Chủ nghĩa thực dụng

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn thi môn triết học theo chủ đề (Trang 30 - 35)

D. Tư tưởng về đạo đức

2. Chủ nghĩa thực dụng

a. Nguồn gốc ra đời và những đại biểu của chủ nghĩa thực dụng:

Chủ nghĩa thực dụng là trào lưu triết học có ảnh hưởng lớn ở Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến nay.Nó ra đời trong nững năm 1871-1874, khi Câu lạc bộ siêu hình học ở trường Đại học Cambridge được thành lập. Chủ nghĩa thực dụng phản ánh tư tưởng, lợi ích và nhu cầu thực tế của giai cấp tư sản Mỹ. Người sáng lập là Charles Sanders Peirce. Sau đó có William James, và John Dewey là những đại biểu quan trọng nhất.

b. Những luận điểm chính của chủ nghĩa thực dụng:

- Nguyên tắc phương pháp luận căn bản của chủ nghĩa thực dụng là lấy kinh nghiệm, hiệu quả, công dụng làm tiêu chuẩn. Chủ nghóa thực dụng quy triết học chỉ còn là phương pháp, tuyên bố rằng chủ nghỉa thực dụng không phải là lý luận triết học có hệ thống, mà chỉ là lý luận về phương pháp. Dewey viết rằng: triết học chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình khi nó thôi không nghiên cứu những vấn đề của các nhà triết học nữa, mà bắt đầu nghiên cứu phương pháp giải quyết những vấn đề của con người. Nhiệm vụ của triết học là làm thế nào cho con người có thể đạt được một hạnh phúc hợp lý. Vì thế những nhà triết học thực dụng nói rằng họ kiên quyết đoạn tuyệt với triết học cũ, cải tổ nó lại và xây dựng một thứ triết học mới, thực hiện một bước ngoặt trong triết học.

- Chủ nghĩa thực dụng nhấn mạnh vai trò của thực tiễn như là mục đích của triết học, như là tiêu chuẩn của chân lý. Thế nhưng họ lại xuyên tạc bản chất của hoạt động thực tiễn.

Theo họ, con người trong tiến trình hoạt động của mình chỉ xuất phát từ lợi ích, từ mong muốn chủ quan của mình, họ không bị hạn chế bởi bất kỳ tính tất yếu, quy luật khách quan nào cả. Bởi vì, theo họ trong tự nhiên không có một hình thức, một trật tự, những quy định ổn định. Tất cả những cái được coi là quy luật khách quan, hiện thực khách quan đều là sản phẩm của hoạt động sáng tạo của

con người. Do đó, họ rút ra kết luận: con người tuyệt đối tự do trong hoạt động của mình, họ có thể làm bất cứ việc gì họ muốn, bất cứ cái gì có lợi cho họ.

- Tính chất phản động của kết luận đó thật là rõ ràng. CNTD là triết học của sức mạnh, nó mở đường cho hoạt động của giai cấp tư sản Mỹ trong việc tăng lợi nhuận không hạn độ, gây chiến tranh xâm lược, can thiệp vào các nước khác để hòng làm bá chủ thế giới. Nhà triết học Anh B. Russell đã phê phán chủ nghĩa thực dụng “đó là một thứ điên rồ, là biểu hiện của sự say mê quyền lực”.

- Theo chủ nghĩa thực dụng, những gì tồn tại đều là những yếu tố của kinh nghiệm.

Dewey viết: “Khi nói đến kinh nghiệm, chúng tôi ngụ ý muốn nói đó là cái gì cũng rộng rãi, sâu sắc và đầy đủ, ít ra cũng như lịch sử của quả đất”“Những vật thể như mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, núi sông, rừng rú, hầm mỏ, gió mưa,… đều không phải là những điều kiện bên ngoài của lịch sử, của kinh nghiệm, chúng không thể tách rời khỏi lịch sử và kinh nghiệm”.

