7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Nguyên nhân xung đột chính trị Israel – Palestine
3.1.2. Dư luận quốc tế xung quanh vấn đề hòa bình Israel – Palestine
3.1.2.4. EU kêu gọi Palestine giải tán Hamas và Djihad
Chính trường Trung Đông có những chuyển biến mới. Để cứu vãn tiến trình hòa bình, ngày 10-12-2001, lãnh đạo Palestine đã đề nghị Ngoại trưởng S. Peres cùng đảng Lao động của ông rút lui khỏi chính phủ đoàn kết quốc gia Israel của Thủ tướng Sharon. Lời kêu gọi đó được các vị Bộ trưởng phụ trách Jerusalem của Palestine đưa ra trong cuộc họp với những dân biểu đảng Lao động Israel cùng nhiều nhà hoạt động hòa bình. Cuộc họp gồm nhiều chính khách từ hai phía với mục đích kéo theo cả Israel và Palestine trở lại bàn đàm phán. Họ hi vọng tiếng nói của mình sẽ được công luận và lãnh đạo chú ý, cho dù tổ chức được đàm phán lúc này khó khăn hơn nhiều so với trước đây. Cùng ngày, sau cuộc họp các Ngoại trưởng EU ở Brussels (Bỉ), EU đã ra một tuyên bố chưa từng có, kêu gọi Tổng thống Y. Arafat giải giáp “các mạng lưới khủng bố” của tổ chức Hồi giáo Hamas và Djihad, đồng thời bắt giữ những người tình nghi khủng bố. EU là khối mà Chính phủ Israel thường xem là có lập trường hậu thuẫn Palestine. Ngoại trưởng Bỉ Louis Michel, chủ trì cuộc họp khẳng định rằng, EU đã dùng áp lực để Chính phủ Israel rút quân, ngưng việc xây dựng các khu định cư, bãi bỏ những hạn chế áp đặt lên người Palestine,…
Trong khi đó, đặc sứ Mĩ tại Trung Đông, Tướng A. Zinni đã gặp riêng Tổng thống Y. Arafat và Thủ tướng A. Sharon ngày 10-12-2001 nhưng vẫn không khai thông được bế tắc. Trước đó, ông Zinni cảnh báo là sẽ trở về nước nếu trong vòng 48 giờ không có một tiến bộ nào đáng kể. Tình trạng xung đột vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm cho dù các tổ chức Hồi giáo cực đoan cho biết là họ “tạm ngưng” các cuộc đánh bom cảm tử trong những ngày còn lại của tháng Ramadan. Ngày đầu tuần, để trả đũa một vụ tấn công bằng đạn pháo của người Palestine vào khu định cư Do
Thái ở Gaza, trực thăng Israel đã bắn hỏa tiễn vào một xe hơi đang đậu ở thành phố Hébron khiến 2 trẻ em 3 tuổi và 7 người khác bị thương, trong đó có 1 người Israel nghi là dân quân Hồi giáo, là mục tiêu của cuộc tấn công. Sáng 11-12-2001, máy bay Israel lại tấn công đơn vị cận vệ 17 của Tổng thống Y. Arafat ở Bắc Gaza. Đây là lần thứ tư trong mấy tuần qua đơn vị này bị Israel bắn phá.
Những hoạt động quân sự của cả hai bên như đám mây đang che phủ các hoạt động ngoại giao.
Nguồn: Cuộc xung đột Israel và Ả Rập
3.1.2.5. Mĩ phủ quyết nghị quyết ủng hộ Palestine của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Đúng như nhiều nhà phân tích dự đoán, sáng ngày 15-12-2001, Mĩ đã bỏ phiếu phủ quyết về một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc yêu cầu Israel chấm dứt hành động leo thang bạo lực ở Trung Đông. Đây là lần phủ quyết thứ hai của Mĩ sau lần phủ quyết một nghị quyết tương tự của Liên Hợp Quốc vào tháng 3-2001, Anh và Na Uy tuyên bố bỏ phiếu trắng. Ngay sau đó, Mĩ đã triệu hồi đặc phái viên Anthony Zinni đang ở Trung Đông về gấp để “tham khảo” ý kiến.
