7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.3.4. Từ năm 1988 đến nay: Thế giới và cả hai nước đều muốn giải quyết cuộc
Năm 1988 - PLO mở cánh cửa hướng tới hoà bình
Mặc dù nắm trong tay sức mạnh quân sự, Israel không thể dập tắt phong trào Intifada bùng phát năm 1987. Đại bộ phận người Palestine sống tại các khu vực do Israel chiếm đóng đều tham gia phong trào này.
Đối với PLO - đóng đại bản doanh tại Tunis kể từ khi bị đẩy khỏi Lebanon năm 1982 - cuộc nổi dậy đã đe doạ nghiêm trọng tới vai trò của tổ chức này trong cuộc cách mạng của người Palestine nhằm lấy lại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng và đẩy lùi được các khu định cư của người Do Thái.
Hội đồng dân tộc Palestine PLC (Chính phủ lưu vong của Palestine) đã triệu tập tại Algeria vào 11-1988 và bỏ phiếu thông qua giải pháp “2 nhà nước” dựa trên cơ sở Nghị quyết 181 của LHQ ban hành năm 1947. Ngoài ra, PLC còn tuyên bố từ bỏ các hoạt động bạo lực vào đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán về các khu định cư lấy Nghị quyết 242 làm cơ sở. Nghị quyết này đã đề nghị Israel rút toàn bộ quân khỏi các khu vực chiếm đóng trong chiến tranh năm 1967.
Mỹ đã bắt đầu đối thoại với PLO. Trong khi đó, Israel vẫn coi PLO là một tổ chức khủng bố và không thể thương lượng. Tuy nhiên, Thủ tướng Israel Yitzhak Shamir đã đề xuất tổ chức bầu cử tại các khu vực chiếm đóng trước khi tiến hành đàm phán về hiệp định tự trị.
Nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi/Lich-su-xung-dot-Israel-va-Palestine/20000851/162 Năm 1991 - Hội nghị thượng đỉnh Madrid
Cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 được coi là đại thảm hoạ đối với PLO và nhà lãnh đạo Yasser Arafat. Đối với PLO, Iraq là quốc gia vùng Vịnh ủng hộ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của người Palestine.
Sau cuộc chiến vùng Vịnh, Chính quyền Mỹ đã gia tăng các nỗ lực trung gian hoà giải trong tiến trình hoà bình tại Trung Đông. Ngoại trưởng Mỹ James Baker đã có nhiều chuyến công du tới Trung Đông nhằm chuẩn bị cho Hội nghị quốc tế Madrid.
Syria đã đồng ý tham dự hội nghị và hy vọng sẽ đưa ra giải pháp cho vấn đề cao nguyên Golan. Jordan cũng đã chấp nhận lời mời.
Tuy nhiên, Thủ tướng Israel Shamir đã từ chối đàm phán trực tiếp với PLO. Do vậy, chỉ có phái đoàn phối hợp Jordan - Palestine tham gia. Chỉ vài ngày trước khi diễn ra hội nghị, Mỹ đã quyết định rút khoản bảo lãnh cho Israel vay khoảng 10 tỷ USD.
Hội nghị khai mạc vào ngày 30-10. Mỗi bên tham chiến được 45 phút trình bày ý định của mình. Đại biểu Palestine nói về hy vọng về tương lai chung giữa người Palestine và Ả Rập. Ông Shamir đã lên tiếng biện hộ cho sự tồn tại của nhà nước Do Thái. Trong khi đó, Ngoại trưởng Syria Farouq al-Shara đã lên án hành động khủng bố trong quá khứ của ông Shamir.
Sau khi hội nghị kết thúc, Mỹ đã tổ chức hai cuộc gặp song phương tại Washington giữa Israel - Syria, và Jordan - Palestine.
Nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi/Lich-su-xung-dot-Israel-va-Palestine/20000851/162 Năm 1993 - Tiến trình hoà bình Oslo
Chính quyền Rabin đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán hoà bình với đại diện từ phía Palestine. Trong khi đó, PLO mong muốn tiến trình đàm phán cần được đẩy mạnh thêm nữa. Nguyên nhân chủ yếu do tổ chức này ngày càng yếu thế do ảnh hưởng của cuộc chiến vùng Vịnh.
Ngay lâp tức, Israel đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm đối với phái đoàn PLO tham dự các cuộc đàm phán song phương tại Washington. Quan trọng hơn, Ngoại trưởng Peres và Thứ trưởng Ngoại giao Israel Beilin đã tham dự một diễn đàn mật để tạo bước đệm cho các cuộc hòa đàm do Na Uy đóng vai trò trung gian hoà giải.
Trong khi các cuộc đàm phán song phương Washington không mang lại kết quả mong muốn, Diễn đàn mật Oslo đã khai mạc vào ngày 20-1-1993 tại thành phố Sarpsborg, Na Uy. Diễn đàn này đã mang lại thành công ngoài mong đợi. Phía Palestine đã đồng ý công nhận Israel. Đổi lại, phía nhà nước Do Thái bắt đầu tiến hành rút quân khỏi các khu vực chiếm đóng.
Nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi/Lich-su-xung-dot-Israel-va-Palestine/20000851/162 Năm 1994 - Sự ra đời của Chính quyền Palestine
Ngày 4-5-1994, Israel và Tổ chức giải phóng Palestine (PLO) đã tiến tới một thỏa thuận tại Cairo xung quanh việc tiến hành bước đầu các nguyên tắc trong tuyên bố năm 1993. Theo thoả thuận, Israel phải rút quân khỏi Dải Gaza, trừ các khu vực định cư Do Thái và các khu vực xung quanh. Ngoài ra, Israel cũng phải rút quân khỏi thị trấn Jericho của người Palestine tại Bờ Tây. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã bị gián đoạn do người định cư Do Thái tại thành phố Bờ Tây Hebron bắn chết 29 người Hồi giáo vào ngày 25-2.
Theo hiệp định, Israel buộc phải rút quân khỏi các khu vực chiếm đóng trong thời hạn tạm thời 5 năm nhằm tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán về việc thành lập nhà nước Paslestine, số phận của thành phố Jerusalem, khu định cư Do Thái trong các khu vực bị chiếm đóng và vận mệnh của hơn 3,5 triệu người tị nạn Palestine.
Ngày 1-7-1994, hàng trăm người vui mừng chào đón ông Yasser Arafat trở lại khu vực do người Palestine kiểm soát. Lực lượng quân đội giải phóng Palestine được triển khai vào các khu vực trước đó do Israel chiếm đóng. Ông Arafat đã trở thành người đứng đầu Chính quyền Palestine (PA) trong khu vực tự trị. Tháng 1-1996, ông Arafat được bầu làm Chủ tịch PA.
Nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi/Lich-su-xung-dot-Israel-va-Palestine/20000851/162 Năm 1995 - Hiệp định Oslo II và vụ ám sát ông Rabin
Những năm đầu tự trị của người Palestine tại Dải Gaza và Jericho gặp rất nhiều khó khăn. Trả đũa các vụ đánh bom liều chết khiến hàng chục người Israel thiệt mạng, quân đội nhà nước Do Thái đã phong toả toàn bộ khu vực tự trị và tiến hành sát hại các tay súng Palestine. Trong khi đó, các hoạt động định cư vẫn được tiếp tục. Làn sóng phản đối tiến trình hoà bình ngày càng dâng cao trong giới chính khách theo đường lối hữu khuynh và những người theo chủ nghĩa dân tộc tôn giáo ở Israel.
Tuy nhiên ngày 24-9, Israel và Palestine đã ký kết hiệp định Oslo II tại Taba, Ai Cập và 4 ngày sau đó lại tiếp tục ký kết ở Washington.
