Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn thi môn triết học theo chủ đề (Trang 87 - 90)

E. NỘI DUNG - HÌNH THỨC

V. Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam ta hiện nay

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người

Sự ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là tất yếu lịch sử. Nó là sản phẩm của sự kết hợp giữa những điều kiện lịch sử - xã hội với phẩm chất, năng lực cá nhân mà những cơ sở để hình thành đó là nhu cầu khách quan của lịch sử - xã hội; văn hoá, truyền thống của người Việt Nam kết hợp với tinh hoa văn hoá nhân loại. Do đó, có thể nói toàn bộ tư tưởng về con

người của Hồ Chí Minh được bổ sung, hoàn thiện trên nền tảng tư tưởng về con người của chủ nghĩa Mác – Lênin và bối cảnh thực tế của Việt Nam.

Hồ Chí Minh không có tác phẩm lý luận riêng về con người song tất cả các bài viết và cả cuộc đời của Hồ Chí Minh là vì con người. Hồ Chí Minh quan niệm “ chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người” [11;461]. Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là tư tưởng về cả cá nhân, cộng đồng, giai cấp, dân tộc và về cả nhân loại.

Đối với cách mạng Việt Nam, một số nội dung cơ bản nhất về con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện qua tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động. Giải phóng con người trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến như nước ta, trước hết phải giải phóng dân tộc, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Đại bộ phận dân tộc Việt Nam là nông dân không có ruộng đất cho nên “độc lập dân tộc” phải đi liền với “người cày có ruộng”. Hai nhiệm vụ phản đế và phản phong đi liền với nhau. Chỉ có làm cách mạng vô sản mới có thể thực hiện được độc lập dân tộc, giải phóng nhân dân lao động, giải phóng con người một cách triệt để khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công. Hồ Chí Minh nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [15;314]. Đây là tư tưởng về sự kết hợp giữa dân tộc với giai cấp, dân tộc với quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.

Ngoài ra, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cách mạng. Mục đích làm cách mạng là vì lợi ích của nhân dân. Người nói “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [13;56]. “Nước ta là một nước dân chủ. Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm” [14;66]. Cơ quan chính phủ từ toàn quốc đến làng xã đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật” [13;56].

Con người không chỉ là mục đích của cách mạng, mà còn là lực lượng làm cách mạng, là động lực của cách mạng. Người nói: “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả” [13;241]. Người nhấn mạnh: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có những con người xã hội chủ nghĩa” [15;303].“Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.

Phát triển con người toàn diện là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Xây dựng, phát triển con người là mục đích lâu dài của cách mạng. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” . Nội dung phát triển con người toàn diện được Hồ Chí Minh đề cập rất cụ thể: xây dựng con người có đức có tài (vừa hồng, vừa chuyên), trong đó đức là gốc. Người nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gôc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân

dân.” Nguyên tắc cơ bản để xây dựng con người toàn diện là rèn luyện trong hoạt động thực tiễn.Theo Người, xây dựng con người toàn diện là công việc của toàn xã hội, toàn Đảng, toàn dân.

Mẫu hình con người toàn diện với những tiêu chuẩn chung nhất trong toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh được đề cập đến không nhiều mà Hồ Chí Minh thường nói đến từng đối tượng cụ thể trong từng hoàn cảnh cụ thể tương ứng với yêu cầu của cách mạng trong hoàn cảnh ấy. Điều này không chỉ phản ánh biện chứng của quá trình phát triển con người toàn diện trong hiện thực mà còn phản ánh con người toàn diện được phát triển biện chứng trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ở Việt Nam, từ giữa những năm 80, khi bắt đầu bước vào sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước ta ngày càng thấy rõ vai trò đặc biệt của con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, tại Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Đảng ta đã đề ra và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là “động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”. Đó là “con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.

Phát triển con người Việt Nam toàn diện - đó cũng chính là động lực, là mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà chúng ta đang từng bước tiến hành. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng không có người lao động chất lượng cao. Chúng ta không thể phát triển kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng cũng chính vì nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế mà chất lượng của người lao động nước ta chưa cao. Để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này và tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp công nghiệp nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta không thể không xây dựng một chính sách phát triển lâu bền, có tầm nhìn xa trông rộng về phát triển con người, nâng cao dần chất lượng của người lao động.

CMVN hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với con người Việt Nam

- Vấn đề xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân lao động, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

- Vấn đề phát triển thể chất, sức khỏe của con người.

- Vấn đề nâng cao trình độ khoa học-kỹ thuật

- Vấn đề văn hóa, đạo đức; chống những hiện tượng tiêu cực phát sinh trong xã hội.

+ Xây dựng con người đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn hiện nay - Phấn đấu cho hạnh phúc của con người trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mục đích của chủ nghĩa xã hội là sự phát triển tự do và hạnh phúc của con người và chính sự phát triển tự do của cá nhân là điều kiện cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên việc mưu cầu hạnh phúc cho con người không thể tách rời việc phấn đấu xây dựng một xã hội phát triển về kinh tế, công bằng, dân chủ và văn minh. Kiên quyết chống những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn thi môn triết học theo chủ đề (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w