Phương pháp dạy đọc hiểu

Một phần của tài liệu Đánh giá kiểm tra trình độ đọc hiểu của sinh viên theo các yêu cầu ở mức B1 của Khung tham chiếu chung châu Âu (Trang 30 - 32)

7. Những vấn đề đạo đức có thể nảy sinh

1.6.3.Phương pháp dạy đọc hiểu

Hesham Alyousef (2005), giáo viên tiếng Anh ở trường trung cấp Riyadh của Saudi Arabia trong bài viết “Dạy đọc hiểu cho người học tiếng Anh như ngoại ngữ hay như ngôn ngữ thứ hai” đề cập đến các nguyên lý của đọc hiểu, các bài tập nhận thức liên quan trong đọc hiểu cũng như các hoạt động giáo viên sử dụng khi dạy đọc hiểu.

Phương pháp dạy đọc hiểu được tiến hành qua 3 giai đoạn .[7, 8, 10,11]

 Trước khi đọc: Abraham (2002)( trích trong Alyousef, 2005) khẳng định rằng ở giai đoạn này giáo viên có thể giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về cấu trúc bài đọc thông qua việc thảo luận về các tựa đề, tiêu đề, hình ảnh.Giáo viên có thể đưa ra các hoạt động để kích thích người học trước khi thực sự đọc

văn bản. Chẳng hạn, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi nhằm tập trung gợi ý như câu hỏi về tựa đề, đề mục từng phần,…hoặc các hoạt động đọc lướt để nắm ý chính hay nắm thông tin.Các hoạt động của giai đoạn này rất quan trọng đối với người học ở cấp độ thấp và ở giai đoạn đầu của quá trình dạy đọc hiểu.Khi người học đã quen với việc sử dụng các chiến lược đọc hiểu này, giáo viên có thể giảm bớt thời lượng của việc hướng dẫn và để người học tự mình thực hiện các hoạt động. Tuy nhiên có giáo viên đã không thực hiện giai đoạn này vì cho rằng không đủ thời gian.

 Trong khi đọc: mục đích của giai đoạn này là giúp người học phát triển khả năng giải quyết các bài đọc dựa trên kiến thức nền của họvềngôn ngữ.Giáo viên có thể dùng các biểu đồ, bảng biểu để phản ánh mối quan hệ logic giữa các ý tưởng của bài khóa; diễn giải và tóm tắt các hoạt động để giúp sinh viên hiểu ý bài và cấu trúc câu.Trong giai đoạn này giáo viên có thể qui định thời gian đọc đểgiúp sinh viên đọc nhanh và phối hợp trả lời các câu hỏi.

 Sau khi đọc: Haller (2000) ( trích trong Alyousef, 2005) cho rằng mục đích của giai đoạn này là giúp người học nâng cao hiểu biết của mình về văn bản. Giáo viên có thể sử dụng các bài tập nối câu, điền từ vào chỗ trống, hoặc đưa ra các câu hỏi thảo luận vềbài đọc, yêu cầu sinh viên tóm tắt bài,...

Dù theo phương pháp nào, yếu tố chính giúp nâng cao khả năng đọc hiểu cho người học là kiến thức về từ vựng, ngữ pháp và nền tảng kiến thức về thế giới của cá nhân người học. Tùy theo đối tượng người học như thế nào mà giáo viên có thểlựa chọn phương pháp truyền đạt thích hợp.

Một phần của tài liệu Đánh giá kiểm tra trình độ đọc hiểu của sinh viên theo các yêu cầu ở mức B1 của Khung tham chiếu chung châu Âu (Trang 30 - 32)