Hội đàm an ninh Israel – Palestin

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM địa vấn đề XUNG đột CHÍNH TRỊ ISRAEL và PALESTINE – NGUYÊN NHÂN và hệ QUẢ (Trang 50 - 65)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Nguyên nhân xung đột chính trị Israel – Palestine

3.1.1. Những điểm nổi bật trong tiến trình hòa bình Israel – Palestin

3.1.1.5. Hội đàm an ninh Israel – Palestin

Các quan chức an ninh của Isreal và Palestine đã tổ chức các cuộc hội đàm do Mĩ đăng cai, sau khi quân đội Isreal tiến hành một cuộc tấn công lớn đầu tiên bằng bộ binh sau gần 7 tháng bạo lực vào khu vực lãnh thổ do Palestine kiểm soát. Một quan chức cấp cao Palestine nói: “Mĩ đã yêu cầu chúng tôi và Isreal tổ chức cuộc gặp an ninh này nhằm làm dịu tình trạng căng thẳng”. Nhưng trong khi cuộc họp đang diễn ra chiều 11-4-2001, trong một cuộc giao tranh tại thành phố Hesbron ở Bờ Tây, Isreal đã nã súng và đại bác làm bị thương 5 người Palestine, trong đó có 3 nhân viên cứu thương. Palestine cũng đáp lại bằng việc nã 2 quả đạn cối vào một khu định cư Do Thái tại Gaza đúng vào lúc các quan chức an ninh đang gặp nhau tại dinh thự của Đại

sứ Mĩ ở Isreal Martin Indyk. Đài phát thanh Isreal cho biết hành động trả đũa của Palestin không gây thương vong hay thiệt hại gì. Các quan chức cho biết cuộc hội đàm được tổ chức trong khuôn khổ của Uỷ ban An ninh Tối cao, cơ quan được thành lập theo thỏa thuận hòa bình tạm thời sau các cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Mĩ C.

Powell với các nhà lãnh đạo Isreal và Palestine.

Trong một hành động càng làm tăng tính cấp bách của cuộc gặp này, sáng 11-4- 2001 xe tăng, xe ủi đất và binh lính Isreal đã tấn công vào trại tị nạn Khan Younis tại Dải Gada và phá hủy 25 tòa nhà mà quân đội cho rằng từ những tòa nhà này các tay súng Palestine đã bắn vào các khu định cư Do Thái. Terje Roed-Larsen, đặc phái viên của LHQ tại Trung Đông, nói với phóng viên Reuters rằng bạo lực “đang đe dọa vượt ra ngoài tầm kiểm soát” trong tháng thứ 7 của cuộc nổi dậy Intifada,…Tổng thư kí Kofi Annan đã kêu gọi có những biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn chặn tình trạng đổ máu bao gồm cả hợp tác về an ninh, đối thoại hòa bình và chấm dứt lệnh phong tỏa của Isreal ở Bờ Tây và Dải Gaza.

Qui mô của cuộc tấn công Khan Younis, sau các cuộc bắn phá bằng tên lửa diễn ra trong nhiều tháng qua vào các đồn cảnh sát của Palestine tại Dải Gaza, đã đánh dấu sự leo thang nghiêm trọng của Isreal trong nỗ lực nhằm dập tắc các cuộc tấn công vào các khu định cư của người Do Thái. Đây dường như là một phần trong cam kết của Thủ tướng Ariel Sharon sẽ sử dụng mọi biện pháp an ninh cần thiết để chấm dứt bạo lực trước khi tiến tới các cuộc hòa đàm.

Quân đội cho biết chỉ vài giờ trước cuộc gặp an ninh này, Palestine đã rót 4 quả đạn cối vào khu định cư Nisanit và khu công nghiệp Erez tại Dải Gaza, khiến phía Isreal phải bắn trả. Cảnh sát Palestine cho biết, các xe tăng Isreal cũng đã nã pháo vào một đồn cảnh sát ở gần Erez, làm bị thương 2 thường dân Palestine.

