7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.3.3. Từ năm 1964 – 1988: Hoạt động của Tổ chức giải phóng Palestine
Năm 1964 - Thành lập Tổ chức giải phóng Palestine (PLO)
Kể từ năm 1948, các nước Ả Rập liên tục cạnh tranh nhau trong thế dẫn đầu các cuộc phản đối sự ra đời của nhà nước Israel. Chính điều đó đã biến chính người Palestine trở thành “kẻ bàng quan”.
Tháng 1-1964, các chính phủ Ả Rập đã chính thức bỏ phiếu thông qua kế hoạch thành lập Tổ chức giải phóng Palestine. Tổ chức của người Palestine này được tạo ra dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các nước trên.
Tuy nhiên, người Palestine muốn một tổ chức độc lập thực sự. Ông Yasser Arafat được tín nhiệm bầu giữ chức chủ tịch PLO năm 1969. Tổ chức Hồi giáo vũ trang Fatah của ông Arafat (được thành lập bí mật năm 1964) đã được quyền tiến hành các chiến dịch quân sự tấn công Israel.
Lực lượng Fatah đã giáng nhiều đòn nặng nề cho quân đội nhà nước Do Thái tại Karameh ở Jordan năm 1968.
Nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi/Lich-su-xung-dot-Israel-va-Palestine/20000851/162
Chiến tranh 1967
Căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Israel và các nước Ả Rập đã leo thang thành một cuộc chiến kéo dài 6 ngày, bắt đầu từ 5-6 và kết thúc vào 11-6-1967. Cuộc xung đột leo thang này đã hoàn toàn làm thay đổi cục diện xung đột Trung Đông.
Quân đội Israel đã chiếm đóng Gaza và vùng Sinai kéo dài từ miền Nam Ai Cập đến miền Bắc cao nguyên Golan của Syria. Ngoài ra, Israel còn đẩy lùi được lực lượng vũ trang Jordan ra khỏi Bờ Tây và Đông Jerusalem.
Không lực Ai Cập bị tê liệt hoàn toàn vào ngay ngày đầu tiên của cuộc chiến khi máy bay Israel tập trung ném bom phủ đầu. Lãnh thổ Israel chiếm được đã gấp đôi diện tích nhà nước Do Thái. Chiến thắng trên đã mở ra một kỷ nguyên mới và tăng cường lòng tin và lạc quan của Israel và các thế lực ủng hộ.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ban hành nghị quyết 242 nhấn mạnh thái độ
“không thể công nhận các vùng lãnh thổ chiếm được thông qua kênh chiến tranh” và kêu gọi “Israel rút quân đội khỏi các vùng đất chiếm đóng” trong cuộc xung đột gần đây.
Theo thống kê của LHQ, cuộc xung đột đã buộc khoảng 500.000 người Palestine phải di tản sang Ai Cập, Syria, Lebanon và Jordan.
Nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi/Lich-su-xung-dot-Israel-va-Palestine/20000851/162 Năm 1973 - Chiến tranh Yom Kippur
Không thể lấy lại các vùng đất mất trong cuộc xung đột năm 1967 thông qua kênh ngoại giao, Ai Cập và Syria đã phối hợp phát động tấn công tổng lực vào Israel đúng ngày Sám hối hay Yom Kippur. Cuộc chiến này được gọi là chiến tranh Ramadan.
Ban đầu, Ai Cập và Syria đã giành nhiều thắng lợi ở Sinai và cao nguyên Golan.
Mặc dù đã chiếm đóng được nhiều khu vực tại cao nguyên Golan, quân đội Israel sau đó buộc phải từ bỏ. Tại Ai Cập, binh sĩ nhà nước Do Thái đã tái chiếm được một vùng lãnh thổ lớn và tiến dần tới mặt tây của Kênh đào Suez.
Trong giai đoạn này, Mỹ, LHQ và Liên Xô đã quyết định can thiệp ngoại giao nhằm tiến tới hiệp định ngừng bắn giữa các bên tham chiến. Kế quả thống kê cho thấy, Ai Cập và Syria đã mất tổng cộng 8.500 quân. Trong khi đó, riêng Israel cũng mất khoảng 6.000 quân.
