D. Tư tưởng về đạo đức
I. BẢN CHẤT CỦA THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1. Khái niệm thế giới quan, TGQDV và TGQDVBC:
- Thế giới quan (world view, world outlook) là toàn bộ những quan niệm, quan điểm chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vai trò của con người trong thế giới.
- Thế giới quan duy vật là thế giới quan thừa nhận bản chất của thế giới là vật chất, thừa nhận vai trị quyết định của vật chất đối với các biểu hiện của đời sống tinh thần và thừa nhận vị trí, vai trò của con người trong cuộc sống hiện thực.
- Thế giới quan duy vật biện chứng được C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào giữa thế kỷ XIX, V.I.Lênin và những người kế tục ông phát triển. Sự ra đời của TGQDVBC là kết quả kế thừa tinh hoa các quan điểm về thế giới trước đó, trực tiếp là những quan niệm duy vật của Phoiơbắc và phép biện chứng của Hêghen; là kết quả sử dụng tối ưu thành tựu của khoa học, trước hết là thành tựu của vật lý học và sinh học; là kết quả tổng kết các sự kiện lịch sử diễn ra ở các nước Tây Âu, khi phương thức sản xuất TBCN đã hình thành và đã bộc lộ cả những mặt mạnh cũng như những mặt hạn chế của nó.
Bản chất của TGQDVBC – vấn đề mà chúng ta tìm hiểu sau đây – đem lại cho con người không chỉ một bức tranh trung thực về thế giới mà còn đem lại cho con người một định hướng, một phương pháp tư duy khoa học để con người tiếp tục nhận thức và cải tạo thế giới.
2. Bản chất của TGQDVBC:
Bản chất của thế giới quan duy vật biện chứng được thể hiện ở việc giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn, ở sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng, ở quan niệm duy vật triệt để và ở tính thực tiễn cách mạng của nó.
a. Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn:
Vaán đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Ở đây, mối quan hệ này được hiểu là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy tâm khi tuyệt đối hĩa vai trị của ý thức, coi ý thức là nguồn gốc của vật chất, sản sinh ra vật chất; cũng như hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác là duy vật khơng triệt để (duy vật về tự nhiên nhưng duy tâm về xã hội) và không thấy được sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định:
* Vật chất có trước, quyết định ý thức. Nhưng ý thức cũng có vai trò vô cùng to lớn.
Quan hệ giữa vật chất và ý thức là quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trên cơ sở hoạt động thực tiễn. Thực tiễn, với tư cách là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo hiện thực mà những dạng cơ bản của nó là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị – xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học, được các nhà duy vật biện chứng coi là hoạt động bản chất của con người, là hoạt động đặc trưng cho con người. Hoạt động này là mắt khâu trung gian trong mối quan hệ giữa ý thức của con người với thế giới vật chất. Thông qua thực tiễn, ý thức con người được vật chất hoá, tư tưởng trở thành hiện thực. Thông qua thực tiễn, ý thức con người đã không chỉ phản ánh thế giới mà còn “sáng tạo ra thế giới”. C.Mác cho rằng thực tiễn là nơi con người chứng minh sức mạnh, chứng minh tính hiện thực và tính trần tục của tư duy. Bằng việc đưa quan điểm thực tiễn vào hoạt động nhận thức, đặc biệt việc thấy vai trò quyết định của hoạt động sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, các nhà duy vật biện chứng đã khắc phục được hạn chế của CNDV trước đó để giải quyết thoả đáng vấn đề cơ bản của triết học. Ở
đây, trong khi khẳng định vai trò quyết định của các yếu tố vật chất, các nhà DVBC đã “không loại trừ việc các lĩnh vực tư tưởng, đến lượt chúng, lại có tác động ngược lại, nhưng là tác động cấp hai lên những điều kiện vật chất ấy…”; không loại trừ việc các lĩnh vực tư tưởng “… cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”.
* TGQDVBC còn thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.
2. Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng:
Thiếu sót của chủ nghĩa DVBC trước Mác là phương pháp siêu hình, máy móc, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng về cơ bản bị tách rời nhau. CNDV tuy có chứa đựng một số tư tưởng biện chứng nhất định, nhưng nhìn chung phương pháp siêu hình giữ vai trò thông trị, đặc biệt trong CNDV thế kỷ XVII-XVIII. Trong khi đĩ, phép biện chứng lại đạt đến đỉnh cao ở chủ nghĩa duy tâm với quan niệm về sự phát triển của “ý niệm tuyệt đối” trong triết học cổ điển Đức. Việc tách rời giữa TGQDV với phép BC đã không chỉ làm các nhà duy tâm mà ngay cả các nhà duy vật trước Mác không hiểu về mối liên hệ phổ biến, về sự thống nhất và nối tiếp nhau của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất.