Cuộc họp an ninh này đã bị phủ bóng đen bởi các vụ bắn phá xảy ra sau cuộc họp tương tự vào tuần trước. Một quan chức an ninh Palestine cho biết: “Mục đích của của cuộc họp này nhằm tìm ra một cơ chế thực thi những thỏa thuận Sharm el- Sheikh”. Ông cũng đề nghị Isreal “dỡ bỏ lệnh phong tỏa”, tại Bờ Tây và Dải Gaza - sự phong tỏa mà quân đội Isreal gọi là một biện pháp an ninh còn phía Palestine coi đó là một hành động trừng phạt tập thể - và nối lại các cuộc hòa đàm. Sharon tuyên bố sẽ không thương lượng về hòa bình khi bạo lực còn tiếp diễn. Trả lời phỏng vấn tờ Haarets của Isreal số ra ngày 13-4, Sharon nói rằng kế hoạch của ông là làm cho các tay súng Palestine phải phỏng đoán xem mục tiêu tấn công tiếp theo của lực lượng Isreal. Ông nói: “Kế hoạch này nhằm mỗi ngày lại đặt những kẻ khủng bố vào những tình huống khác nhau và khiến chúng hoang mang, và sẽ phải bận rộn với việc tự vệ.

Chính phủ Isreal không chỉ đe dọa mà sẽ hành động”.

Nguồn: Cuộc xung đột Israel và Ả Rập

3.1.1.6. Isreal loại trừ khả năng nới lỏng lệnh phong tỏa tại các lãnh thỗ Palestine

Ngày 15-4-2001, Raan Gissin, người phát ngôn của Thủ tướng Isreal Ariel Sharon, đã loại trừ khả năng Isreal nới lỏng lệnh phong tỏa các lãnh thổ Palestine sau

khi bạo lực tiếp tục bùng nổ tại các lãnh thổ này. Trước cuộc gặp chung giữa các quan chức an ninh Isreal và Palestine do Mĩ chủ trì vào ngày 16-4-2001, Raan Gissin nói:

“Isreal luôn gắn việc nới lỏng lệnh phong tỏa với việc giảm bớt bạo lực, nhưng chúng tôi có thể nhận thấy tình hình vẫn chưa dịu đi”.

Trong một hành động riêng lẽ khác, Thủ tướng A. Sharon, một cựu tướng lĩnh theo trường phái diều hâu, đã cam kết sử dụng bàn tay sắt để chống lại quân du kích Libăng, những người vừa tiến hành một cuộc tấn công đầy chết chóc qua biên giới với Isreal hôm 14-4-2001. A. Sharon, trong 2 tuần sẵn sàng đối phó với cuộc bạo động kéo dài 7 tháng của người Palestine, cho biết: “Chính phủ Isreal đang chìa bàn tay hòa bình với những người láng giềng của họ, những cuộc chống khủng bố sẽ do cả phái hữu lẫn phái tả tiến hành”. Ông cũng khẳng định chủ quyền của Isreal đối với Jerusalem, “thủ đô vĩnh viễn không thể bị chia cắt” của họ, nơi bao hàm thánh tích thiêng liêng đang bị tranh chấp quyết liệt, mà theo người Do Thái gọi là đền Mount và người Hồi giáo gọi là khu nhà thờ Al Aqsa.

Những tuyên bố của Raan về việc Isreal từ chối nới lỏng lệnh phong tỏa tại các lãnh thổ Palestine dường như sẽ đem lại ít hi vọng cải thiện tình hình tại khu vực này.

Theo đài truyền hình Quốc gia Isreal, trong cuộc họp nội các phạm vi hẹp tối 15-4- 2001 nhằm quyết định lập trường của Isreal tại cuộc họp an ninh chung, A. Sharon thậm chí có thể “tăng cường” các biện pháp đối với người Palestine. Sau cuộc gặp an ninh mới đây giữa 2 bên diễn ra hôm 11-4-2001, người Palestine nói Isreal sẵn sàng nới lỏng lệnh phong tỏa. Ngày 16-4-2001 sẽ diễn ra chuyến thăm Isreal của Ngoại trưởng Giócđani, Abdel Al-Khatib, chuyến thăm đầu tiên của một quan chức Ả Rập chóp bu kể từ khi nổ ra cuộc nổi dậy của người Palestine.

Trong khi đó, trên mặt trận Libăng, Bộ trưởng Quốc phòng Isreal Binyamin Eliezer cho rằng, Đamát và Bâyrút phải chịu trách nhiệm về các hành động của quân du kích Hezbollah sau vụ giết hai binh sĩ Isreal tại các trang trại thuộc khu vực biên giới đang tranh chấp ở Shbaa. Stafan de Mistura, đặc phái viên của Tổng thư kí LHQ Kofi Annan ở miền Nam Libăng, đã mô tả vụ tấn công này là hành động vi phạm Nghị quyết 425 của Hội đồng Bảo an LHQ nêu rõ các điều khoản về việc rút quân Isreal ra khỏi lãnh thổ Libăng. Căng thẳng cũng đang gia tăng tại các vùng lãnh thổ Palestine.