Trong khi đó tại Trung Đông, sáng ngày 15-12-2001, Israel đã tăng cường các hành động quân sự ngang ngược trong các vùng lãnh thổ do Palestine kiểm soát. Quân đội Israel đã áp đặt lệnh giới nghiêm tại thị trấn Beit Hanun của người Palestine, phía Bắc Dải Gaza, sau khi chiếm đóng một nửa thị trấn này trong cuộc tấn công ban đêm.
Đây là lần đầu tiên Israel áp đặt lệnh giới nghiêm tại một thị trấn ở Gaza kể từ khi Chính quyền Palestine được thành lập năm 1994. Nhiều xe tăng và xe ủi đất của Israel đã tiến vào Tal-al-Sultan, nằm giáp với thị trấn Rafah ở phía Nam Dải Gaza, giáp biên giới với Ai Cập. Ít nhất 4 người Palestine thiệt mạng và 50 người bị thương trong các cuộc xung đột với Israel ngày 15-12-2001.
Trước các hành động quân sự ngang ngược của Israel, cùng ngày Tổng thống Ai Cập H. Mubarak cảnh báo rằng, việc Thủ tướng Israel A. Sharon leo thang trong các hành động chống người Palestine sẽ đẩy cả khu vực Trung Đông tới một “thảm họa”
đe dọa lợi ích của tất cả các nước lớn ở khu vực này. Tại châu Á, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mahamad tuyên bố rằng, ông đã viết thư gửi các chính phủ cường quốc trên thế giới và LHQ đề nghị cần có hành động mạnh mẽ nhằm ngăn chặn cuộc tấn công Palestine, bởi nếu không làm như vậy thì những hành động trả đũa sẽ không bao giờ chấm dứt. Đồng thời, ông cũng đã đề nghị triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại khu vực xung đột.
Mặc dù Chính quyền Israel tiếp tục thực hiện các hoạt động chính trị mưu toan lật đổ Tổng thống Palestine, song nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới tiếp tục công nhận chính quyền Palestine và cá nhân Tổng thống Y. Arafat là hợp pháp. Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kì, ngày 14-12-2001, đã ra tuyên bố cho rằng “Thổ Nhĩ Kì nhìn nhận Tổng thống Y. Arafat là nhà lãnh đạo tối cao của nhân dân Palestine”. Đề cập về việc Israel quyết định cắt đứt quan hệ với Tổng thống Palestin Y. Arafat và Chính quyền
Palestine, Tổng thống Ai Cập H. Mubarak nhấn mạnh rằng Tổng thống Palestine Y.
Arafat là nhà lãnh đạo duy nhất có khả năng đại diện cho nhân dân Palestine.
Nguồn: Cuộc xung đột Israel và Ả Rập
3.1.2.6. Thế giới lên án Israel tiếp tục chính sách thù địch chống Palestine Cộng đồng quốc tế tiếp tục bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Palestine. Ngày 7-1-2002, Tổng thống UEA S. D. Bin An Nahyian đã hội đàm với Quốc vương Giócđani Apdulla II đang thăm nước này về hành động leo thang bạo lực của Israel chống nhân dân Palestine; thảo luận những nỗ lực cần thiết của thế giới Ả Rập nhằm chặn đứng các hành động nguy hiểm của Israel và khôi phục tiến trình hòa bình Trung Đông. Cùng ngày, trong hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Marốc đang thăm Têhêran, Tổng thống Iran M.Khatami đã kêu gọi các quốc gia Hồi giáo tăng cường ủng hộ nhân dân Palestine trong cuộc đấu tranh chống chính sách “khủng bố nhà nước” mà Israel đang tiến hành, nhấn mạnh đó là nghĩa vụ của các quốc gia Hồi giáo.