Theo hiệp định Oslo II, Bờ Tây được chia cắt thành 3 khu vực: Khu vực A gồm 7% lãnh thổ (tất cả các thành phố chính của Palestine trừ Hebron và Đông Jerusalem) do Palestine hoàn toàn kiểm soát; Khu vực B gồm 21% lãnh thổ do Palestine và Israel cùng nhau kiểm soát; khu vực C là phần còn lại do Israel kiểm soát. Ngoài ra, phía Israel phải trả tự do cho các tù nhân Palestine.
Hiệp định Oslo II không được người Palestine chào đón nồng nhiệt. Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa dân tộc tôn giáo ở Israel tỏ ra hết sức giận giữ và cho đây là sự thất thủ của “Tổ quốc Do Thái”. Trong bối cảnh đó, một kẻ theo đạo Do Thái quá khích đã ám sát Thủ tướng Yitzhak Rabin vào ngày 4-11-1995. Ông Shimon Peres được bổ nhiệm làm Thủ tướng.
Nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi/Lich-su-xung-dot-Israel-va-Palestine/20000851/162 Từ năm 1996 - 1999: Ngõ cụt
Các cuộc xung đột giữa quân đội Israel và người Palestine bắt đầu bùng phát vào đầu năm 1996. Hàng loạt vụ đánh bom tự sát do nhóm vũ trang Hồi giáo Hamas tiến hành nhằm vào các mục tiêu của người Do Thái đã xảy ra. Trong khi đó, quân đội Israel lại bắt đầu các chiến dịch đánh bom Lebanon.
Trong cuộc bầu cử tại Israel hôm 29-5, ông Peres đã thất bại. Ứng cử viên cánh hữu Binyamin Netanyahu, người đã công khai phản đối Hiệp định hoà bình Oslo, đã đắc cử chức Thủ tướng Israel.
Ngay bắt đầu nhiệm sở, ông Netanyahu đã “chọc tức” giới lãnh đạo Ả Rập bằng quyết định dỡ bỏ lệnh phong toả việc xây dựng các khu định cư Do Thái tại khu vực chiếm đóng. Động thái trên của ông Netanyahu đã làm nhiều người lo ngại về vận mệnh các khu thánh địa của người Hồi giáo tại Jerusalem.
Tuy nhiên, mặc dù có thái độ phản đối gay gắt tiến trình hoà bình hiện thời, dưới sức ép của Mỹ ông Netanyahu vẫn phải đồng ý trao trả 80% thành phố Hebron vào tháng 1-1997 và ký kết Biên bản ghi nhớ sông Wye ngày 23-10-1998 cam kết rút quân khỏi Bờ Tây.
Tuy nhiên, Liên minh cánh hữu của ông Netanyahu đã sụp đổ tháng 1-1999. Ông này đã thất bại trong cuộc bầu cử 18-5. Ứng cử viên Công đảng Ehud Barak, người từng cam kết trong chiến dịch tranh cử sẽ nỗ lực chấm dứt 100 năm xung đột giữa Israel và Palestine trong vòng 1 năm, đã giành thắng lợi.
Thời hạn 5 năm đưa ra nghị quyết cuối cùng quy định trong hiệp định Oslo đã hết hiệu lực vào 4-5-1999. Trước tính hình đó, ông Yasser Arafat đã đơn phương tuyên bố tư cách nhà nước của Palestine nhằm tạo điều kiện đàm phán với chính quyền mới của Israel.
Nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi/Lich-su-xung-dot-Israel-va-Palestine/20000851/162 Năm 2000 - Phong trào intifada lần II
Sự lạc quan ban đầu về viễn cảnh là sứ giả hoà bình của chính phủ do ông Ehud Barak lãnh đạo là hoàn toàn không có cơ sở. Hiệp định sông Wye mới đã được chính
thức ký kết vào tháng 9-1999 nhưng không có thêm đợt rút quân nào của quân đội nhà nước Do Thái khỏi các vùng đất bị chiếm đóng do nảy sinh nhiều bất đồng trong các cuộc đàm phán cuối cùng xung quanh vấn đề Jerusalem, người tị nạn, khu định cư và biên giới.