Phong trào Hồi giáo Hamas cấp tiến của người Palestine cho biết, 100 chiến sĩ đánh bom cảm tử đã sẵn sàng để báo thù cho cái chết của một trong những nhà hoạt động của họ là Mohammed Yasin Nassar, người mà nhóm này cho rằng đã bị phía Isreal ám sát. Tuy nhiên, quân đội Isreal đã phủ nhận việc có liên quan đến cái chết của Nassar, cho rằng ông ta đã bị nổ tung khi đang chuẩn bị đặt bom.

Ngày 17-4-2001 lần đầu tiên kể từ khi rút quân năm 1994, Isreal đã tái chiếm một khu vực rộng một dặm vuông ở Dải Gaza và bắn rốckét vào các đồn cảnh sát của Palestine sau khi thành phố Sderot của Isreal bị nã súng cối. Lãnh tụ Palestine Y.

Arafat đã lên án việc Isreal chiếm vườn cam và trang trại ở Đông Bắc Gaza là một “tội ác không thể tha thứ”, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Isreal đã kết tội chính quyền

của ông Arafat là “đưa khu vực này vào sự hỗn loạn bằng cách sử dụng khủng bố”.

Ngoại trưởng Mĩ C. Powell đã gọi hành động trả đũa của Isreal là “quá mức và không cân xứng” và Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak nói việc nối lại đàm phán trong lúc này là rất khó khăn. Nhóm dân quân Hồi giáo Hamas đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công bằng súng cối vào Sderot đêm 16-4-2001.

Đài phát thanh Isreal đưa tin, ngày 17-4-2001, Thủ tướng Isreal Ariel Sharon đã ra lệnh cho quân đội nước này rút khỏi các khu vực mà họ tái chiếm ở Dải Gaza. Tin của đài cho biết Isreal đã thông báo với Mĩ về quyết định nói trên, sau khi Washington công khai kêu gọi các binh sĩ Isreal rời khỏi những khu vực mà họ tiến vào trong đêm 17-4 sau khi xảy ra vụ tấn công bằng súng cối vào thành phố Sderot của Isreal. Quân đội Isreal đã xác nhận việc họ rút quân ra khỏi khu vực trên.

Nguồn: Cuộc xung đột Israel và Ả Rập

3.1.1.7. Cuộc họp Israel – Palestine trong tầm tay sau các cuộc tấn công kinh hoàng ở Mĩ

Ngày 13-9-2001, đài phát thanh Isreal đưa tin Ngoại trưởng Isreal Simon Peres và nhà lãnh đạo Palestine Yasser Arafat rốt cuộc có thể sẽ gặp nhau trong một nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng bạo động tại Trung Đông, do số tử vong trong gần một năm xung đột đã vượt quá con số 800 người. Đài này dẫn lời một nguồn tin chính trị nói rằng cuộc họp được mong đợi từ lâu nay sẽ diễn ra ngày 16-9-2001 tại sân bay Gaza, nhưng các quan chức của cả hai phía đều từ chối xác nhận hay bác bỏ tin này.

Cố vấn chóp bu của Arafat Nabil Rudeina chỉ nói rằng, địa điểm và thời gian của cuộc họp này sẽ được ấn định trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Ông nói: “Điều hết sức quan trọng là Ngài Peres được chính phủ trao sứ mệnh thảo luận các vấn đề chính trị cũng như các vấn đề an ninh”. Tháng trước, Ngoại trưởng S. Peres đã được vị Thủ tướng cánh hữu Ariel Sharon bật đèn xanh cho phép gặp Y. Arafat, nhưng chỉ để tổ chức các cuộc hội đàm an ninh nhằm thảo luận việc khôi phục một lệnh ngừng bắn đã thất bại hồi tháng 6. Cuộc họp này đã được Ngoại trưởng Mĩ Colin Powell thúc giục hôm 12-9, một ngày sau khi diễn ra các cuộc tấn công khủng bố hàng loạt làm rung chuyển nước Mĩ. Những lời đề nghị của ông được đưa ra trong khi có những lời đồn đoán rằng các cuộc tấn công cảm tử này có thể do nhà triệu phú Ả Rập Osama Bin Laden chủ mưu và được khuyến khích bởi cuộc khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng ở khu vực Trung Đông. Ngày 12-9-2001, Quốc vương Giócđani Abdullah II cho rằng, các cuộc tấn công kinh hoàng chống Mĩ sẽ không diễn ra nếu vấn đề Trung Đông đã được giải quyết.