- Chủ nghĩa thực dụng coi kinh nghiệm như là cái bao hàm trong nó cả vật chất và ý thức, cả khách quan và chủ quan. Bằng cách tuyên bố kinh nghiệm là cái duy nhất, chủ nghĩa thực dụng cho rằng họ đã khắc phục được sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm và đã giải quyết triệt để vấn đề đã được tranh cãi hàng nghìn năm nay. Dewey viết: “Hiện nay khơng cĩ căn cứ để phân chia một cách cứng nhắc những sự kiện thành sự kiện khách quan và sự kiện chủ quan”. “Cái khách quan và cái chủ quan không phải là những trật tự, những dạng riêng biệt của tồn tại, mà chính là những sự phân biệt nhất định được định ra vì một mục đích nhất đinh ở bên trong kinh nghiệm”.

- Về nhận thức luận, chủ nghĩa thực dụng coi ý nghĩa của sự vật, của khái niệm khoâng phải là cái gì có sẵn, vốn có của nó, mà chỉ biểu hiện ra trong quan hệ cụ thể, trong cơng dụng thực tế. Giá trị của tư tưởng hay lý luận khơng phải ở chỗ nĩ cĩ phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan hay không, mà là ở chỗ nó có đem lại hiệu quả thực tế hay không.

Chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm, khoa học hay tôn giáo nếu đem lại lợi ích, hiệu quả thực tế thì đều có giá trị như nhau, vì chúng đều là những công cụ để đạt đến mục đích của đời sống con người mà thơi.

- Về tiêu chuẩn của chân lý, James cho rằng chân lý không phải là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, mà là mối liên hệ giữa các kinh nghiệm với nhau. Cái gì đem lại lợi ích và hiệu quả hữu dụng thì nó là chân lý, mà không cần xem nó có phù hợp với thực tế khách quan hay khơng. Như vậy, hữu dụng và vơ dụng trở thành tiêu chuẩn để phân biệt chân lý và sai lầm. James khẳng định, chân lý là cái gì có tác dụng. Chân lý không phải là một trạng thái tĩnh, không phải là cái gì có sẵn, mà nó chỉ xảy đến với một tư tưởng trong quá trình chứng thực nú. Chõn lý theo quan nieọm của chủ nghĩa thực dụng chỉ cú tớnh chất tương đối, tuỳ theo từng người, từng thời gian, từng hoàn cảnh và địa điểm áp dụng khác nhau. Chủ nghĩa thực dụng “cho phép mỗi người đều có chân lý riêng của mình”.

Như vậy trong quan niệm về chân lý, chủ nghĩa thực dụng chỉ nhấn mạnh công dụng và hiệu quả thực tế và phủ nhận tính khách quan của chân lý; nhấn mạnh tính tương đối và phủ nhận tính tuyệt đối của chân lý.

c. Nhận xét chung:

Nhận xét về chủ nghĩa thực dụng, Bách khoa Encarta 2001 viết: “Chủ nghĩa thực dụng đòi hỏi quan niệm và lý luận phải được kiểm tra bằng thực tiễn, bằng cách đánh giá xem hành động dựa trên những quan niệm và lý luận đó có đem lại những kết quả mong muốn hay không”. Khái niệm thực tiễn mà chủ nghĩa thực dụng nhiều khi coi là tiêu chuẩn của chân lý, mới nghe qua tưỏng chừng như nó giống với chủ nghĩa Mác, nhưng thực ra đó chỉ là những biểu hiện thực tiễn vụn vặt, rời rạc. Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác, chỉ có thực tiễn trong phạm vi rộng lớn, thực tiễn của toàn nhân loại, thực tiễn lặp đi lặp lại trong thời gian dài mới có thể chứng minh hay bác bỏ những vấn đề phức tạp trong quá trình nhận thức.

Về chủ nghĩa thực dụng, giáo trình triết học Mỹ có những nhận xét như sau: “Nguy hiểm hiển nhiên của chủ nghĩa thực dụng triệt để là ở chỗ, một lý thuyết sai lầm, một lý thuyết chỉ thuần tuý có tính chất tuyên truyền và hấp dẫn… có thể “có tác dụng” bằng cách làm cho người ta tin và hành động theo nó để đạt được một mục đích chính trị hấp dẫn. Liệu chúng ta có thể gọi một lý thuyết như thế là chân thực bởi vì nó có tác dụng hay không? Những lý thuyết như vậy có tác dụng bao lâu và như thế nào khi người ta hành động theo nó, và với cái giá về máu và sự tàn phá mà con người phải trả, và với hậu quả thất vọng như thế nào?”.