Ngày 7-1-2002, tại cuộc họp Chính phủ với sự chủ trì của Tổng thống Saddam Hussein, Chính phủ Irắc tố cáo Israel dàn dựng vụ tàu chở vũ khí để thực hiện mưu đồ gia tăng cuộc chiến chống nhân dân Palestine. Chính phủ Ai Cập cho rằng, vấn đề này làm người ta nghi ngờ, cho rằng ngay trong các tuyên bố của Israel cũng có những thông tin “tiền hậu bất nhất”. Cùng ngày, hàng trăm người Bahrain đã tuần hành trước trụ sở LHQ ở thủ đô Manama bày tỏ sự ủng hộ đối với nhân dân Palestine, đòi cộng đồng quốc tế can thiệp để bảo vệ nhân dân Palestine, có biện pháp ngăn chặn chính sách ám sát, giết hại dân thường mà Nhà nước Do Thái đang thi hành.
Theo các nhà phân tích, việc chấm dứt cuộc xung đột Israel – Palestine đã trở thành ưu tiên hàng đầu giữa lúc Mĩ đang tìm cách xây dựng sự ủng hộ của các nước Ả Rập đối với cuộc chiến chống khủng bố của họ, nhưng không chắc sẽ có ý tưởng mới nào nhằm phá vỡ thế bế tắc trong các cuộc hòa đàm. Na Uy, Nga cùng nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã đề nghị làm trung gian cho các cuộc thương thuyết và hiện đang đẩy mạnh nỗ lực để nối lại đàm phán trong khi Israel – Palestine đã bị bế tắc sau 13 tháng bạo lực. Cộng đồng quốc tế đã nhiều lần thúc giục 2 bên thực thi các khuyến nghị của ủy ban Mitchell kêu gọi ngừng bắn, các biện pháp xây dựng lòng tin và cuối cùng là các cuộc hòa đàm.
Hiện vẫn chưa có chi tiết cụ thể nào về những sáng kiến mới này – có tin nói sáng kiến mới nhất trong số đó đã được Thủ tướng Anh Tony Blair chuyển cho Tổng thống Mĩ G. Bush. Nhưng các nhà phân tích nói hiện có rất ít ý tưởng “mới” và không sáng kiến nào có thể mang lại kết quả vì Israel và Palestine chưa sẵn sàng để đi đến hòa bình, và hầu hết các cuộc đàm phán trong khu vực rốt cuộc cũng chỉ để phô trương. Họ nói cuối cùng Israel và Palestine sẽ buộc phải thỏa hiệp về tất cả các vấn đề từ Jerusalem cho đến quyền hồi hương của người tị nạn Palestine, dẫn đến một thỏa thuận tương tự với thỏa thuận do cựu Tổng thống Mĩ B. Clinton đề xuất. William Pfaff viết trên tờ International Herald Tribune khi đề cập đến chiến dịch do Mĩ đứng đầu ở
Afganistan chống lại phái Taliban và Osama Bin Laden: “Rõ ràng có sự liên quan giữa cuộc chiến chống khủng bố và cuộc chiến tranh giữa người Palestin và Israel. Đối với đông đảo người Ả Rập Hồi giáo, Ai Cập và Iran, cuộc xung đột Israel – Palestine vẫn là một sự khiêu khích lâu dài. Cuộc chiến chống khủng bố,…có lẽ sẽ không đi đến thắng lợi nếu không có một giải pháp cho vấn đề Palestine”. Pfaff nói Israel và Palestine cuối cùng sẽ chấp nhận một Nhà nước Palestine độc lập, trao trả lãnh thổ để giải quyết vấn đề các khu định cư Do Thái và những thỏa hiệp về vấn đề người tị nạn và Jerusalem, như cựu Tổng thống B. Clinton đề xuất.