Sau đó, chính quyền Barak tập trung vào vấn đề hoà bình với Syria, nhưng cũng không đạt được thành công nào. Tuy nhiên, ông Barak cũng đã thành công trong việc thực hiện chiến dịch cam kết chấm dứt chiếm đóng kéo dài 21 năm của Israel tại Lebanon.
Sau khi rút quân khỏi Lebanon vào tháng 5-2000, sự chú ý lại “chĩa” vào ông Yasser Arafat, người dưới áp lực của ông Barak và Tổng thống Mỹ Bill Clinton phải từ bỏ các cuộc thương lượng hoà bình từng bước và tạo ra một sự thúc đẩy toàn diện cho hiệp định cuối cùng tại Trại David. Hai tuần đàm phán thất bại đã không đưa ra giải pháp nào có thể chấp nhận được đối với vùng đất Thánh Jerusalem và quyền quay trở về của người tị nạn Palestine.
Trong tình thế bế tắc tiếp theo, ông Ariel Sharon, người thuộc phe tả khuynh kỳ cựu, đã kế nhiệm ông Binyamin Netanyahu lãnh đạo Đảng Likud. Ngay sau đó, ông này đã có chuyến thăm gây tranh cãi đến ngôi Đền al-Aqsa và Temple Mount ở Jerumsalem vào 28-9. Hành động này của ông Sharon càng cho thấy thái độ khiêu khích của Isreal. Các cuộc biểu tình của người Palestine sau đó nhanh chóng trở thành phong trào al-Aqsa Intifada, hoặc thậm chí chuyển thành khởi nghĩa.
Nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi/Lich-su-xung-dot-Israel-va-Palestine/20000851/162 Đông Jerusalem đối chọi với Tây Jerusalem
Nhà nghiên cứu chính trị Palestine Mahamad Al-Azzar lưu ý rằng, cộng đồng quốc tế chưa bao giờ công nhận các quyền của Israel ở “một thành phố Jerusalem thống nhất”. Và: “Sự công nhận chính thức duy nhất về Jerusalem là sự khẳng định Đông Jerusalem thuộc về người Palestine”.
Với ông Al-Azzar, có quá nhiều sự cường điệu trong vấn đề Jerusalem, đồng thời ông lên án Israel lấy đó làm phương tiện để “dọa dẫm, gây sức ép, đặc biệt là với Mĩ”.
Thậm chí Al-Azzar đánh giá vấn đề người tị nạn còn phức tạp và quan trọng hơn, cho dù chúng không có cùng sức nặng tâm lí. Theo cách nhìn ấy, vấn đề Jerusalem dường như là “có thể thương thuyết được”, cho dù rất gai góc và hết sức nhạy cảm. Rõ ràng là, trong bối cảnh hiện nay, thái độ của người Palestine là quan trọng nhất. Trong cuộc trao đổi với hảng tin Reuters, ông Hassan Abdel-Rahmane, đại diện của PLO tại Washington, thành viên của cuộc gặp Trại David, đã nói rõ quan điểm của phong trào:
“Lập trường của chúng tôi rất rõ ràng, và tôi khẳng định tại đây rằng, chúng tôi công nhận chủ quyền toàn diện của Israel ở Tây Jerusalem và đổi lại, yêu cầu chủ quyền toàn diện của Palestine ở Đông Jerusalem”. Một đề nghị chính đáng được các nước Ả Rập ủng hộ. Thủ tướng Israel cần suy tính về điều đó. Các chuyên gia ở Cairo cho rằng, Y. Arafat quan tâm tới một giải pháp triệt để và ông hiểu rằng cái nút của giải pháp ấy là Jerusalem. Ông Moustapha Al-Sayed, Giáo sư khoa học chính trị trường
Đại học Tổng hợp Mĩ tại Cairo khẳng định: “Người Israel hiểu rất rõ bản chất của vấn đề dẫn tới sự sa lầy của các cuộc đàm phán với Palestine”.
