D. Tư tưởng về đạo đức
II. Những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật
1. Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật:
a. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
- Khái niệm moái liên hệ:
- Khái niệm moái liên hệ:
Triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hố lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.
- Nội dung của nguyênnguyên lý:
* PBCDV khẳng định rằng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại một cách riêng lẻ, cô lập tuyệt đối, mà trái lại chúng tồn tại trong sự liên hệ, ràng buộc, phụ thuộc, tác động, chuyển hóa lẫn nhau.
* Ăngghen viết: “Tất cả thế giới tự nhiên mà chúng ta có thể nghiên cứu được là một hệ thống, một tập hợp các vật thể khăng khít với nhau... Việc các vật thể ấy đều có liên hệ qua lại với nhau đã có nghĩa là các vật thể này tác động lẫn nhau, và sự tác động qua lại ấy chính là sự vận động”.
* Mối liên hệ khơng chỉ mang tính khách quan, mà cịn mang tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
- Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng; nó không phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Tính phổ biến của mối liên hệ được thể hiện: bất cứ một sự vật, hiện tượng nào; ở bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với sự vật, hiện tượng khỏc. Khụng cú sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liờn hệ. Ngay trong cuứng một sự vật, hiện tượng thì bất cứ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác. Ví dụ: trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào không có quan hệ, không có liên hệ với các quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội. Nhiều vấn đề đã trở thành của toàn cầu như: đói nghèo, bệnh tật, môi trường, dân số, khủng bố, chiến tranh, bạo loạn…
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. Dựa vào tính đa dạng đĩ cĩ thể phân chia các mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong - mối liên hệ bên ngồi, mối liên hệ chủ yếu - mối liên hệ thứ yếu, mối liên hệ bản chất - mối liên hệ không bản chất, mối liên hệ tất nhiên - mối liên hệ ngẫu nhiên, mối liên hệ chung - mối liên hệ riêng, mối liên hệ trực tiếp - mối liên hệ gián tiếp, mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản.
Tuy sự phân chia thành các loại mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết, bởi vì mỗi loại liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động và phát triển của sự vật. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có cách tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình.
* PBCDV nghiờn cứu những mối liờn hệ chung nhất, phoồ bieỏn nhaỏt (mối liờn hệ phổ biến) chi phối sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
* Ăngghen viết: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”.
- YÙ nghĩa phương pháp luận:
+ Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện.
- Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đĩ với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật.
- Đồâng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên, và lưu ý đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thaân.
- Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời, chúng ta phải biết sử
dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt, chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước; mặt khác, phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hoá kinh tế đưa lại.
+ Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử – cuù theồ. Quan điểm lịch sử - cụ thể đũi hỏi chỳng ta khi nhận thức về sự vật và tỏc động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hồn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Thực tế cho thấy rằng, một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này, nhưng sẽ không là luận điểm khoa học trong điều kiện khác. Vì vậy, để xác định đúng đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cỏch mạng, của từng thời kỳ xõy dựng đất nước, bao giờ ẹảng ta cũng phõn tớch tỡnh hình cụ thể của đất nước ta cũng như bối cảnh lịch sử quốc tế diễn ra trong từng giai đoạn, từng thời kỳ đĩ và trong khi thực hiện đường lối, chủ trương, Đảng ta cũng bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến của hoàn cảnh cụ thể.
b. Nguyên lý về sự phát triển:
- Khái niệm phát triển:
Quan điểm biện chứng xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần,vừa nhảy vọt, dẫn tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Dù trong hiện thực khách quan hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng, mà raỏt quanh co, phức tạp, thậm chớ cú thể cú những bước luứi tạm thời.
Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn.
Quan điểm DVBC khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật. Đó là do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định. Qúa trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản thân sự vật, do đó, cũng là quá trình tự thân phát triển của mọi sự vật.
Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tạ trong hiện thực, quan điểm DVBC khẳng định, phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.
- Nội dung của nguyênnguyên lý:
+ PBCDV khẳng định rằng mọi lĩnh vực trong thế giới (vô cơ và hữu cơ; tự nhiên, xã hội và tư duy) đều nằm trong quá trình phát triển không ngừng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
+ Phát triển là khuynh hướng chung, là khuynh hướng chủ đạo của thế giới.
- Trong giới vô cơ: sự hình thành những nguyên tố mới, hợp chất mới;
sự tiến hóa từ vô cơ đến hữu cơ.
- Trong sinh vật: sự tiến hoá của các giống loài; sự phát triển từ vượn thành người.
- Trong xã hội: sự phát triển của sản xuất, văn hóa, khoa học công nghệ, sự thay thế các hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao.
+ Phát triển khơng loại trừ sự thụt lùi, tức sự thoái hoá, sự diệt vong của cái cũ, cái lạc hậu, cái lỗi thời. Thậm chí, cái mới cũng phải trải qua những thất bại tạm thời. Tuy nhiên, thụt lùi là khuynh hướng khơng chủ đạo, chẳng những khơng ngăn cản sự phát triển, mà trái lại là tiền đề, là điều kiện cho sự phát triển.