Chính quyền của Tổng thống George Bush có một thái độ thờ ơ hơn với cuộc xung đột này so với chính quyền tiền nhiệm, khăng khăng cho rằng bạo động phải được chấm dứt trước khi các cuộc đàm phán chính thức được nối lại. Ban lãnh đạo Palestine cho rằng, chính quan điểm này đã tạo cho Israel một sự ủng hộ ngầm để tăng cường các cuộc tấn công vào các mục tiêu của Palestine và duy trì sự kiểm soát ngặt nghèo của họ tại các khu vực lãnh thổ của Palestine.

Ngày 13-9-2001, các xe tăng của Isreal đã ầm ầm tiến vào các thành phố của Palestine ở khu Bờ Tây, gây ra các cuộc đọ súng khiến 3 người Palestine thiệt mạng và 21 người khác bị thương. Các nhà lãnh đạo Palestine đã tố cáo Israel tăng cường xâm nhập vào lãnh thổ của họ trong khi cả thế giới đang chăm chú theo dõi hậu quả các cuộc tấn công kinh hoàng ở Mĩ. Các xe tăng của Israel nã pháo vào các tòa nhà và đã xảy ra cuộc đọ súng với các tay súng của Palestine ở các thị trấn Jenis và Giêricô thuộc Bờ Tây trong các cuộc tấn công mà giới quân sự cho rằng nhằm “diệt trừ tận gốc bọn khủng bố”.

Các quan chức quân đội cho rằng, các cuộc xâm nhập này đã phá hủy các trung tâm an ninh và chính trị của Palestine. Các quan chức Palestine tố cáo Israel sử dụng thảm kịch ở Mĩ như một cái cớ để tăng cường “cuộc chiến tranh tiêu hủy” của Israel chống Palestine.

Trong khi đó, ngày 13-9-2001, một quan chức cao cấp thuộc Bộ Ngoại giao Nga nói rằng tiến trình hòa bình đang bị trì hoãn tại Trung Đông phải có những bước tiến bất chấp các cuộc tấn công cảm tử tại Washington và New York. Y. Arafat, người mô tả các cuộc tấn công ở Mĩ là một “tội ác chống nhân loại” và đã hiến máu của mình cho các nạn nhân của cuộc tấn công, đang kêu gọi các nước Ả Rập tham gia vào chiến dịch quốc tế chống chủ nghĩa khủng bố. Các nhà lãnh đạo Ả Rập và Hồi giáo yêu cầu phương Tây không đổ lỗi cho họ về những vụ tấn công chưa từng có này, và tuyên bố rằng ngay cả khi một quan hệ đã được thiết lập giữa Bin Laden với một quốc gia nào đó thì ông ta cũng không đại diện cho đất nước và nhân dân nước đó.

Đài truyền hình TF1 ngày 13-9-2001 nhận định sau vụ khủng bố ngày 11-9 tại Mĩ, cục diện tình hình Trung Đông đang thay đổi về cơ bản: Chính quyền Palestine ra sức thanh minh mình không dính líu vào vụ này, còn Israel tìm cách lợi dụng thế yếu của Palestine. TF1 cho rằng thế giới Ả Rập , đã tỏ ra thân thiện hơn với Israel. Nhiều chính trị gia Ả Rập cho rằng, những biện pháp mạnh của Israel chống lại hành động khủng bố vừa qua của cuộc nổi dậy Intifada là phù hợp vì thế giới sẽ không tha thứ cho mọi hành động khủng bố với bất cứ nguyên nhân nào. Đài này dẫn tờ báo Haaretz của Israel bình luận: “Người Palestine đang ở trong thời kì đen tối nhất của lịch sử nước này. Vụ khủng bố tại Mĩ đã đưa Y. Arafat vào ngõ cụt cả về chính trị và kinh tế”.

Những hình ảnh ghi cảnh người Palestine ăn mừng sự kiện 11-9-2001 sẽ làm lu mờ sự nghiệp của Chính quyền Palestine. Tại Palestine, dân chúng mừng vui bao nhiêu thì chính quyền lo lắng và khó xử bấy nhiêu. Tại Israel, nhiều nhân vật cực hữu đề nghị chính quyền lợi dụng tình hình tính sổ với Chính quyền Palestine. Vụ tấn công đêm 12-9-2001 của Israel làm 10 người Palestine thiệt mạng chứng tỏ Israel đã thực sự biết lợi dụng tình hình.