Nguồn:Cuộc xung đột Israel và Ả Rập
Năm 2001 - Sự trở lại của ông Sharon
Vào giai đoạn cuối năm 2000, Thủ tướng Israel Ehud Barak đã phải đốt mặt với vòng xoáy bạo lực đẫm máu ngày càng gia tăng. Phong trào Intifada nổ ra mạnh mẽ chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà nước Do Thái tại Bờ Tây và Dải Gaza.
Với sự sụp đổ của liên minh cầm quyền, Barak đành phải từ chức Thủ tướng vào 10-12 để “tìm kiếm một sự uỷ nhiệm mới” nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Tuy nhiên, trong các cuộc bầu cử vào ngày 6-2, ông Ariel Sharon đã giành chiến thắng.
Tổng số người thiệt mạng trong các cuộc xung đột đã tăng vọt kể từ khi ông Sharon tăng cường các chính sách sát hại lực lượng vũ trang Hồi giáo Palestine. Các đợt không kích và xâm chiếm vào vùng tự trị của người Palestine liên tiếp diễn ra.
Trong khi đó, ngày càng xảy ra nhiều các đợt đánh bom tự sát nhằm vào mục tiêu của người Do Thái.
Mỹ đã đi đầu trong các nỗ lực chung nhằm làm dịu lại vòng xoáy bạo lực này.
Đặc phái viên Mỹ George Mitchell đã chỉ huy chiến dịch điều tra về cuộc nổi dậy của người Palestine. Trong khi đó, Giám đốc CIA George Tenet đã tiến hành đàm phán nhằm tiến tới một hiệp định ngừng bắn giữa các bên tham chiến. Tuy nhiên, tất cả những sáng kiến này cũng không phá vỡ được vòng xoáy bạo lực hiện thời.
Nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi/Lich-su-xung-dot-Israel-va-Palestine/20000851/162 2.2. Nguyên nhân xung đột chính trị Israel và Palestine
2.2.1. Quan hệ Mỹ - Israel
Có thể nói ngay rằng quan hệ Israel - Mỹ là một quan hệ song phương đặc biệt có một không hai trong chính trường quốc tế trong hơn nửa thế kỷ qua. Israel là quốc gia nhận nhiều viện trợ kinh tế quân sự nhất từ Mỹ. Trung bình mỗi năm Mỹ viện trợ trực tiếp cho Israel chừng 3 tỉ USD, với dân số chỉ hơn 6 triệu người, mức viện trợ như vậy tính ra mổi người dân Israel được hưởng gần 500 USD/năm. Theo Green Book thì tính cho đến năm 2003, Mỹ đã viện trợ tổng cộng lên đến 140 tỉ USD cho Israel.
Đặc biệt hơn nữa là trong khi các quốc gia khác nhận viện trợ theo từng đợt, Israel được nhận trọn gói ngay từ đầu năm. Về viện trợ quân sự, các quốc gia nhận viện trợ chỉ được phép xử dụng tiền viện trợ ngay trên đất Mỹ; nghĩa là phải mua lại quân trang, quân dụng, vũ khí từ các công ty Mỹ. Trong khi đó Israel lại được quyền xử dụng 25% tài khoản viện trợ quân sự để tài trợ cho kỷ nghệ quốc phòng của riêng mình, đồng thời không cần báo cáo cho phía Mỹ cách thức chi tiêu ngân khoản viện trợ quân sự Israel đã nhận. Mỹ cũng ưu tiên tài trợ cho Israel trong việc chế tạo các loại vũ khí tối tân, được tham khảo bản vẽ các loại vũ khí mới, như bản vẽ phi cơ trực thăng Blackhawk hoặc phản lực cơ F.16 chẳng hạn. Nổi bật nhất là Mỹ đã làm ngơ cho Israel nghiên cứu và chế tạo thành công bom nguyên tử, đã tìm cách ngăn cản
không cho khối Arabs đưa vấn đề nguyên tử của Israel ra trước Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (International Atomic Energy Agency).