+ Theo quan điểm của CNDVBC, phát triển cũng có ba tính chất cơ bản:
Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
- YÙ nghĩa phương pháp luận:
Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải tôn trọng quan điểm phát triển.
+ Quan điểm này địi hỏi khi nhận thức, khi giải quyết một vấn đề nào đó, con người phải đặt chúng ở trạng thái động, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển.
+ Quan điểm phát triển địi hỏi khơng chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà cịn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi cĩ tính chất thụt lùi. Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật.
+ Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quá trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn. Trên cơ sở ấy để tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tuỳ theo sự phát triển đó có lợi hay có hại đối với đời sống của con người.
+ Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
2. Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật:
a. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật, nĩ chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, phản ánh quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật. Nó là cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn.
Theo phép biện chứng, mặt đối lập là những mặt cĩ thuộc tính, khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau. Mọi sự vật đều có những mặt đối lập. Sự tác động giữa chúng tạo thành mâu thuẫn bên trong của sự vật. Các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. Trong đó, thống nhất là tương đối, tạm thời; đấu tranh
là tuyệt đối, vĩnh viễn. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, sự phát triển.
Nhận thức sự vật là nhận thức mâu thuẫn của nó. Phân đôi cái thống nhất và nhận thức các mặt đối lập để nắm bắt sự vật trong sự thống nhất, đồng nhất của các mặt đối lập.
Giải quyết mâu thuẫn là kết quả của quá trình đấu tranh của các mặt đối lập. Lênin nói: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Hình thức giải quyết mâu thuẫn phụ thuộc vào bản chất của mâu thuẫn và trình độ phát triển của mâu thuẫn.
Quy luật này có ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong việc phát hiện và phân tích mâu thuẫn của sự vật cũng như tìm ra con đường đúng đắn để giải quyết mâu thuẫn nhằm thúc đẩy sự vật phát triển.
b. Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn tới những thay đổi về chất và ngược lại phản ánh cách thức, cơ chế của quá trình phát triển, là cơ sở phương pháp luận chung để nhận thức và thúc đẩy quá trình phát triển của sự vật. Trong đó, chất là tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái khác. Lượng là tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính của nó. Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa chất và lượng. Giới hạn, trong đó những thay đổi về lượng của sự vật chưa gây ra những thay đổi căn bản về chất được gọi là độ. Những thay đổi về lượng vượt qua giới hạn độ sẽ làm cho chất của sự vật biến căn bản.
Điểm mà tại đó sự thay đổi căn bản về chất được thực hiện gọi là điểm nút.
Bước nhảy là bước thay đổi căn bản về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó gây ra. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất còn có chiều ngược lại. Đến lượt nó, sự thay đổi về chất lại tác động đến lượng, thúc đẩy lượng tiếp tục phát triển.
Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Thường xuyên và tăng cường tích luỹ về lượng để tạo điều kiện cho sự thay đổi về chất. Chống chủ nghĩa duy ý chí muốn đốt cháy giai đoạn; đồng thời tránh tư tưởng tuyệt đối hoá sự thay đổi về lượng.
+ Khi lượng được tích luỹ tới giới hạn độ, phải mạnh dạn thực hiện bước nhảy vọt cách mạng, chống thái độ bảo thủ, trì trệ.
+ Vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy để đẩy nhanh quá trình phát triển.
c. Quy luật phủ định của phủ định chổ ra khuynh hướng phỏt triển tiến lờn theo hình thức xốy ốc, thể hiện tính chất chu kỳ của sự phát triển. Đĩ là cơ sở phương pháp luận của nguyên tắc phủ định biện chứng, chỉ đạo mọi phương pháp suy nghĩ và hành động của con người. Phủ định biện chứng là quá trình khách quan, tự thân, là qua trình kế thừa cái tích cực đã đạt được từ cái cũ, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới cao hơn, tiến bộ hơn. Qúa trình phủ định của phủ định tạo thành sự vận động, phát triển không ngừng mang tính chu kỳ của thế giới khách quan. Trải qua một số lần phủ định, sự vật, hiện tượng dương
như lặp lại những giai đoạn đã qua trên cơ sở mới, cao hơn và như vậy, phát triển không đi theo đường thẳng, mà theo đường xoáy ốc.
Quy luật này có một ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong quá trình thay thế cái cũ bằng cái mới. Nó đòi hỏi phải xuất phát tự những điều kiện khách quan cho phép, phải tạo điều kiện, tiền đề cho cái mới chiến thắng cái cũ, phải biết kế thừa, nhưng kế thừa phải cĩ chọn lọc, cải tạo, phê phán, chống kế thừa nguyên xi, máy mĩc và phủ định sạch trơn, chống chủ nghĩa hư vơ với quá khứ, và phát triển sáng tạo những cái tích cực đã đạt được từ cái cũ, đồng thời phải thấy được tính chất quanh co, phức tạp trong quá trình ra đời cái mới. Nguyên tắc phủ định biện chứng trang bị phương pháp khoa học để tiếp cận lịch sử và tiên đoán, dự kiến những hình thái cơ bản của tương lai.
3. Sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật: