Có thể sử dụng các chiến lược nào để phát triển các thị trường BDS?

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỘI THẢO Phát triển các thị trường thương mại cho Các dịch Vụ Phát Triển Kinh Doanh (BDS) (Trang 82 - 85)

Quan điểm của phương pháp tiếp cận Phát triển thị trường BDS là phát triển một thị trường BDS sôi động có khả năng cạnh tranh, trong đó có nhiều doanh nghiệp nhỏ được sử dụng nhiều loại dịch vụ phong phú, đa dạng để cải thiện và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Họ nhận được các dịch vụ này thông qua các mối quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp thuộc khu vực kinh tế tư nhân.

Phương pháp tiếp cận phát triển thị trường BDS như là một chiến lược phát triển, rõ ràng vẫn còn mới mẻ và đang được các tổ chức thử nghiệm bằng một số hoạt động can thiệp hỗ trợ để phát triển các thị trường BDS. Đã có một thoả thuận là việc can thiệp hỗ trợ cần phải “phù hợp” với thị trường, tức là nó cần phải được thiết kế phù hợp để giải quyết một vấn đề về thị trường cụ thể hoặc để tận dụng được cơ hội của thị trường. Những người thực hiện chương trình nhận thấy rằng thường có nhiều cách để giải quyết một vấn đề thị trường và cần có thêm kinh nghiệm cũng như thử nghiệm trước khi có thể vạch ra một cách rõ ràng những biện pháp can thiệp hỗ trợ phù hợp để giải quyết các khiếm khuyết của thị trường. Tuy nhiên, đã xuất hiện những bài học ban đầu.

Một nguyên tắc cơ bản trong việc lựa chọn và thiết kế các biện pháp hỗ trợ là việc can thiệp hỗ trợ không được mạnh quá mức cần thiết để giải quyết vấn đề của thị trường. Các biện pháp hỗ trợ đều có khả năng phát triển cũng như bóp méo thị trường.

Mục đích của phương pháp tiếp cận phát triển thị trường là phát triển thị trường càng nhiều càng tốt đồng thời hạn chế tối thiểu mức độ bóp méo thị trường. Bằng cách tập trung vào từng vấn đề cụ thể và can thiệp hỗ trợ chỉ nhằm để giải quyết vấn đề đó thì các chương trình mới có thể hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ làm bóp méo thị trường.

4..1 Các biện pháp can thiệp hỗ trợ tập trung vào đâu?

Hình 9 thể hiện các chức năng hoạt động của các tác nhân trên thị trường BDS.74 Trước đây, các nhà tài trợ thường hỗ trợ các chương trình bằng cách can thiệp ở cấp độ cung cấp dịch vụ mà chủ yếu là cung cấp trực tiếp các dịch vụ. Tuy nhiên, thông thường thì hoạt động hỗ trợ sẽ ít gây tác động bóp méo thị trường hơn nếu như can thiệp ở các giai

74 Springfield Center BDS 2000 Training Course

đoạn trước và sau cung cấp dịch vụ. Can thiệp tại cấp độ cung cấp dịch vụ thường gây bóp méo thị trường ở mức độ cao75 và mức độ thị trường bị bóp méo còn có thể lớn hơn nếu dùng các dịch vụ được trợ cấp bởi nhà tài trợ và chính phủ để thay thế cho các dịch vụ của khu vực kinh tế tư nhân hoặc can thiệp giữa các nhà cung cấp tư nhân và các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ của họ, vì làm như thế là đã can thiệp vào các tín hiệu về cầu mà các doanh nghiệp nhỏ có thể gửi tới các nhà cung cấp.

75 Springfield Center BDS 2000 Training Course

Sự khác nhau giữa một dịch vụ và một biện pháp hỗ trợ

Các doanh nghiệp mua một dịch vụ phát triển kinh doanh như đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, tiếp cận thị trường, hỗ trợ về chính sách, cơ sở hạ tầng v.v... để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Các dịch vụ này tồn tại trên một thị trường của các doanh nghiệp và các tổ chức cung cấp dịch vụ và các doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu.