Về mặt ngoại giao, tính đến nay, Mỹ đã dùng quyền phủ quyết 40 lần tại Hội đồng Bảo An LHQ để bảo vệ cho Israel trước những nghị quyết bất lợi của Hội đồng này. Mỹ cũng luôn đứng về phía Israel trong tất cả các cuộc xung đột từ trước đến nay giữa nước này và các quốc gia Arab và dân Palestine. Mỹ cũng ngay cả ủng hộ Israel trong việc chiếm đóng, một cách bất công và trái phép, Bờ Tây và Dải Gaza, của người Palestine trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967.
Nguồn:http://www.khoahoc.net/baivo/truongdinhtrung/260209-xungdotisraelpalestine.htm 2.2.1.1. Mĩ công khai việc ủng hộ Israel
- Israel là Đồng minh Chiến lược
Đây là lý do đầu tiên được chính giới Mỹ viện dẫn nhiều lần, nhất là các nghị sĩ,
dân biểu trong Quốc Hội. Trong suốt thời Chiến Tranh Lạnh, Israel là một đồng minh quan trọng trong việc ngăn chặn sự lan tràn ảnh hưởng của Liên Xô vào Trung Đông.
Trong cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967, Israel với sự viện trợ của Mỹ đã chiến thắng Egypt và Syria do Liên Xô hậu thuẩn. Cuộc chiến này là một nổi nhục nhã cho các nước Arabs, đồng thời làm sút giảm uy tín của Liên Xô trong Vùng.
Israel cũng là một nguồn tình báo quan trọng cho Mỹ trong việc theo dõi các hoạt động quân sự của Liên Xô.
Uỷ ban American-Israel Publich Affair Committee (AIPAC) đã từng cho rằng:
“Mỹ và Israel đã hình thành một sự hợp tác đặc thù để đáp ứng với những đe dọa chiến lược đang gia tăng ở Trung Đông,… Nổ lực hợp tác này mang lại những lợi ích quan trọng cho cả hai bên” (The US and Israel have formed a unique partnership to meet the growing strategic threats in Middle East,… This cooperative effort provides significant benefits for both US and Israel). Điều đó ám chỉ về vai trò vị trí tiền tiêu của Israel trong thế chiến lược của Mỹ ở Trung Đông giữa khối dân Arabs đông đảo.
-Ủng hộ một nước nhỏ bị bao vây giữa các nước lớn ở chung quanh, một dân tộc đã bị bách hại nặng nề
Trong Đệ Nhị Thế Chiến dưới chế độ Đức Quốc Xã. Dư luận Mỹ luôn đem so sánh mối tương quan Israel - Arabs với thế đối địch bất cân xứng giữa chàng tí hon Davis và người khổng lồ Goliath trong Cựu Ước Kinh. Cuộc tàn sát, có tên là Holocaust, theo đó chế độ Hitler được báo cáo là đã giết 6 triệu người Jews, đã được các học giả Mỹ xử dụng như là nền tảng đạo đức của việc phục hồi và bảo vệ nước Israel cho người Do Thái.
- Ủng hộ một chế độ Dân chủ
Một lý do chính trị khác trong việc Mỹ hậu thuẩn cho Israel là vì dư luận Mỹ cho rằng Israel là chế độ dân chủ tiến bộ, mẫu mực nhất ở Trung Đông, cần phải bảo vệ cho chế độ ấy tồn tại giữa sự bao vây của các chế độ chuyên chế trong Vùng.
- Người Jews là một dân tộc hiếu hoà, thông minh, có một lịch sử lâu đời
Do Thái Giáo có mối quan hệ rất gần gủi với các tôn giáo lớn của Tây Phương
như Công Giáo, Tin Lành,…Trong khi đó dưới mắt dư luận Mỹ, các dân tộc Arabs