Cuộc chiến này đã đẩy Israel ngày càng phụ thuộc hơn vào các nguồn tài trợ quân sự, kinh tế và ngoại giao của Mỹ. Ngay sau cuộc chiến, Ả Rập Xêút đã quyết định áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với các quốc gia đã từng ủng hộ Israel. Lệnh cấm vận dầu mỏ đã khiến giá dầu thế giới tăng đột biến vào kéo dài đến tận tháng 3/1974.
Tháng 10/1973, Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua nghị quyết 338 yêu cầu các bên tham chiến ngừng bắn và chấm dứt ngay lập tức các hoạt động quân sự, đồng thời bắt đầu các cuộc đàm phán giữa các bên quan tâm nhằm đưa ra giải pháp kiến tạo hoà bình dài lâu tại Trung Đông.
Nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi/Lich-su-xung-dot-Israel-va-Palestine/20000851/162
Năm 1974 - Ông Arafat xuất hiện lần đầu tại Liên Hợp Quốc
Trong những năm 70, dưới sự lãnh đạo của ông Yasser Arafat, các đơn vị PLO và nhiều nhóm vũ trang Palestine khác đã phát động hàng loạt vụ tấn công nhằm vào các mục tiêu của Israel và nhiều mục tiêu khác.
Tại Đại hội thể thao Olympic được tổ chức tại Munich năm 1972, 11 vận động viên Israel đã bị bắn chết.
Trong bối cảnh PLO tiếp tục theo đuổi cuộc chiến giải phóng hoàn toàn Palestine. Năm 1974, ông Arafat đã có bước nhảy vọt về ngoại giao khi tham gia vào LHQ thảo luận về giải pháp hoà bình Trung Đông.
Một năm sau đó, nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ Harold Saunders lần đầu tiên thừa nhận “những lợi ích chính đáng của người Ả Rập Palestine cần được đưa ra thảo thuận trong quá trình đàm phán hoà bình”.
Nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi/Lich-su-xung-dot-Israel-va-Palestine/20000851/162 Năm 1977 - Sự trỗi dậy của phe cánh hữu tại Israel
Các nhóm theo đường lối cứng rắn Irgun và Lehi có thể được coi là nhân tố quan trọng trong việc hình thành nhà nước Israel năm 1948. Tuy nhiên, chính đảng đại diện cho họ sau này là Herut (Likud) đã thất bại thảm hại trong cuộc bầu cử và mãi đến năm 1977 mới giành thắng lợi.
Kết quả bầu cử năm 1977 đã chấm dứt sự thống trị của Công đảng trên chính trường Israel. Tư tưởng Likud đã tập trung vào nỗ lực mở rộng chủ quyền của Israel, bao trùm toàn bộ nhà nước Palestine do Anh uỷ trị trước đó, đồng thời tuyên bố lãnh thổ Jordan là một bộ phận thuộc nhà nước “Đại Israel” trong thời kỳ kinh thánh.
Dưới sự lãnh đạo của cựu thủ lĩnh Irgun, Menachem Begin, Israel đã gia tăng các hoạt động định cư tại Bờ Tây và Dải Gaza. Bộ trưởng Nông nghiệp Israel Ariel Sharon được coi là người tiên phong với tư cách là Chủ tịch Uỷ ban định cư cho đến năm 1981.
Nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi/Lich-su-xung-dot-Israel-va-Palestine/20000851/162 Năm 1979 - Hiệp định hoà bình Israel - Ai Cập
Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat đã có chuyến thăm lịch sử tới Israel và phát biểu trước nghị viện nước này tại Jerusalem vào ngày 19-11-1977.
