Phương pháp học đọc hiểu

Một phần của tài liệu Đánh giá kiểm tra trình độ đọc hiểu của sinh viên theo các yêu cầu ở mức B1 của Khung tham chiếu chung châu Âu (Trang 32 - 33)

7. Những vấn đề đạo đức có thể nảy sinh

1.6.4. Phương pháp học đọc hiểu

Đối với môn đọc hiểu, để việc đọc có thể đem lại hiệu quả tốt, người học cũng cần thực hiện các hoạt động tương ứng với các giai đoạn trước, trong và sau khi đọc [22,33, 40,43,44]

o Trước khi đọc, người học cần đặt cho mình một mục đích cho việc đọc: đọc để làm gì ?để giải trí, để học, hay để lấy thông tin ?Sau đó xem trước văn bản sẽ đọc như là tựa đề, hình ảnh, các chữ in đậm,…và suy nghĩ về chủ đề của bài đọc dựa trên nền tảng kiến thức của chính mình về chủ đề đó. Người học có thể đoán trước cái gì sẽ xảy ra trong bài đọc, từ vựng nào sẽ được sử dụng,…Sau cùng người học có thể lên kế hoạch là mình sẽ đọc bài đọc đó như thế nào. Đây là giai đoạn chuẩn bị cho giai đoạn trong khi đọc. Nếu thực hiện tốt, người học sẽ thấy có một sự kích thích, gợi mở cho việc tìm tòi học hỏi cũng như sự hứng thú đểbắt đầu cho việc đọc.

o Trong khi đọc : người đọc nên có sự liên hệ giữa cái họ đang đọc với lý do tại sao mình đọc văn bản đó. Trong lúc đọc văn bản hãy luôn kiểm tra các thông tin trong mối liên hệ với các thông tin khác. Nếu xuất hiện từ không quen thuộc hay khi không chắc chắn về một từ nào đó, người học có thể đoán từ trong ngữ cảnh hoặc bỏ qua từ đó nếu điều đó không ảnh hưởng đến quá trình hiểu văn bản. Đôi khi người học cũng cần đọc lại văn bản vài lần đểxác nhận lại là mình hiểu đúng một thông tin nào đó trong văn bản. Việc liên tưởng giữa thông tin đang đọc và thông tin mình đã biết cũng như liên hệ giữa thông tin được đề cập trực tiếp và gián tiếp sẽ làm cho người học có suy nghĩ về văn bản cụthểhơn, rõ ràng hơn. Tuy nhiên, đểgiúp cho việc hiểu văn bản được mạch lạc hơn, người học có thể ghi chú lại những điều cần thiết. Giai đoạn này đòi hỏi

người học vận dụng các kỹnăng, chiến lược của đọc hiểu một cách thành thạo để đáp ứng được yêu cầu của bài đọc.

o Giai đoạn sau khi đọc : được gọi là giai đoạn phản xạ, nghĩa là người học suy nghĩ về văn bản đã đọc, về mục đích đọc văn bản. Người học có thể luyện tập kể lại hay tóm tắt nội dung văn bản theo cách hiểu của mình bằng cách sử dụng các hình ảnh, biểu đồ,…Khi người học cố gắng gợi nhớ lại thông tin họ đã đọc, họsẽ ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn. Đây là lý do tại sao các giáo viên thường yêu cầu sinh viên thực hiện các hoạt động sau khi đọc như kể lai câu chuyện, làm các bài tập điền từ, vẽ tranh hay viết thư trảlời,….

Phương pháp học đọc hiểu của sinh viên cũng trải qua ba giai đoạn tương ứng với phương pháp dạy đọc hiểu của giáo viên. Phương pháp dạy và học tốt sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, đem lại niềm vui cho người học lẫn người dạy. Cho nên trong quá trình dạy và học đọc hiểu, cả giáo viên và sinh viên cần có sự tương tác tốt với nhau đểquá trình dạy và học đọc hiểu đạt kết quả tốt nhất. Giáo viên cần giúp cho sinh viên nắm được những kỹ năng, chiến lược, chiến thuật làm bài đọc hiểu ; bản thân sinh viên cần có sự rèn luyện các kỹnăng, chiến lược, chiến thuật đểkhi thực hiện có thể đem lại hiệu quảnhư mong muốn.

Một phần của tài liệu Đánh giá kiểm tra trình độ đọc hiểu của sinh viên theo các yêu cầu ở mức B1 của Khung tham chiếu chung châu Âu (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)