7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Nguyên nhân xung đột chính trị Israel – Palestine
2.2.1. Quan hệ Israel – Mĩ
2.2.1.5. Ảnh hưởng lên dư luận Mĩ
-Think Tanks
Các Think Tanks đóng một vai trò rất quan trọng trong sự định hình các luồng tư
tưởng của công luận cũng như trong việc hoạch định các chính sách trên thực tế. Think Tanks - nơi quy tụ các học giả, chính khách, chuyên gia, chiến lược gia, phân tích gia thượng thặng của các lĩnh vực khoa học, kinh tế, chính trị, xã hội - là một sản phẩm đặc trưng của Mỹ xét cả về quy mô lẫn mức độ ảnh hưởng lên chính quyền và giới truyền thông. Tại châu Âu và châu Á ngày nay tuy cũng có Think Tanks, nhưng chẳng qua cũng chỉ là một sự bắt chước theo Mỹ, ở quy mô khiêm tốn mà thôi.
Kể từ khi RAND Corporation, Think Tank đầu tiên, ra đời năm 1946, đến nay có
tổng cộng lớn nhỏ chừng hơn 1,500 Think Tanks trên toàn nước Mỹ, trong số đó có chừng 15 Think Tanks lớn và có ảnh hưởng nhất đặt bản doanh ở Washington, DC.
Những Think Tanks quen thuộc là : Amerian Heritage, Brookings Institution, Center for Strategic and International Studies, Center for Security Policy, Foreign Policy Research Institute, Jewish Institute for National Security Affairs, American Enterprise
Institute, The Heritage Foundation, Cato Institute, The Carnegie Endownment for International Peace, The Council on Foreign Relations, Washington Institute for Near East Policy, Hudson Institute,…Trung bình những Think Tanks này có ngân sách thường niên chừng 25 triệu USD trở lên.
Trong các think tanks trên thì WINEP được lập ra năm 1985 do nổ lực của Jewish Lobby. Các think tanks khác như JINSA, Heritage Foundation, Hudson Institute, The Institute for Foreign Policty Analysis và Brooking Institution đều chịu ảnh hưởng rất nặng, hoặc về nhân sự hoặc về tài chánh, hoặc cả hai của giới vận động hành lang Do Thái (Jewsish Lobby).
- Các trường đại học
Jewish Lobby cũng tìm nhiều phương cách để gây ảnh hưởng đến những cuộc thảo luận tại các trường đại học liên quan đến vấn đề Trung Đông và quốc gia Israel;
nổ lực tạo ra những hình ảnh và dư luận tốt đẹp về Israel, đồng thời tìm mọi cách giảm thiểu những phê bình đối với các chính sách của nước này. Nhiều nhóm hoạt động, như Caravan for Democracy, gởi các diễn giả đến các trường đại học lớn giải thích các chính sách của Israel cho sinh viên Mỹ, tổ chức các sinh hoạt ngoại khoá tuyên truyền cho Israel. Họ còn tổ chức việc theo dõi những bài giảng của các giáo sư để phát hiện sớm, và tìm cách đối phó, những bài có nội dung bất lợi cho Israel, lập ra những black lists các giáo sư có quan điểm “chống Israel” rồi vận động sinh viên và phụ huynh lên án hoặc cô lập hay tẩy chay các giáo sư đó, hay ngay cả vận động để các trường đại học không mướn những vị giáo sư hay học giả đó. Một ví dụ là trường hợp học giả Trung Đông nổi tiếng Rashid Khalidi. Khi trường đại học Columbia mời Ông về giảng dạy, lập tức có hàng ngàn lá thư gởi đến văn phòng viện trưởng của Trường để phản đối với lý do là ông Khalidi có quan điểm chính trị không thích hợp. Vài năm sau, đến lượt trường đại học Princeton cũng gặp tình cảnh tương tự khi trường này định mời ông Khalidi đến giảng dạy ở trường.
- Giới truyền thông: truyền hình, báo chí, nhà xuất bản,…
Chính trong lĩnh vực truyền thông Mỹ mà ảnh hưởng của Jewish Lobby là gần
như vô tiền, khoáng hậu. Sơ lược sau đây là một số những tổ hợp truyền thông lớn ở Mỹ, trong đó người Do Thái hoặc làm chủ hoặc nắm quyền kiểm soát tuyệt đối:
+ Time Warner: Tổ hợp truyền thông lớn nhất này là sự kết hợp giữa Warner và AOL, có doanh thu hằng năm chừng 50 tỉ USD. Warner được người Do Thái lập ra vào thế kỷ trước, trở nên một trung tâm quyền lực của người Do Thái ở Hollywood.
