E. NỘI DUNG - HÌNH THỨC
II. QUAN HỆ GIAI CẤP VỚI ĐAN TỘC VÀ NHÂN LOẠI TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
1. Vấn đề dân tộc và quan hệ giữa giai cấp với dân tộc a) Khái niệm dân tộc và sự hình thành dân tộc
Theo nghĩa hiện đại, dân tộc (nation: quốc gia, dân tộc) là hình thức cộng đồng ổn định hình thành trong lịch sử phân biệt với các hình thức cộng đồng trước đó, như bộ lạc, bộ tộc. Dân tộc có các quan hệ cộng đồng sau đây: Cộng đồng theo lãnh thổ (không theo huyết thống); Cộng đồng về ngôn ngữ; Cộng đồng về kinh tế;- Cộng đồng về văn hóa ..
Ở Phương Tây, dân tộc ra đời cùng với sự ra đời của phương thức sản xuất TBCN. Ở nhiều nước phương Đông, dân tộc xuất hiện sớm hơn do những nguyên nhân chính trị, văn hóa là chủ yếu.
Dân tộc Việt Nam được hình thành sớm trong lịch sử, do nhu cầu đấu tranh cải tạo tự nhiên, chống ngoại xâm, giữ gìn độc lập, phát triển đất nước.
b) Quan hệ giai cấp với dân tộc
Giai cấp và dân tộc không đồng nhất với nhau. Giai cấp có trước dân tộc. Sau này giai cấp mất đi nhưng dân tộc vẫn còn tồn tại lâu dài.Giai cấp giữ vai trò quyết định sự hình thành dân tộc, xu hướng phát triển của dân tộc, quy định bản chất xã hội của dân tộc, quy định tính chất của mối quan hệ giữa các dân tộc. Bản chất xã hội của một dân tộc do PTSX thống trị và giai cấp đại diện cho PTSX ấy. Áp bức giai cấp là nguyên nhân sâu xa của áp bức dân tộc. Áp bức dân tộc nuôi dưỡng, làm sâu sắc thêm áp bức giai cấp. Do đó muốn xóa bỏ cảnh áp bức dân tộc, thực hiện quan hệ bình đẳng dân tộc thì phải xóa bỏ sự thống trị của giai cấp bóc lột . Tuyên ngôn Đảng Cộng sản:
“Hãy xóa bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ. Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự sự thù địch giữa các dân tộc cũng mất theo”(C. Mác và Ph. Ăngghen, Sđd, t. 4, tr. 624)
Trong thời đại hiện nay vấn đề quan hệ giai cấp và dân tộc có nhiều biểu hiện phức tạp.
Hai xu hướng: Xu hướng giảm thiểu sự khác biệt về dân tộc, tăng cường sự giao lưu, hội nhập giữa các dân tộc. Xu hướng khẳng định và tăng cường độc lập dân tộc, bản sắc dân tộc.
Cần phải thấy cả mặt tích cực và mặt hạn chế trong mỗi xu hướng đó.
2. Nhân loại và quan hệ giai cấp với nhân loại
Khái niệm nhân loại chỉ toàn thể cộng động người sống trên trái đất hàng triệu năm nay. Lợi ích chung của nhân loại là lợi ích về sự tồn tại và sự phát triển của mỗi người và của cả cộng đồng nhân loại. Triết học Mác-Lênin xem xét sự thống nhất của nhân loại chủ yếu là ở bản chất xã hội của con người và loài người.
Quan hệ giữa gc và nhân loại: Ý thức về sự thống nhất của cộng đồng nhân loại có quá trình phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển của các cộng đồng dân tộc và lợi ích của các giai cấp.Thời tiền sử, con người chưa có ý thức về cộng đồng nhân loại. Trong các xã hội do giai cấp bóc lột thống trị, lợi ích giai cấp được đặt trên lợi ích dân tộc và nhân loại. Trong xã hội tư bản vấn đề nhân loại đã được đặt ra nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do lợi ích ích kỷ của giai cấp tư sản. PTSX xã hội chủ nghĩa là cơ sở kinh tế của sự thống nhất toàn nhân loại.
