền cai trị thành Iôncốt lại cho cha mình. Trước sự tán thành của mọi người, Pêliát sợ, không dám từ chối xong lại đưa ra điều kiện “ Được! ta bằng lòng. Nhưng ta đưa ra một điều kiện: Trước đấy nhà ngươi phải đến Cônkhít lấy bộ lông cừu vàng về đây. Chính thần Apôlông đã ra lệnh cho ta làm việc đó, nhưng ta đã già, nhà ngươi còn sức lực hãy lập chiến công đó. Sau đó, ta sẽ vui lòng đội vương miện lên đầu nhà ngươi

[23; tr.121]. Iaxôn không hề tỏ ra khiếp sợ trước lời yêu cầu nham hiểm ấy.

Chàng thản nhiên chấp nhận lời thách thức. Motif chịu thử thách đóng góp một phần không nhỏ trong việc xây dựng nhân vật anh hùng trong thần thoại. Người anh hùng thường được giao phó cho những trọng trách quan trọng và để hoàn thành được thử thách đó, người anh hùng phải vượt qua muôn vàn khó khăn hiểm trở. Khi họ hoàn thành được thử thách cũng chính là lúc họ đã lập nên những kỳ công to lớn và được mọi người yêu mến, ngưỡng mộ. Trong quá trình hoàn thành thử thách, những người anh hùng đã góp một phần không nhỏ trong việc giúp nhân dân diệt trừ những con quái thú đe dọa đến đời sống, tính mạng của họ.

Trong hành trình tìm kiếm bộ lông cừu vàng. Iaxôn giúp người dân vùng biển Kizíc, trừ bọn khổng lồ sáu tay. “Vì mỗi khi nhìn thấy tàu xuất hiện, họ liền vác những tảng đá lớn như ngọn núi ném ra, đánh đấm tàu thuyền” [23; tr.121]. Sau đó là đánh bại vua xứ Bithini, Amicốt, nổi danh vô địch đánh quyền, không biết bao người đã vỡ sọ trước quả đấm ngàn cân của ông ta. Và nhất là nhờ vào cuộc hành trình này của Iaxôn mà hai ngọn núi đá hai bên bờ biết chuyển động ở eo biển Ximplêgát đã đứng yên, và từ nay những con thuyền khi đi qua hai ngọn núi này sẽ không còn lo sợ bị nghiền nát nữa “vì theo lời sấm truyền, hai ngọn núi sẽ đứng yên nếu có một con thuyền lọt qua được”[23; tr.122] và con thuyền của Iaxôn đã làm được điều đó. Hay người anh hùng vĩ đại Hêraclex vì phạm tội giết

vợ và con mình, nên thần Dớt bắt chàng phải hoàn thành mười hai kỳ công, thì chàng mới được rửa sạch mỗi tội lỗi của mình. Trong khi thực hiện những yêu cầu của Ơ rixthê, trong suốt mười hai năm, Hêraclex cũng góp một phần công sức không nhỏ trong việc tiểu trừ những con quaí thú đe dọa đến đời sống và tính mạng của người dân. Điển hình là chàng đã giết con sư tử ở Nêmê, long xà ở Lécnơ, bắt đàn chim ăn thịt người ở Xtimphan. Cho đến anh hùng Pécxê, vua Pôliđéc bắt chàng phải mang được đầu quái vật Mêđuzơ mang về. Trong thử thách này, Pecxê không những mang đầu Mêđuzơ về mà con cứu được công chúa Ăngđrômét thoát khỏi tay thủy quái chực chờ ăn thịt nàng. Chính việc chinh phục những thử thách này đã góp phần thể hiện rõ được tài năng cũng như phẩm chất của những người anh hùng. Với người Hy Lạp cổ đại, người anh hùng là người phải có đầy đủ tài năng và ý chí quyết tâm vượt qua mọi thử thách khó khăn gian khổ. Motif chinh phục thử thách khó khăn trong thần thoại Hy Lạp còn góp phần thể hiện khác vọng chinh phục thiên nhiên của người Hy Lạp cổ đại.

Motif đóng vai trò quan trọng tron việc tạo tính ly kì, hấp dẫn và gây ấn tượng cho câu chuyện, đặc biệt là khắc họa hình tượng nhân vật anh hùng.

Những motif xuất hiện trong thần thoại đều thễ hiện một phần quan niệm của người xưa, mang giá trị thẩm mĩ cao, theo trí tưởng tượng của người cổ đại thì những nhân vật đảm nhận trọng trách vĩ đại, thực hiện ước mơ của con người bao giờ cũng phải là kỳ lạ, phi thường. Motif như trở thành một đặc trưng cơ bản không thể thiếu đối với thể loại văn học dân gian này.

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG THẦN THOẠI HY lạp (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)