CÂU 8: Thực chất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện Triết học Mác-Lênin là sự kế thừa có phê phán và chọn lọc những tư tưởng triết học của nhân loại trong quá trình lịch sử. Đồng thời sự ra đời của triết học Mác-Lênin là một bước ngoặt vĩ đại trong sự phát triển tư tưởng triết học của nhân loại. Triết học Mác có những cái mới về chất so với cỏc heọ thống triết học trước đú:

Một là, C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển CNDV lên hình thức cao của nó là CNDV biện chứng và phát triển PBC lên hình thức cao của nó là PBC duy vật. Ở triết học Mác, CNDV và PBC được kết hợp thành một thể thống nhất.

+ Trước Mác, CNDV và PBC tách rời nhau. CNDV trước Mác mà đỉnh cao của nó là CNDV thế kỷ XVIII của các nhà triết học khai sang Pháp và của Phoiơbăc thì vẫn còn mang tính chất siêu hình, máy móc. Nó chưa đưa được quan điểm phát triển vào trong lý luận của nú; nú lấy quy luật cơ học để giải thớch sự vận động của thế giới, duứng quy luật cơ học và sinh học để giải thích bản chất con người. Còn phép biện chứng trước Mác mà đỉnh cao cuûa nĩ là phép biện chứng Hêghen thì lại là duy tâm. Mặc dù Hêghen là người có công nghiên cứu phép biện chứng một cách có hệ thống, nhưng ông lại xuất phát từ quy luật vận động, phát triển của một ý niệm tuyệt đối nào đó có trước thế giới để giải thích tất cả những gì đang tồn tại. Cho nên phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm ngược đầu và đóng khung trong một kết cấu tự biện, gượng gạo. Do đó, nhìn chung, lịch sử triết học trước C.Mác thể hiện thế giới quan duy vật trong

mối quan hệ với phương pháp nhận thức siêu hình, hoặc là thế giới quan duy tâm trong mối quan hệ với phương pháp nhận thức biện chứng.

+ Trên cơ sở kế thừa có phê phán và chọn lọc những thành tựu mà các nhà duy vật đã đạt được cũng như kế thừa hạt nhân hợp lý trong PBC của Hêghen, C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập ra CNDVBC và PBC duy vật. Từ khi triết học Mác ra đời, CNDV và PBC được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Đánh giá về tính chất triệt để trong triết học Mác, Lênin viết: “Triết học của Mác là một CNDV triết học hoàn bị, nó cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ đại”.

Hai là, việc sáng lập ra CNDV lịch sử là biểu hiện quan trọng nhất của bước ngoặt cách mạng trong sự phát triển tư tưởng triết học của nhân loại.

+ Trước Mác, các nhà triết học, kể cả các nhà duy vật như Phoiơbắc đều không tránh khỏi duy tâm khi giải thích các hiện tượng xã hội. Họ đều cho rằng tinh thần, tư tưởng (yù niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới, trời, thượng đế, hoặc ý thức chủ quan của con người) là yếu tố quyết định trong lịch sử. Họ khơng thấy được vai trị quyết định của hoạt động sản xuất vật chất, của đời sống vật chất. Họ coi thường vai trò của quần chúng nhân dân.

+ C.Mác và Ph.Ăngghen đã vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào nghiên cứu lĩnh vực đời sống xã hội. Triết học Mác coi xã hội như là một cơ thể sống, một cấu trúc phức tạp bao gồm những cá nhân, gia đình, giai cấp, dân tộc với vô số những mối quan hệ chằng chịt được hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn của họ. Triết học Mác coi sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội; vạch ra những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội không phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người; lấy cơ sở hạ tầng để giải thích khiến trúc thượng tầng; lấy tồn tại xã hội để giải thích ý thức xã hội.