Nhà phân tích chính trị Palestine Ghassan Al Khatib nói , Thủ tướng Israel Ariel Sharon đã phản đối tất cả các hành động hòa bình nên sẽ không đạt được tiến bộ quan trọng chừng nào ông ta vẫn còn làm Thủ tướng. Khatib đặt ra câu hỏi: “Làm sao lại nghĩ Sharon sẽ trở thành một đối tác hòa bình được. Sẽ đạt được một số thành tựu, một số tiến bộ, và có lẽ chúng sẽ giúp giảm bớt mức độ bạo lực trong khu vực nhưng không thể đem đến một thỏa thuận hòa bình”.
Phản ứng trước sức ép toàn cầu, A. Sharon và Ngoại trưởng Simon Peres theo phái bồ câu đang tìm cách vượt qua những bất đồng và cùng đi đến một sáng kiến hòa bình chung. Trong cuộc họp báo với ông T. Blair trước đó, Sharon công bố rằng ông đang thành lập một nhóm, cùng với Peres, để tổ chức các cuộc thương lượng hòa bình.
Nhưng ông đưa ra điều kiện rằng trước tiên bạo lực phải chấm dứt. Còn Peres thì nói sẽ tháo gỡ các khu định cư Do Thái – một lập trường mâu thuẫn với Sharon, người ủng hộ các cộng đồng ở Bờ Tây và Dải Gaza – và chấp nhận đàm phán “dưới làn đạn”.
Ngày 8-11-2001, Peres tuyên bố Israel muốn chứng kiến một Nhà nước Palestine độc lập giữa lúc một phụ tá hàng đầu của Y. Arafat nói đã đến lúc nối lại các cuộc đàm phán về vấn đề này. Peres nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục những nỗ lực nhằm trao cho người Palestine nền kinh tế và sự độc lập của họ để chúng tôi có thể cùng chung sống như những người láng giềng tốt”, và nói thêm rằng Israel đang có kế hoạch lần lượt đưa ra lệnh ngừng bắn tại các thành phố.
Nhưng khi đề cập đến các kế hoạch sẽ được Sharon và Peres đưa ra, nhà phân tích chính trị Israel Menachem Hofnung nói: “Tôi cho rằng tại thời điểm này họ không có khả năng đưa ra một kế hoạch mà sẽ được cả phía Palestine chấp thuận”. Ông cho rằng, hai đối tác an ninh này – có quan điểm trái ngược nhau – đang hợp tác chỉ vì sức ép của Mĩ, và phải tránh các vấn đề dễ bị kích động nhằm chấp thuận một kế hoạch đồng thời bảo vệ chính phủ tả - hữu mở rộng của họ.
Nghị sĩ Palestine Ahmed Korei đã làm hồi sinh ý tưởng đơn phương tuyên bố một nhà nước độc lập mặc dù Tổng thổng Palestine Y. Arafat nói ông sẽ không làm vậy tại phiên họp tại Đại hội đồng LHQ sắp tới. Y. Arafat, đang bị sức ép của Israel và cộng đồng quốc tế yêu cầu kiềm chế lực lượng du kích, cũng tái khẳng định cam kết
“giữ và duy trì lệnh ngừng bắn, đồng thời thúc đẩy tiến trình hòa bình”. Hiện Mĩ đang chỉ trích Arafat là không nỗ lực để chặn đứng chủ nghĩa khủng bố giữa lúc Bộ trưởng Hội tác quốc tế Palestine Nabil Shaath lặp lại yêu cầu bấy lâu nay đề nghị Mĩ can dự
nhiều hơn vào tiến trình hòa bình ở Trung Đông. Shaath nói ông sẽ yêu cầu Mĩ ủng hộ sáng kiến hòa bình của Liên minh châu Âu (EU), đó là vấn đề “thành lập một nhà nước Palestine độc lập với thủ đô là Jerusalem, chấm dứt sự chiếm đóng của Israel giải pháp công bằng cho vấn đề người tị nạn Palestine để đổi lấy việc công nhận các đường biên giới của Israel và các nhu cầu an ninh của Israel”.