Giám đốc điều hành (CEO) hiện nay là Gerald Levin, một người Do Thái.
Tổ hợp này bao gồm nhiều hảng phim như Warner Brothers Studio, Castle Rock Entertainment, New Line Cinema; nhà xuất bản như Time-Life Books, Book of the moth Club, Little Brown,…; dịch vụ internet như AOL; và cả hệ thống truyền hình CNN với hàng trăm triệu khán giả.
+ Disney : Tổ hợp truyền thông khổng lồ thứ hai này có doanh thu hàng năm chừng 35 tỉ dollars, cũng là của người Do Thái , hiện nay do Michael Eisner làm giám đốc. Tổ hợp này cũng bao gồm nhiều công ty truyền hình, phát thanh, nhà xuất bản: hệ
thống truyền hình ABC, ESPN, NBA, NFL, A&E, Life Time TV, Disney Radio Network, Walt Disney Company Book Publishing, Miramax Books,…Đáng chú ý nhất là Disney Publishing Worldwide xuất bản sách báo bằng 55 ngôn ngữ khác nhau, đến 74 quốc gia trên khắp thế giới, có hơn trăm triệu độc giả hàng tháng.
+ Viacom: Với doanh thu đồng niên chừng 30 tỉ USD, Viacom là tổ hợp lớn thứ 3 nằm dưới sự kiểm soát của người Do Thái, đứng đầu là Sumner Redstone và Melvin Karmazin. Viacom cung cấp các chương trình truyền hình, sỡ hữu mạng truyền hình CBS với khoảng 39 đài truyền hình, và hàng trăm đài phát thanh khác trên nhiều vùng.
Hệ thống MTV, Country Music Television, và The Nasville Network Cable Channels cũng thuộc về Viacom.
Ngoài ra, kênh truyền hình Fox News Channel cũng nằm dưới sự kiểm soát của người Do Thái. Cùng với Fox Television Network, Century Fox Film và nhà xuất bản Harper Collins, nó thuộc về tập đoàn News Corporation, chuyên vận động cho các chủ trương của nhóm Tân Bảo Thủ (neoconservatives) trong chính phủ của Tổng thống Bush, đứng đằng sau các nổ lực tuyên truyền cho cuộc chiến Iraq. Tờ The Weekly Standard với cây bút nổi tiếng William Kristol cũng thuộc về News Corporation và nằm trong tầm tay điều khiển của người Do Thái.
Như vậy, về mặt truyền thông, người Do Thái ở Mỹ đã trực tiếp nắm trong tay nhiều cơ sở quan trọng, có mức độ ảnh hưởng vô cùng lớn lao lên công luận Mỹ.
Những nhận định sau đây trong một bài nghiên cứu của nhóm National Vanguard Books có thể ít nhiều nói lên tầm mức của những ảnh hưởng như vậy: “Không có một quyền lực nào trong thế giới ngày nay lớn hơn quyền lực đạt được bởi những người uốn nắn công luận Mỹ. Chưa hề có một ông vua, một vị giáo hoàng thời xưa, một ông tướng bách chiến hay một vị giáo chủ nào đã từng hành xử một quyền lực sánh được với quyền lực của chừng vài chục người đang kiểm soát các phương tiện giải trí và truyền thông đại chúng của Mỹ”. (there is no greater power in the world today than that wielded by the manupulators of public opinion in America. No king or pope of old, no conquering general, or high priest ever disposed of a power even remotely approaching that of the few dozen men who control Amerca’s mass media of news and entertainment).
Truyền thông vận dụng nhiều phương cách để nhào nặn ( manipulating) dư luận một cách tinh vi và thấu đáo. Trước hết là cách quản lý việc đưa tin. Chỉ nội một việc sắp xếp cách thức tin tức được đưa ra, thời điểm và khung cảnh đưa tin, thời lượng cho từng phần tin, giọng điệu khi đọc tin, hình tượng đi kèm theo tin, cách thức đối chiếu các bản tin, từ ngữ sữ dụng, cách chạy các hàng tít,…Rồi còn những chọn lựa dựa theo bối cảnh văn hóa, chủng tộc, lịch sử, tôn giáo và đặc điểm tâm lý của từng bộ phận độc giả, khán giả, thính giả, để rồi từ đó có phương cách phổ biến tin tức cho phù hợp.