+ Một đặc điểm có ý nghĩa to lớn của cuộc cách mạng trong triết học là mở rộng chủ nghĩa duy vật sang lĩnh vực lịch sử xã hội loài người, hình thành nên chủ nghĩa duy vật lịch sử. Lênin nhận xét: “Trong khi nghiên cứu sâu và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người. CNDV lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tuỳ tiện vẫn ngự trị từ trước đến nay trong cỏc quan nieọm về lịch sử và chớnh trị…”.

+ CNDV lịch sử của triết học Mác đã chỉ ra quy luật vận động của lịch sử xã hội loài người, sự thay thế của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên. Trong các quy luật của lịch sử xã hội, quy luật biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có vai trò quyết định. Các quan hệ về kinh tế quyết định các quan hệ về kiến trúc thượng tầng. Triết học lịch sử cũng phát hiện ra vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là người “đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản”, thực hiện cách mạng XHCN, hướng đến mục tiêu giải phóng con người. Với bản chất duy vật triệt để trong lĩnh vực xã hội, triết học Mác trở thành công cụ vĩ đại để nhận thức và cải tạo thế

giới, tạo ra bước phát triển mới về chất, một sự nhảy vọt so với các hệ thống triết học khác trong lịch sử.

Chính vì thế, triết học Mác là CNDV cân đối, hoàn chỉnh và triệt để; nó bao quát cả tự nhiên, xã hội và tư duy.

Ba là, thống nhất lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản của triết học Mác - Lênin.

+ Triết học Mác-Lênin khơng chỉ là lý luận khoa học phản ánh bản chất, quy luật của sự vận động và phát triển của thế giới, giải thích thế giới mà vấn đề quan trọng là cải tạo thế giới. Mác nói: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng những cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”. Vì vậy, sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của triết học Mác.

+ Trước Mác, người ta chưa xác lập được mối quan hệ gắn bĩ với nhau giữa lý luận và thực tiễn. Đặc biệt trong triết học duy tâm và tôn giáo, lý luận hoàn toàn tách rời thực tiễn.

Lý luận nhiều khi chỉ là sản phẩm của tư duy thuần tuý, chỉ là kết quả của sự suy lý tư biện của các nhà lý luận. Người ta chưa chỉ ra được một tiêu chuẩn khách quan để phân biệt cái đúng và cái sai trong lý luận. Lý luận càng cao siêu, càng xa rời thực tế thì càng được đánh giá cao. Triết học trước Mác chưa thấy vai trò thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý, chưa nhận thức hết ý nghĩa thực tiễn cao nhất của triết học là hướng đến phát triển xã hội và giải phóng

con người.

+ Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, C.Mác và Ph.Ăngghen vạch ra một cách đầy đủ và chính xác vai trò của hoạt động thực tiễn với tính cách là hoạt động vật chất cải tạo tự nhiên và xã hội đối với quá trình nhận thức; khẳng định rằng thực tiễn là cơ sở, mục đích, động lực của nhận thức, tiêu chuẩn của chân lý. C.Mác viết: “Vấn đề tìm hiểu xemtư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn”. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của triết học Mác - Lênin.

+ Triết học là những học thuyết về những nguyên lý chung nhất của tồn tại và nhận thức. Để rút ra được những nguyên lý đó, trước hết con người phải phản ánh thế giới một cách đúng đắn. Tuy nhiên, mục đích của triết học không chỉ giải thích thế giới mà vấn đề quan trọng hơn là trên cơ sở giải thích đúng đắn quy luật vận động phát triển của thế giới khách quan, triết học có vai trò định hướng cho hoạt động thực tiễn của con người trong việc cải tạo tự nhiên và xã hội, sáng tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người.

Bốn là, triết học Mác - Leânin có sự thống nhất giữa tính cách mạng, tính khoa học và tính sáng tạo.

+ Bản chất khoa học của triết học Mác đã bao hàm tính cách mạng. Tính khoa học càng sâu sắc, càng phản ánh đúng quy luật của sự phát triển thế giới thì tính cách mạng càng cao, càng triệt để. Triết học Mác biểu hiện tính cách mạng ở trong bản chất khoa học của học thuyết, trong mục đích cải tạo thế giới, trong vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Với sự ra đời của triết học

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn thi môn triết học theo chủ đề (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w