Lợi ích của giai cấp vô sản thống nhất với lợi ích của toàn nhân loại. Nhiều vấn đề toàn cầu hiện nay đòi hỏi phải được giải quyết trên phạm vi toàn nhân loại trong sự hợp tác chặt chẽ giữa tất cả các quốc gia, dân tộc.
+ Quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại trong cách mạng Việt Nam hiện nay + Đặt vấn đề giai cấp trong quan hệ khăng khít với mục tiêu thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc là đường lối nhất quán của Đảng ta, cũng nhất quán với tư tưởng HCM. Chính Người đã khẳng định “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính đoàn kết tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng VN giành thắng lợi. Tư tưởng này được khẳng định trong NQ ĐH IX của Đảng “ động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà với lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế của toàn xh”.
+ Giải quyết đúng đắn mối quan hệ có mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường với sự phát triển bình đẳng các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Đây là vấn đề phức tạp liên quan đến cả vấn đề gc, dân tộc và nhân loại. Bởi vì co chế thị trường định hướng XHCN vừa tạo điều kiện mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhưng kinh tế thị trường cũng có mặt trái của nó, đó là sự phân hoá giàu nghèo dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng trong xh, ảnh hưởng ko tốt đến việc củng cố khối đoàn kết toàn dân.
+ Giữ vững vai trò lãnh đạo của ĐCSVN và vai trò nền tảng của liên minh công- nông- trí thức trong việc giải quyết vấn đề giai cấp và dân tộc ở nước ta, chống lại các khuynh hướng dân tộc cực đoan.
+ Mở rộng quan hệ quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.
Thực hiện khẩu hiệu Việt Nam là bạn với tất cả các dân tộc trên thế giới. Nguyên tắc cơ bản để giải quyết mối quan hệ giữa bảo vệ độc lập dân tộc và mở rộng hợp tác quốc tế, giữa nội lực và nguồn lực bên ngoài như ĐH IX xác định “ chủ động hội nhập kinh tế quốc tế vfa khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”.
Câu 14: Quan điểm mácxít về nguồn gốc, bản chất, chức năng của nhà nước. Đặc điểm của nhà nước XHCN. Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam ta hiện nay.
I. Nguồn gốc của nhà nước:
Lịch sử cho thấy không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước. Trong xã hội nguyên thuỷ, kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hoá giai cấp, cho nên chưa có nhà nước. Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tù trưởng do nhân dân bầu ra, quyền lực của những người đứng đầu thuộc về đạo đức và uy tín, việc điều chỉnh các quan hệ xã hội đựơc thực hiện bằng những nguyên tắc chung. Trong tay họ không có và không cần một công cụ cưỡng bức đặc biệt nào cả.
Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hoà được xuất hiện.
Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội. Để thảm hoạ đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt dã ra đời. Đó là nhà nước. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử chiếm hữu nô lệ, xuất hiện trong cuộc đấu tranh không điều hoà giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Tiếp đó là nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản.
Nguyên nhân trực tiếp cuả sự xuất hiện nhà nước là mâu thuấn giai cấp không thể điều hoà được. Đúng như V. I. Lênin nhận định: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ chừng nào mà,về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, thì nhà nước xuất hiện. và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được”.
Như vậy, nhà nước là một phạm trù lịch sử. Nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn
nữa. Thời kỳ cộng đồng nguyên thủy chưa có giai cấp,chưa có nhà nước. Đến xã hội cộng sản văn minh, nhà nước sẽ tiêu vong.
Tóm lại, nhà nước ra đời là do hai nguyên nhân
Thứ nhất là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự thay thế chế độ công hữu bằng chế độ tư hữu.
Thứ hai là, sự phân chia xã hội thành các giai cấp có đối kháng. Xã hội cần phải có một tổ chức bạo lực để giữ cho cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có quyền lợi kinh tế đối lập lẫn nhau nằm “trong vòng trật tự”.
Nhà nước do giai cấp có thế lực mạnh nhất trong xã hội, tức giai cấp thống trị về kinh tế lập ra, trước hết là để bảo vệ lợi ích và địa vị thống trị của giai cấp đó