Chẳng hạn, cách mà báo chí Tây phương, nhất lả báo chí Mỹ, miêu tả về hành động của hai bên Israel-Palestine. Bất kỳ khi nào Isarel có một hoạt động nào đó đối
với người Palestine, hoặc là dùng phi cơ ném bom, hay xua chiến xa tấn công vào các vùng của người Palestine, giết hại hàng chục, hàng trăm thường dân, kể cả đàn bà trẻ em, thì báo chí, truyền hình Mỹ gọi đó là các hoạt động quân sự (MILITARY MISSIONS). Nhưng nếu phía người Palestine trả đủa, bất kỳ là bằng cách nào, kể cả bằng dùng giàng thung bắn đá hay mang bom tự sát, gây thương vong cho thường dân hay chiến sĩ Israel, thì báo chí và truyền hình Mỹ đều gọi các việc làm đó là hành động khủng bố (TERRORIST ACTIONS). Dư luận Mỹ, và cả của người Việt, không mấy ai thắc mắc về sự khác biệt trong cách dùng từ ngữ như vậy của giới truyền thông Mỹ đối với hai bên Israel - Palestine. Người ta mặc nhiên chấp nhận, và chính sự mặc nhiên chấp nhận đó là kết quả của sự nhào nặn công luận, một cách tinh vi, của các phương tiện truyền thông Do Thái - Mỹ. Vì về mặt tâm lý, một cách vô thức, người nghe sẽ có những phản ứng tình cảm khác nhau đối với mỗi từ: hoặc là trung lập, kính nể hoặc là thiện cảm đối với từ MILITARY; ngược lại sẽ khinh chê hoặc căm ghét đối với từ TERRORIST.
Một ví dụ khác về cách chọn từ ngữ của giới truyền thông Do Thái - Mỹ là chữ CONFLICT. Báo chí và truyền hình Mỹ qua hàng mấy chục năm nay luôn dùng từ ngữ này khi nói đến sự thù địch giữa Israel - Palestine. Nhưng nhiều học giả cho rằng chữ CONFLICT bao hàm ý rằng hai bên liên hệ, trong sự tranh chấp hay xung đột, có mức độ bình đẳng (EQUALITY) về tư thế và về lực lượng; và không nên lẫn lộn giữa CONFLICT với ANNEXATION, INVASION, hay OCCUPATION. Trong hàng mấy chục năm qua, sự thật cho thấy người Israelis đã INVADED (xâm chiếm), ANNEXED (sáp nhập) và OCCUPIED (chiếm đóng) đất đai của người Palestine, chứ không phải là tranh chấp CONFLICTED giữa hai quốc gia bình đẳng về mặt quốc tế công pháp.
Việc lập đi lập lại từ CONFLICT là có thâm ý che lấp sự chênh lệch quá xa lực lượng của hai bên và tính chất chủ động xâm lăng của người Do Thái.
Ngoài việc quản lý tin tức (news management), mặt thứ hai cũng hết sức quan trọng trong việc uốn nắn dư luận vào một hướng định trước là việc giải thích và bình luận tin tức của các nhà bình luận, chuyên gia, trí thức, học giả,… Về mặt này, người Do Thái cùng với khả năng khống chế lớn lao các phương tiện thông tin, là khả năng tài chánh để thuê mướn các chuyên gia, nhà bình luận, học giả, biên tập viên, ký giả,…nhằm mớm vào trí óc dân Mỹ những cách giải thích và bình luận tạo nên những hình ảnh tốt đẹp về Israel. Người Palestine hầu như không có lấy một diễn đàn hay một cơ hội để lên tiếng trước công luận Mỹ; nhưng người Do Thái lại chiếm vai trò độc tôn trong công việc giải thích và bình luận tin tức liên quan đến cuộc xung đột Israel - Palestine. Nói đúng hơn là người Do Thái độc quyền trong việc giải thích mọi vấn đề của cuộc xung đột, uốn nắn dư luận theo chiều hướng thuận lợi nhất cho phía họ.
Nguồn: http://www.khoahoc.net/baivo/truongdinhtrung/260209-xungdotisraelpalestine.htm