Đối với thế giới

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM địa vấn đề XUNG đột CHÍNH TRỊ ISRAEL và PALESTINE – NGUYÊN NHÂN và hệ QUẢ (Trang 66 - 75)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Hệ quả xung đột chính trị Israel – Palestine

3.2.4. Đối với thế giới

Thế giới cứ ngỡ được tận hưởng sự hòa bình, ổn định sau hai cuộc chiến tranh thế giới khóc liệt đã đi qua. Tuy nhiên, thế giới lại không được một ngày yên ổn với tình hình chiến sự hết sức căng thẳng ở Trung Đông, đặc biệt trong đó là cuộc xung đột chính trị giữa Israel và Palestin làm cho khu vực và thế giới luôn có sự tranh chấp không ngừng và ngày càng được đẩy lên rất mạnh mẽ và có thể trở thành một cuộc chiến tranh đẫm máu.

Dư luận quốc tế vô cùng phẩn nộ trước tình hình này. Cho đến khi có sự can thiệp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, các nước yêu chuông hòa bình đứng ra hòa giải mà cuộc xung đột vẫn càng ngày càng căng thẳng. Hiện nay nó vẫn đang đi

vào ngõ cụt, điều này làm cho hòa bình thế giới đáng đứng trước nguy cơ tan vở trong tương lai.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

- Bàn về tiến trình hòa bình Israel – Palestine có lúc thì hai bên đạt được các thỏa thuận thông qua các Hiệp định, cũng có lúc đi vào tình trạng bế tắc. Cứ như vậy mà vấn đề chưa được giải quyết cho đến ngày nay.

- Nói về tiến trình hòa bình giữa hai nước Israel và Palestine ngày càng căng thẳng và không tự giải quyết được. Chính vì thế mà thế giới buộc phải cang thiệp vào để tránh tình trạng sẽ xảy ra một cuộc chiến tranh giữa hai nước làm ảnh hưởng đến vấn đề hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới, ảnh hưởng đến vấn đề phát triển kinh tế toàn cầu.

- Chương này cũng trình bày một số hệ quả mà cuộc xung đột giữa Israel và Palestine đã gây ra. Trước hết là gây thiệt hại về người và của đối với hai nước, ảnh hưởng tốc độ phát triển kinh tế của cả hai,…Ngoài ra còn làm cho tình hình của cả khu vực Trung Đông và thế giới mất ổn định, ảnh hưởng đến vấn đề phát triển kinh tế toàn cầu.

PHẦN KẾT LUẬN 1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Như vậy , sau một thời gian nghiên cứu, tôi cảm thấy kết quả mà tôi đã đạt được là cơ bản giải quyết được những mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó vẫn không tránh khỏi những hạn chê. Đề tài của tôi đã giải quyết được các vấn đề sau:

Đề tài đã giới thiệu được sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của hai nhà nước Israel và Palestine, diễn biến, nguyên nhân, hệ quả của cuộc xung đột chính trị và đã lí giải được một số vấn đề xung quanh cuộc xung đột này.

Đặt biệt tôi thấy kết quả quan trọng nhất mà đề tài có được đó là lí giải được nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột, từ đây tôi có thể thấy được vai trò vô cùng to lớn của Trung Đông về mặt địa – chính trị. Đồng thời có thể nêu ra một số nhận định về tình hình xung đột giữa Israel và Palestine trong tương lai.

Nghiên cứu cuộc xung đột chính trị giữa Israel và Palestine tôi không mong đợi gì hơn là góp phần tìm hiểu cuộc xung đột giữa hai quốc gia dưới góc độ địa – chính trị, giúp tôi hiểu sâu hơn về đất nước Israel, Palestine và lớn hơn nửa là giúp tôi hiểu sâu hơn về Trung Đông, từ đó có thể áp dụng tốt vào phần giảng dạy về Tây Á. Tiếp theo, nếu có thể sẽ đóng góp một cái gì rất nhỏ để mọi người hiểu thêm về cuộc xung đột, có cái nhìn đúng đắn về cuộc xung đột này.