Với việc kế thừa những tư tưởng hợp lý của các học thuyết trước đó, với việc tổng kết thành tựu các khoa học của xã hội đương thời, C.Mác và Ph.Ăngghen đã giải thoát thế giới quan duy vật khỏi hạn chế siêu hình và cứu phép biện chứng khỏi tính chất duy tâm thần bí để hình thành nên chủ nghĩa duy vật biện chứng với sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng. Sự thống nhất này đã đem lại cho con người một quan niệm hoàn toàn mới về thế giới – quan niệm thế giới là một quá trình với tính cách là vật chất không ngừng vận động, chuyển hoá và phát triển.
3. Chuû nghóa duy vật triệt để:
Khi giải quyết những vấn đề tự nhiên, chủ nghĩa duy vật trước Mác đứng trên quan điểm duy vật, khẳng định sự tồn tại của thế giới vật chất và thừa nhận tính thứ nhất của vật chất. Song vì khơng hiểu đđúng nguồn gốc, bản chất của ý thức, thiếu quan điểm thực tiễn, thiếu phương pháp tư duy biện chứng và một số hạn chế khác về nhận thức, về lịch sử nên khi giải quyết những vấn đề xã hội, các nhà duy vật trước Mác đã lấy các yếu tố tinh thần như tình cảm, ý chí, nguyện vọng, … làm nền tảng. Vì vậy họ đã rơi vào quan điểm duy tâm khi bước vào nghiên cứu xã hội. Ngay những nhà triết học duy vật, vô thần như Phoiơbăc cũng không thoát khỏi quan điểm duy tâm khi bước vào nghiên cứu xã hội. Đối với quan điểm duy tâm khách quan về lịch sử thì xã hội do một ý niệm có trước thế giới hoặc do Thượng đế quyết định. Còn đối với quan điểm duy tâm chủ quan thì sự phát triển của xã hội do ý chí của vĩ nhân, lãnh tụ quyết định. Chủ nghĩa duy vật trước Mác, do đó được gọi là chủ nghĩa duy vật không triệt để.
Khẳng định nguồn gốc vật chất của xã hội; khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung; tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và coi sự phát triển của xã hội lồi người là một quá trình lịch sử - tự nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã
khắc phục được tính khơng triệt để của chủ nghĩa duy vật cũ. V.I.Lênin nhận định rằng:
“Trong khi nhận thức sâu và phát triển CNDV triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học”. Triết học Mác đã đưa quan niệm duy vật vào lĩnh vực xã hội, sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một cống hiến vĩ đại của C.Mác. Việc vận dụng quan điểm duy vật vào trong lĩnh vực xã hội đã tạo ra một chủ nghĩa duy vật triệt để. Sự ra đời của CNDV lịch sử là cuộc cách mạng đối với quan niệm về xã hội, nó đem lại cho con người một công cụ vĩ đại trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.
4. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:
- Lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm mục đích.
- Lý luận phải được kiểm tra trong thực tiễn. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
- Thực tiễn phải được hướng dẫn bằng lý luận khoa học.
- Lý luận mà không liên hệ thực tiễn là lý luận suông. Thực tiễn mà không được lý luận hướng dẫn trở thành thực tiễn mù quáng.
5. Tính cách mạng và tính sáng tạo:
a) Tính cách mạng:
- Triết học Mác không dừng lại ở việc nhận thức thế giới mà vấn đề quan trọng là cải tạo thế giới. Bất cứ một học thuyết triết học nào cũng không trực tiếp làm thay đổi thế giới, mà thông qua tri thức về thế giới, con người hình thành mục đích, phương hướng, biện pháp, … chỉ đạo hoạt động của mình tác động vào thế giới. Bất cứ một học thuyết triết học nào cũng phải giải thích thế giới, song để thực hiện được vai trò cải tạo thế giới, học thuyết phải phản ánh đúng thế giới, phải định hướng hoạt động cho con người phù hợp với quy luật, phải được quần chúng nhân dân tin và hành động theo. Nội dung và bản chất của CNDVBC đáp ứng được những yêu cầu này. Sức mạnh cải tạo thế giới của CNDVBC thể hiện ở mối quan hệ mật thiết với hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân, với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trên mọi lĩnh vực.
- Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới có thế giới quan khoa học của riêng mình. Triết học Mác đã trở thành vũ khí lý luận của giai cấp vô sản và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
CNDVBC ra đời đã được giai cấp vô sản tiếp nhận như một công cụ định hướng cho hành động, như vũ khí lý luận trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình và giải phóng toàn thể nhân loại. Công cụ định hướng này, vũ khí lý luận này đã tạo nên bước chuyển biến về chất của phong trào công nhân từ trình độ tự phát lên trình độ tự giác.
- Tớnh ủảng và tớnh giai cấp của chủ nghĩa duy vật mỏcxit khụng mõu thuẫn với tính khoa học của nó. Sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học của chủ nghĩa duy vật
mácxit cĩ cơ sở là sự thống nhất giữa lợi ích của giai cấp vơ sản với quy luật khách quan của tiến trình lịch sử.
b) Tính sáng tạo:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khơng phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động. Nó luôn luôn được đổi mới và phát triển cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Nó phải được vận dụng phù hợp với tình hình cụ thể của mỗi thời kỳ và mỗi nước. Nó là hệ thống mở sẵn sàng tiếp nhận những phát minh mới của khoa học.