Chiến lược – chiến thuật đọc hiểu

Một phần của tài liệu Đánh giá kiểm tra trình độ đọc hiểu của sinh viên theo các yêu cầu ở mức B1 của Khung tham chiếu chung châu Âu (Trang 34 - 36)

7. Những vấn đề đạo đức có thể nảy sinh

1.6.6.Chiến lược – chiến thuật đọc hiểu

Để đọc tốt hơn và hiệu quả hơn, người học có thể sử dụng các chiến lược đọc hiểu như

 Xem trước (previewing): Việc xem trước các tựa đề, đề mục, hình ảnh có thểgiúp người đọc có một sốý tưởng về cấu trúc và nội dung bài đọc.

 Đoán trước (predicting): sử dụng kiến thức về chủ đề để đoán trước nội dung và từvựng đồng thời kiểm tra khảnăng hiểu bài đọc; dùng kiến thức về loại văn bản và mục đích để đoán về cấu trúc văn bản; dùng kiến thức về tác giả để đoán vềvăn phong, từvựng và nội dung.

 Đọc nhanh và đọc lướt (Skimming and scanning): sử dụng cách nhìn tổng quát văn bản để đoán ý chính, cấu trúc văn bản, xác nhận hoặc nghi ngờcác dự đoán.

 Đoán trong ngữcảnh (Guessing from context): dùng kiến thức đã có về chủ đề và ý tưởng của văn bản để đoán những từ chưa biết nghĩa trong ngữ cảnh thay vì dừng lại tra từ điển.

 Diễn giải ngắn gọn (paraphrasing): ngừng lại ở cuối mỗi đoạn để kiểm tra việc hiểu bài bằng cách xác định lại thông tin và ý tưởng trong bài. Giáo viên có thể giúp sinh viên biết khi nào và bằng cách nào sử dụng chiến lược đọc hiểu theo nhiều cách:

 Bằng cách giải thích các chiến lược bằng lời thông qua các quá trình xem trước, đoán trước, đọc nhanh, đọc lướt và giải thich ngắn gọn. Điều này giúp người học biết được họ có thể biết về bài đọc bao nhiêu trước khi thực sự đọc từng từ trong bài đọc đó.

 Dành thời gian cho các hoạt động xem trước và đoán trước bởi vì thực hiện những hoạt động này trên lớp cho thấy tầm quan trọng và giá trị của chúng.

 Sử dụng các bài tập điền từ vào chỗ trống (cloze-tests) để ôn tập từ vựng. Điều này giúp người học đoán từ trong ngữ cảnh.

 Bằng cách động viên người học nói về chiến lược nào giúp họ tiếp cận một bài đọc và sau khi đọc nói về chiến lược nào họ đã thực sự sử dụng. Điều này giúp người học phát triển tính linh hoạt khi lựa chọn chiến lược phù hợp.

Theo Roel van Steensel và các cộng sự (2012)[42], để đáp ứng những yêu cầu trên, trong quá trình đọc, người đọc cũng cần thực hiện được các chiến thuật đọc hiểu (subskills) như là khôi phục thông tin (xác định vịtrí chi tiết tương ứng trong văn bản), diễn giải (chẳng hạn như nhận ra mối quan hệ về nguyên nhân giữa các câu) và phản xạ (suy diễn về toàn bộ văn bản ví dụ như giải thích rõ ràng về ý chính của văn bản hay thái độcủa tác giả).

Một phần của tài liệu Đánh giá kiểm tra trình độ đọc hiểu của sinh viên theo các yêu cầu ở mức B1 của Khung tham chiếu chung châu Âu (Trang 34 - 36)