Nhiều người nhìn nhận cuộc xung đột đã không có cái nhìn khách quan bởi vì họ chỉ căn cứ vào các sự kiện, các biến cố hiện tại chứ không xét đến những nguyên nhân sâu xa, những nguyên nhân bên trong của nó, từ đó không thấy được những mưu đồ của các cường quốc lớn, đặc biệt là Mĩ trong ván bài không chế Trung Đông. Bằng việc nhìn nhận và lí giải nguyên nhân cuộc xung đột một cách sâu rộng hơn. Tôi hy vọng rằng sẽ giúp cho mọi người hiểu được những nguyên nhân bên trong của cuộc xung đột, đó mới là nguyên nhân chính. Từ đó có thái độ phê phán chính xác hơn, điều này sẽ góp phần vào việc góp tiếng nói của chúng ta vào hòa bình thế giới.

Tuy nhiên do sự hạn chế về thời gian, tài liệu tham khảo ít, hơn nửa khả năng của bản thân còn nhiều hạn chế cho nên đề tài chưa lí giải hết và sâu sắc những vấn đề đặt ra, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.

2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Nghiên cứu cuộc xung đột chính trị Israel – Palestine là một vấn đề rất phức tạp.

Nhưng thật sự cần thiết, vì đây là một trong những điểm nóng của Trung Đông và của cả thế giới. Một sự biến động nhỏ của Trung Đông có thể ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề hòa bình của thế giới, ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế - xã hội toàn cầu. Vì đây là nơi chứa đựng một lương dầu hỏa lớn nhất thế giới, có thể cung cấp năng lượng cho sự phát triển kinh tế toàn cầu. Vì thế khi Trung Đông còn ngày nào biến động thì thế giới cũng không có được những ngày ổn định được. Vì vậy, tầm quan trọng của Trung Đông là vô cùng to lớn mà không ái không thể biết đến.

Cho nên cần đưa Trung Đông vào trong chương trình dạy học phổ thông một cách rộng rải khi dạy địa lí của phần Tây Á. Để học sinh phổ thông có thể nắm được vị

trí chiến lược của Trung Đông đối với sự hòa bình của thế giới, đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu.

3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Cuộc xung đột chính trị Israel – Palestine và đặc biệt là tình hình mất ổn định ở Trung Đông trong thời kì hiện nay còn nhiều bí ẩn chưa lí giải được và nó đặt ra những vấn đề hết sức phức tạp và cũng thật lí thú. Vì vậy, đòi hỏi cần có nhiều công trình nghiên cứu ở mức độ cao và chuyên sâu hơn để lí giải được những vấn đề còn tồn tại. Như tìm ra những nguyên nhân sâu xa bên trong các vấn đề tranh chấp trong khu vực, để có thể đưa ra những giải pháp giải quyết những mâu thuẫn một cách nhanh nhất. Nhằm tạo ra sự ổn định của khu vực, góp phần tạo lập hòa bình, ổn định trên thế giới.

Theo tôi, với tư cách là một sinh viên, đồng thời là một người bước đầu tìm hiểu về vấn đề Israel – Palestine, để nghiên cứu và lý giải vấn đề một cách tốt hơn cần có những bước nghiên cứu chuyên sâu trên cơ sở hợp tác giữa nhiều tác giả, tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia về Trung Đông. Từ đó ta mới có cái nhìn tổng hợp về bản chất cuộc xung đột và ta cũng có thể lý giải sâu sắc hơn các vấn đề xoay quanh cuộc xung đột.

Không một khoa học nào có giới hạn, cũng như thời gian sẽ không bao giờ có điểm dừng. Vì vậy theo tôi, mỗi năm cần có những nghiên cứu bổ xung để tiếp tục phát triển vấn đề trên, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Từ đó ta có thể nhìn nhận khủng hoảng ở Trung Đông một cách tổng thể và chính xác hơn. Việc làm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp cho chúng ta không nhầm lẫn trong việc đánh giá tình hình, từ đó chúng ta có thể góp tiếng nói thiết thực hơn để góp phần tạo lập hòa bình trong khu vực và trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách

1. ANTON LA GUARDIA, Cuộc chiến không kết thúc người Israel, người Palestin trong cuộc chiến giành vùng Đất Hứa.

2. ĐỐI THOẠI VỚI CÁC NỀN VĂN HÓA, Israel, nhà xuất bản trẻ.