Nguồn: Cuộc xung đột Israel và Ả Rập

3.1.1.8. Israel tuyên bố cắt đứt mọi cuộc tiếp xúc với Tổng thống Y. Arafat Xung đột Trung Đông đã trở nên hết sức căng thẳng khi ngày 12-12-2001, các phần tử cực đoan Palestine phục kích một chiếc xe buýt của Israel ở gần khu định cư

của người Do Thái ở thành phố Nablus, phía Bắc khu Bờ Tây, làm 10 người chết và hơn 30 người bị thương. Sau đó, nhóm Al Aqsa Brigades, một tổ chức cực đoan li khai khỏi phong trào Fatah của Tổng thống Palestine Yasser Arafat, cùng nhóm Hồi giáo cực đoan Hamas, đã tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ này. Trước đó, hai người Palestine, sau đó được thông báo là thành viên Hamas, đã gây ra hai vụ đánh bom tự sát tại khu định cư của người Do Thái tại Qarara, phía Nam Dải Gaza, làm 4 người Israel bị thương. Ngay sau các vụ việc trên, phía Israel đã thực thi một loạt biện pháp trả đũa với Palestine.

Tối 12-12-2001, trong phiên họp khẩn cấp của nội các Israel do Thủ tướng Ariel Sharon triệu tập để bàn về các biện pháp trả đũa, phía Israel đã quyết định cắt đứt mọi cuộc tiếp xúc với Tổng thổng Palestine Y. Arafat và tuyên bố Israel sẽ tự phòng vệ mà không tính tới ông Y. Arafat. Hãng Reuters dẫn lời một quan chức Israel cho biết quân đội Israel sẽ mở chiến dịch quân sự quy mô lớn ở khu Bờ Tây và Dải Gaza để trả đủa các vụ khủng bố do các phần tử cực đoan Palestine gây ra.

Trước phiên họp này, chiều 12-12-2001, các máy bay của Israel đã ném bom các tòa nhà của cơ quan an ninh Palestine tại khu Bờ Tây và Dải Gaza. Máy bay F-16 của Israel đã thả 9 quả bom xuống Cơ quan an ninh của Palestine tại Gaza, gần trụ sở của Tổng thống Y. Arafat, làm ít nhất 1 người chết và 7 người bị thương. Trụ sở của lực lượng cận vệ F-17 của ông Y. Arafat ở Gaza và đơn vị cảnh sát ở Beit Lahia cũng bị tấn công. Nhiều vị trí của Palestine ở thành phố Nablus đã trở thành mục tiêu ném bom của Israel. Đài kiểm soát không lưu của sân bay quốc tế Gaza đã trúng bom. Cùng lúc, xe tăng của Israel đã tiến vào vùng đất do người Palestine quản lí tại Jenin, tấn công và làm ít nhất 10 người Palestine bị thương. Các xe tăng của Israel cũng phong tỏa nhiều điểm trên con đường giao thông quan trọng tại Dải Gaza. Rạng sáng ngày 13-12-2001, Israel đã chính thức tuyên bố cắt đứt mọi cuộc tiếp xúc với nhà lãnh đạo chính quyền Palestine Y. Arafat, buộc tội ông không nỗ lực chấm dứt khủng bố. Bộ trưởng Tư pháp Israel Meir Sheetrit nói rằng cuộc họp giữa Israel với các quan chức an ninh Palestine cũng sẽ bị hoãn lại. Phía Israel khẳng định đây là biện pháp buộc ông Y. Arafat phải trực tiếp chịu trách nhiệm về những cuộc tấn công khủng bố người Israel.

Quyết định trên được đưa ra cùng lúc với hàng loạt máy bay chiến đấu và trực thăng có trang bị vũ khí của Israel thực hiện một cuộc tấn công dữ dội và rộng khắp vào Dải Gaza và khu Bờ Tây để trả đủa việc phục kích chiếc xe buýt chở người Israel.

Trực thăng Israel bắn vào một nhóm dân thường trên phố Gaza mà họ cho là nhóm khủng bố, làm chết 2 người. Sau khi các máy bay bỏ đi, mọi người tụ tập cứu những người còn sống sót thì bất ngờ trực thăng quay trở lại và xả súng vào đám đông làm nhiều người khác bị thương, trong đó có 4 người đã chết tại bệnh viện. Bên cạnh đó, các máy bay chiến đấu tấn công vào các trụ sở của cảnh sát Palestine và một trạm rađa ở sân bay quốc tế Gaza. Một trực thăng đã tấn công vào trụ sở của ông Y. Arafat ở Ramallah vừa ngay sau khi ông rời khỏi nơi này, nhưng phía Israel phủ nhận việc họ cố tình sát hại ông. Chiều ngày 13-12-2001, Israel cho xe ủi đất phá sập đài phát thanh

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM địa vấn đề XUNG đột CHÍNH TRỊ ISRAEL và PALESTINE – NGUYÊN NHÂN và hệ QUẢ (Trang 50 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)