Nghị sĩ Israel Shlomo Ben Ami phát biểu trên đài phát thanh Israel rằng, các bên sẽ không thể đạt được bất kì thỏa thuận nào nếu không có sự can thiệp của quốc tế. Là một cựu ngoại trưởng Israel theo phái bồ câu đang công khai chỉ trích Arafat với tư cách là một đối tác hòa bình, ông nói: “Không hề có cơ hội để đạt được một thỏa thuận tạm thời chứ nói gì đến hiệp định về qui chế cuối cùng giữa chúng tôi và người Palestine. Chính phủ Sharon không có khả năng để đạt được một thỏa thuận hòa bình”.
Báo Al Akhbar đăng bài của Wagih Abu Zeiki bình luận về việc Mĩ tuyên bố ủng hộ việc thành lập một Nhà nước Palestine độc lập và thúc ép Israel rút quân khỏi 6 thành phố và thị trấn Palestine bị tái chiếm mới đây để giảm bạo lực tạo điều kiện sớm nối lại đàm phán hòa bình giữa hai bên xung đột. Bài báo cho rằng đây là cơ hội vàng đối với nhà lãnh đạo Palestine xúc tiến việc tuyên bố thành lập một Nhà nước Palestine độc lập để thăm dò ý định thực sự của Mĩ khi Washington tuyên bố Mĩ ủng hộ ý tưởng này.
Tổng thư lí Liên đoàn Ả Rập là quan chức duy nhất nói với các nước Ả Rập rằng đây là cái bẫy của Washington. Trong cuộc họp tại Đamát, ông Amr Moussa đã cảnh báo các nước Ả Rập rằng trong thực tế đã xảy ra trò lừa đảo chính trị tương tự khi đàm phán hòa bình được khôi phục nhưng lại không coi việc thành lập Nhà nước Palestine là vấn đề trọng tâm trong chương trình thảo luận tại các cuộc đàm phán. Ông nhấn mạnh rằng người Ả Rập không muốn chờ đợi thêm một thập kỉ nữa mà không đạt được một điều gì đó. Ông khẳng định rằng chỉ những tuyên bố tốt đẹp thì chưa đủ mà những tuyên bố của Mĩ và thặm chí của quốc tế nhằm xoa dịu cơn giận dữ của thế giới Ả Rập chứ không phải nhằm đạt tới một giải pháp cho tới khi cuộc khủng hoảng Afganistan chấm dứt và khi đó sự nghiệp của người Palestine một lần nữa sẽ lại bị gác lại phía sau, để cho Israel lại tiếp tục các cuộc tiến công khủng bố người Palestine.
Để có thể sớm chấm dứt được tình trạng bạo lực hiện nay, điều mà cả cộng đồng quốc tế mong mỏi là Israel và Palestine phải thực hiện nghiêm chỉnh những khuyến nghị nêu trong báo cáo của Ủy ban Mitchell. Nghĩa là hai bên phải ngừng bắn ngay lập tức và nối lại đàm phán để tái lập niềm tin; Israel phải ngừng việc xây dựng các khu định cư Do Thái và bãi bỏ phong tỏa đối với người Palestine; còn Palestine phải kiểm soát được các nhóm Hồi giáo quá khích và ngăn chặn các vụ tiến công “khủng bố”
nhằm vào Israel.
Đây không phải là việc làm giản đơn đối với cả Israel và Palestine, mà nó đòi hỏi những nỗ lực và quyết tâm rất lớn từ cả hai phía. Đặc biệt, trong sự cách biệt, hận thù giữa Israel và Palestine còn lớn thì sự trung gian, hòa giải của cộng đồng quốc tế là rất