Sadat đã trở thành nhà lãnh đạo Ả Rập đầu tiên công nhận Israel, chỉ 4 năm sau cuộc chiến Yom Kippur tháng 10-1973. Quân đội Ai Cập và Syria đã phát động tấn công lực lượng vũ trang nhà nước Do Thái đang chiếm đóng tại Sinai và cao nguyên Golan. Cuộc chiến đã kết thúc sau khi LHQ ban hành nghị quyết 338 yêu cầu các bên tham chiến hợp tác thiết lập hoà bình lâu dài tại Trung Đông.
Ai Cập và Israel đã chính thức ký kết Hiệp định Camp David tháng 9-1978. Hiệp định này đã vạch cơ sở cho hoà bình Trung Đông, trong đó bao gồm cả khu vực tự trị giới hạn của người Palestine. Hiệp định hoà bình song phương giữa Ai Cập và Israel được ông Sadat và Thủ tướng Israel Menachem Begin chính thức ký kết vào 3-1979.
Bán đảo Sinai vốn bị Israel chiếm đóng từ cuộc chiến 1967 đã được trao trả cho Ai Cập. Các quốc gia Ả Rập khác lập tức tẩy chay Ai Cập vì đã ký hiệp định riêng với
Israel.
Ông Sadat bị các phần tử Hồi giáo trong quân đội ám sát năm 1981 trong buổi lễ kỷ niệm ngày giải phóng Ai Cập.
Nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi/Lich-su-xung-dot-Israel-va-Palestine/20000851/162 Năm 1982 - Israel tấn công Lebanon
Lực lượng quân đội Israel đã phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn tấn công Lebanon vào mùa hè năm 1982. Chiến dịch “Hoà bình cho Galilee” nhằm quét sạch các căn cứ của lực lượng du kích Palestine đóng gần biên giới phía bắc Israel. Bộ trưởng Quốc phòng Ariel Sharon đã ra lệnh cho quân đội chặn mọi ngả đường tới Beirut và trục xuất PLO khỏi đất nước.
Cuộc tấn công bắt đầu ngày 6-6, chưa đầy 2 tháng sau khi quân đội Israel và thường dân nước này phải rời khỏi Sinai theo Hiệp định hoà bình năm 1979. Binh lính Israel đã tiến vào Beirut trong tháng 8-1982. Hiệp định ngừng bắn giữa Lebanon và Israel đã buộc các tay súng PLO phải rời Lebanon và khiến các trại tị nạn của Palestine không có khả năng tự vệ.
Trong khi quân đội Israel bao vây Beirut, vào ngày 14-9 Bashir Gemayel, lãnh đạo nhóm vũ trang Christian Phalange đã bị thiệt mạng trong một vụ đánh bom ngay tại trụ sở ở Beirut. Ngay ngày hôm sau, quân đội Israel đã chiếm được Tây Beirut.
Từ ngày 16 đến 18-9, lực lượng Christian Phalange đã liên minh với Israel và phát động các chiến dịch tàn sát hành trăm người Palestine tại hai trại tị nạn Sabra và Shatila. Ông Sharon đã phải từ chức khi cuộc điều tra do Israel tiến hành quyết định ông này đã không đưa ra hành động ngăn chặn vụ thảm sát được coi là tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Đông trên.
Nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi/Lich-su-xung-dot-Israel-va-Palestine/20000851/162 Năm 1987 - Phong trào Intifada của Palestine
Cuộc nổi dậy rộng khắp của người Palestine - hay còn gọi chiến tranh ném đá Intifada - chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà nước Do Thái bắt đầu bùng phát tại Gaza và nhanh chóng lan rộng khắp Bờ Tây.
Người Palestine phát động tổng đình công, tẩy chay các sản phẩm của Israel,…
Trong các cuộc bạo động, người biểu tình chủ yếu ném đá vào lực lượng quân đội Israel được trang bị tận răng. Chiến tranh Intifada đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
Lực lượng quốc phòng Israel đã nã đạn vào dòng người biểu tình Palestine. Ước tính cho đến năm 1993, có tới hơn 1.000 thường dân Palestine thiệt mạng trong các cuộc đụng độ.
Nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi/Lich-su-xung-dot-Israel-va-Palestine/20000851/162