Các biện pháp can thiệp hỗ trợ là các hoạt động của chương trình phát triển như cung cấp thông tin, hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà cung cấp BDS v.v... có tác dụng thúc đẩy cung và cầu các dịch vụ nhất định.

Các thị trường ít bị bóp méo hơn khi những người thực hiện chương trình hỗ trợ cho mối quan hệ giữa các nhà cung cấp và khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ, dưới hình thức như phát phiếu cho các doanh nghiệp nhỏ mua dịch vụ từ các nhà cung cấp tư nhân. Việc can thiệp hỗ trợ trong giai đoạn trước và sau khâu cung cấp dịch vụ thường gây ít tác động bóp méo hơn, đồng thời vẫn tạo được tiềm năng phát triển thị trường. Bất kể việc can thiệp hỗ trợ được thực hiện ở giai đoạn nào thì những biện pháp hỗ trợ ít gây bóp méo thị trường nhất cũng luôn bảo đảm duy trì hoặc kích thích cạnh tranh trên thị trường, tiết kiệm thời gian và không phương hại đến mối quan hệ giữa các nhà cung cấp thương mại và khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ.

4..2 Các chương trình có tác dụng như thế nào với các nhà cung cấp?

Nhiều biện pháp can thiệp liên quan đến sự phối hợp giữa tổ chức xúc tiến hoặc nhà tài trợ và các nhà cung cấp BDS. Trước đây, các nhà tài trợ có xu hướng hợp tác với một số nhà cung cấp được chọn lọc. Hiện nay, những người đi đầu trong lĩnh vực này cho rằng các biện pháp hỗ trợ sẽ có hiệu quả nhất khi các nhà tài trợ thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp trên thị trường. Nghĩa là hợp tác với nhiều nhà cung cấp trong suốt thời gian của chương trình và mở ra khả năng tiếp cận các cơ hội mà nhà tài trợ tạo ra cho nhiều nhà cung cấp. Tuy nhiên, cũng không loại trừ việc hợp tác

với một nhà cung cấp tại một thời điểm nào đó, chẳng hạn như để kiểm định một sản phẩm mới.

Bảng 5 so sánh hai phương pháp tiếp cận là hợp tác với một nhà cung cấp và thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà cung cấp.

Có nhiều quan điểm mới đây còn cho rằng các mối quan hệ giống quan hệ kinh doanh giữa các tổ chức xúc tiến và các nhà cung cấp có hiệu quả hơn trong việc phát triển các thị trường so với các mối quan hệ cho-nhận. Ví dụ:76

 Các mối quan hệ giữa các nhà tài trợ hoặc tổ chức xúc tiến và các nhà cung cấp có tính chất giao dịch và dựa trên cơ sở cùng có lợi. Lợi ích của nhà tài trợ/xúc tiến là đạt được phạm vi tiếp cận lớn hơn, còn lợi ích của nhà cung cấp là doanh thu cao hơn, có thêm thị trường mới, và số lượng khách hàng đông hơn.

 Các khoản cần đầu tư và nghĩa vụ của cả hai bên đều rõ ràng, các hình thức chế tài sẽ được áp dụng cho việc hoạt động kém hiệu quả. Các quy định về vai trò, trách nhiệm cũng như các hình thức chế tài đều được thể hiện rõ trong hợp đồng.

76 Trao đổi về Trung Tâm kinh doanh Swisscontact Indonesia;

Khóa đào tạo BDS 2000 Springfield Centre

Hình 9: Các chức năng hoạt động trên Thị trường BDS

 Các nhà tài trợ và các tổ chức xúc tiến sẽ chấm dứt quan hệ với các nhà cung cấp nếu như mối quan hệ đó không còn có lợi cho cả hai bên nữa. Các nhà cung cấp được tự do chấm dứt các mối quan hệ với các nhà tài trợ nếu họ thấy các quan hệ hợp tác đó không còn mang lại lợi ích cho họ nữa.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỘI THẢO Phát triển các thị trường thương mại cho Các dịch Vụ Phát Triển Kinh Doanh (BDS) (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w