3. Huỳnh Tương Ái, Địa lí kinh tế thế giới, Đại học Cần Thơ.

4. Nguyễn Thị Thư-Nguyễn Hồng Bích-Nguyễn Văn Sơn, Lịch sử TRUNG CẬN ĐÔNG, nhà xuất bản giáo dục.

5. THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM, Cuộc xung đột Israel & Ả Rập, nhà xuất bản thông tấn Hà Nội – 2002.

Báo

- Bản tin hàng ngày.

- Báo Tuổi Trẻ.

- Báo điện tử Dân Trí.

- Bản tin thời sự quốc tế.

Các trang Wed

- http://vietbao.vn/The-gioi/Lịch-su-xung-dot-Israel-va-Palestine/2000085/162/

- http://my.opre.com/Ada90/blog/lich-su-xung-dot-israel-va-palestine - http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/ThoiSu/2010/8/93085A911B0311D4/

- http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%9D_T%C3%A2y - http://vi.wikipedia.org/wiki/Hamas

- http://vi.wikipedia.org/wiki/Jerusalem

PHỤ LỤC Jerusalem

Jerusalem có lịch sử lâu dài, theo thần thoại và truyền thuyết Do Thái, Jerusalem được xây dựng bởi Shen và Ever, tổ tiên của thánh tổ Abraham. Theo những đồ vật khảo cổ học đã được tìm thấy, sự định cư tại Jerusalem bắt đầu tồn tại từ 3 nghìn năm trước Công Nguyên. Theo những nguồn tin tức lịch sử, thành phố được nhắc đến lần đầu tiên vào những năm 2 nghìn trước Công Nguyên. Lúc đầu, thành phố được xây dựng và sáng lập nên bởi người Canaanite và trở thành thủ đô những vương quốc Do Thái: Israel, Judah và Judea trong thời kì Ngôi đền Thứ nhất và thời kỳ Ngôi đền Thứ hai. Thành phố tiếp tục giữ vai trò quan trọng là Đất Thánh trong thời kỳ thống trị của người Hồi giáo. Jerusalem là thành phố linh thiêng nhất của đạo Do Thái, và có ý nghĩa đặc biệt với đạo Cơ đốc và đạo Hồi.

Từ năm 1948 – 1967, phần phía Tây của Jerusalem được quản lý bởi Israel như thủ đô của đất nước, trong khi phía Đông Jerusalem được quản lý bởi Jordan. Thành phố hợp nhất lại bởi thắng lợi của Israel trong Chiến tranh sáu ngày, mặc dù địa vị của thành phố vẫn bị tránh chấp. Luật của Israel từ năm 1980 tuyên bố Jerusalem như thủ đô vĩnh viễn, không bị chia cách của Israel, trong khi Đông Jerusalem lại được cho là thủ đô đang được chờ đợi của đất nước Palestine sau này. Địa vị của những nơi linh thiêng trong thành phố cũng đang bị tranh cãi.

Với dân số 704.900 (2004), Jerusalem là thành phố không đồng nhất, tiêu biểu cho nhiều loại dân tộc, tôn giáo và những nhóm kinh tế xã hội. Khu vực được gọi là

“Thành phố cổ” được bao vây bởi những bức tường và bao gồm bốn khu: Khu Armania, Cơ Đốc, Do Thái và Hồi giáo.

Tổ chức Hồi giáo Hamas

Hamas la từ viết tắt cho Harakat ai – Muqawama al – Islamiyya, có nghĩa là

“Phong trào kháng chiến Hồi giáo”. Ngày 14-12-1987, chỉ ít ngày sau khi cuộc nổi dậy của người Palestine chống lại sự chiếm đóng của Israel bùng nổ, Phong trào Hồi giáo Sunni vũ trang Hamas đã được thành lập với mục tiêu dài hạn là thành lập một nhà nước Hồi giáo của người Palestine trên vùng lãnh thổ được hoạch định trước năm 1948.

Khẩu hiệu của Hamas là “Allah là mục tiêu, nhà tiên tri Muhammad là hình mẫu, kinh Koran là hiến pháp, Thánh chiến là con đường duy nhất và được chết vì Allah là sự thể hiện lòng trung thành”. Vì những lí do đó, Hamas khước từ mọi giải pháp hòa bình, không công nhận nhà nước Israel. Và để thành lập một nhà nước Palestine Hồi giáo, đối với họ, không có con đường nào khác ngoài việc tiến hành cuộc thánh chiến.

Trong tiếng Ả Rập, Hamas có nghĩa là “nhiệt huyết”, “lửa”. Các hành động của Hamas không đi ngược lại tiêu chí này. Đánh bom liều chết là một yếu tố mà Hamas coi là vũ khí trong cuộc chiến chống lại Israel.

Người ta biết đến Hamas nhiều hơn với vai trò là một phong trào quân sự. Nhưng thực tế, các hoạt động của họ trong lĩnh vực xã hội cũng khá rộng rãi. Trong khi các phong trào Hồi giáo vũ trang khác như Djihad, lữ đoàn tử vì đạo Al – Aqsa ít phát triển, thì Hamas ngày càng lớn mạnh và giành được sự ủng hộ nhờ các chương trình phúc lợi xã hội lớn. Hamas ở các trường dạy trẻ em Hồi giáo, mở bệnh viện và trang trải cuộc sống cho gia đình các phần tử vũ trang nhờ vào tiền quyên góp của các nhà hảo tâm người Palestine lưu vong. Nguồn tài chính được ước đoán hàng tỷ USD nhờ hoạt động quyên góp này đã trang trải cho các hoạt động xã hội và qua đó, Hamas giành được uy tín lớn trong người dân Palestine.

Tháng 2-2006, nằm ngoài dự đoán, Hamas đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp Palestine. Một trong những nhà lãnh đạo của Hamas là Ismail Haniya trở thành Thủ tướng của Palestine.

Bờ Tây

Bờ Tây là một vùng lãnh thổ nằm kín trong lục địa tại Trung Đông, là một phần của các lãnh thổ Palestine. Nó được Liên Hợp Quốc và hầu hết các nước khác coi là nằm dưới sự chiếm đóng của Israel. Một số người Israel và nhiều nhóm khác thường thích gọi nó là vùng “tranh chấp” hơn là lãnh thổ “bị chiếm đóng”. Hiện theo luật quốc tế nó không được coi là một phần lãnh thổ theo pháp lý của bất kỳ một quốc gia nào.

Các biên giới của Bờ Tây được xác định bởi các đường ngừng bắn của chiến tranh Ả Rập – Israel năm 1948 sau sự giải tán nước Palestine ủy trị của đế quốc Anh, khi nó bị Jordan chiếm và xác nhập. Từ năm 1948 tới tận năm 1967 vùng này nằm dưới quyền kiểm soát của Jordan, dù Jordan không ngừng tuyên bố chủ quyền với nó cho đến tận năm 1988. Vùng này bị Israel chiếm năm 1967 trong cuộc chiến sáu ngày, ngoại trừ Đông Jerusalem, nó không bị xác nhập. Trước năm 1948 vùng này là một phần của Vùng ủy trị của đê quốc Anh được lập nên sau sự giải tán Đế quốc Ottoman.

Nằm ở phía tây và tây nam sông Jordan ở phần phía bắc của vùng Palestine tại Trung Đông, nó có chung biên giới với Israel ở phía tây, phía bắc và phía nam, chung với Jordan ở phía đông. 40% vùng này đang nằm dưới quyền kiểm soát hạn chế của Chính quyền Palestine, trong khi Israel vẫn giữ quyền kiểm soát chính gồm: Các vùng định cư Israel, các vùng nông thôn và các vùng biên giới. Dân số của Bờ Tây đa phần là người Palestine (84%) với một thiểu số nhỏ người định cư Israel.

Trong tiến Hebrew vùng này thường được gọi bằng những cái tên trong kinh thánh tiếng Hebrew là Yehuda và Shomron, một số người sử dụng tiếng Anh dùng từ tương tự là Judea và Samaria. Cái tên Cisjordan cũng được sử dụng để gọi vùng này trong một số ngôn ngữ (như tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha). Tình trạng của Đông Jerusalem bị tranh cải rất nhiều. Israel đã xác nhập nó, không còn coi nó là một phần của Bờ Tây; tuy nhiên việc xác nhập không được bất kỳ một nước nào công nhận, kể cả Liên Hợp Quốc. Trường hợp khác, nó thường được coi là một phần bị tách rời khỏi Bờ Tây vì tầm quan trọng của nó; ví dụ, Hiệp ước hòa bình Oslo coi tình trạng của

Đông Jerusalem là việc không liên quan tới tình trạng của những vùng lãnh thổ Palestine khác, và sẽ được giải quyết trong tương lai sau này.

Dải Gaza

Dải Gaza là một dải đất hẹp ven biển dọc theo Địa Trung Hải, ở Trung Đông về mặt pháp lý không được quốc tế công nhận là một phần lãnh thổ của bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào. Tên của nó được đặt theo tên thành phố Gaza. Đây là vùng lãnh thổ có mật độ dân số cao nhất trên trái đất, với khoảng 1.4 triệu người sống trên khu vực diện tích 360 km2. Dải Gaza thuộc quyền kiểm soát của Chính quyền Palestine, và họ cũng kiểm soát biên giới của Gaza với Ai Cập. Israel kiểm soát không phận và đường bờ biển. Theo lập trường chính thức của Palestine vùng đất này vẫn nằm dưới sự chiếm đóng quân sự, và rằng Israel giữ quyền chiếm giữ quyền lực. Chính phủ Israel không chấp nhận điều đó, đặc biệt sau sự rút quân của Israel năm 2005.

Về mặt địa lý, Dải Gaza là phần cực tây của các lãnh thổ Palestine ở Tây Nam Á, có biên giới trên bộ với Ai Cập ở phía tây nam và Israel ở phía bắc và phía đông. Ở phía tây, nó giáp với Biển Địa Trung Hải.

Các biên giới của Dải Gaza ban đầu được xác định bởi các ranh giới đình chiến giữa Ai Cập và Israel sau chiến tranh Ả Rập – Israel năm 1948, diễn ra sau sự tan rã của nước Palestine ủy trị của đế quốc Anh. Nó bị Ai Cập chiếm cho tới khi bị người Israel chiếm năm 1967 trong cuộc chiến tranh sáu ngày. Năm 1993, sau những thỏa thuận hòa bình giữa Palestine – Israel, được gọi là thỏa thuận Oslo, đa phần Dải Gaza được chuyển nằm dưới quyền kiểm soát giới hạn của Chính quyền Palestine. Tháng 2- 2005 chính phủ Israel biểu quyết áp dụng kế hoạch đơn phương rút quân của Thủ tướng Ariel Sharon khỏi Dải Gaza bắt đầu từ ngày 15-8-2005. Kế hoạch này yêu cầu dở bỏ toàn bộ các khu định cư của người Israel tại đó, và dời toàn bộ người định cư cùng các căn cứ quân sự khỏi Dải Gaza, một tiến trình được hoàn thành vào ngày 12- 12-2005 khi chính quyền Israel chính thức tuyên bố kết thúc giai đoạn cai trị quân sự ở Dải Gaza sau 38 năm kiểm soát. Việc rút quân bị tranh cải gay gắt bên trong những người theo đường lối chủ nghĩa quốc gia cấp tiến ở Israel, đặc biệt là những người theo xu hướng chủ nghĩa quốc gia tôn giáo, và một số người ủng hộ những xu hướng đó hiện coi Dải Gaza là một phần lãnh thổ Israel bị chiếm đóng. Sau khi rút quân, Israel vẫn giữ quyền kiểm soát lãnh hải và không phận Dải Gaza. Israel đã rút khỏi “Đường Philadephi” liền sát với biên giới của Dải Gaza với Ai Cập sau một thỏa thuận với nước này nhằm bảo đảm biên giới phía họ. Tương lai tình trạng chính trị của Dải Gaza vẫn còn chưa được quyết định, và được coi là một phần của bất kỳ một nhà nước Palestine nào trong tương lai.

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM địa vấn đề XUNG đột CHÍNH TRỊ ISRAEL và PALESTINE – NGUYÊN NHÂN và hệ QUẢ (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)