Phân chia di sản thừa kế

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại HOÀN THIỆN các QUY ĐỊNH về hạn CHẾ PHÂN CHIA DI sản TRONG LUẬT dân sự VIỆT NAM (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ PHÂN CHIA DI SẢN 1.1. Khái quát chung về thừa kế và quyền thừa kế

1.3. Phân chia di sản thừa kế

Phân chia di sản là việc đem chia phần di sản còn lại của người chết cho những người thừa kế có quyền hưởng, sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế. Di sản còn lại của người chết được đem chia theo di chúc và theo pháp luật hoặc di sản chỉ được chia theo di chúc hoặc chỉ được chia theo pháp luật12.

12 Luật thừa kế Việt Nam – TS. Phùng Trung Tập, Nxb Hà Nội, Hà Nội, năm 2008, trang 118.

17 1.3.2. Những trường hợp phân chia di sản

Kể từ thời điểm mở thừa kế, bất cứ lúc nào những người thừa kế cũng có quyền yêu cầu phân chia di sản. Nhưng trong thực tế rất ít khi di sản được đem phân chia ngay, mà thường là phải trải qua một thời gian dài hay ngắn nhất định kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời gian dài hay ngắn cũng còn tuỳ thuộc vào sự thỏa thuận của những người thừa kế.

Di sản mà người chết để lại có thể được phân chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

1.3.2.1. Phân chia di sản theo di chúc

Phân chia di sản theo di chúc được quy định tại Điều 684 BLDS với các trường hợp sau:

“1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3. Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản”.

Pháp luật luôn luôn tôn trọng ý chí của người có tài sản, nếu người để lại di sản đã xác định cách phân chia di sản, thì di sản được phân chia theo đúng ý nguyện của người đó. Nếu người để lại di sản chỉ xác định người thừa kế mà không xác định rõ phần di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng thì toàn bộ hoặc phần di sản được chỉ định cho những người thừa kế được hưởng được chia theo các cách như sau:

Một là, chia đều cho những người thừa kế theo di chúc đã được chỉ định trong di chúc;

Hai là, chia theo thỏa thuận của những người thừa kế. Kể từ thời điểm người có tài sản chết, thì di sản đã thuộc về những người thừa kế mà người lập di chúc đã chỉ định trong di chúc. Vì vậy, những người thừa kế vẫn có quyền thỏa thuận để phân chia di sản nếu người lập di chúc không xác định rõ phần mà mỗi người thừa kế được hưởng trong phần hoặc toàn bộ di sản. Mặt khác, khi chia di sản theo di chúc cần phải chú ý đến quyền lợi của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Điều 669 BLDS 2005, đồng thời phải dành phần di sản cho người thừa kế chưa sinh ra vào thời điểm phân chia, tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.

18

Về nguyên lý, khi người để lại di sản lập di chúc và trong đó đã xác định những người thừa kế thì trong đó đã bao hàm cả việc phân chia di sản. Ngoài ra, có thể trong di chúc người để lại di sản đã phân chia một cách cụ thể cho người thừa kế nào hưởng phần di sản là bao nhiêu hoặc hưởng tài sản là hiện vật gì.

Nếu những người thừa kế không có thỏa thuận gì khác, thì trong trường hợp người để lại thừa kế xác định trong di chúc người thừa kế nào được nhận di sản là hiện vật gì thì khi phân chia di sản phải giao những hiện vật đó cho từng người thừa kế. Người thừa kế nhận vật theo tình trạng hiện tại của vật vào thời điểm phân chia. Nghĩa là, người thừa kế được hưởng lợi, đồng thời phải chịu những thiệt hại liên quan đến vật mà mình được nhận trong những trường hợp sau đây:

Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ những hiện vật đó;

Phải chịu phần giá trị giảm sút của hiện vật;

Nếu vật bị tiêu hủy tự nhiên thì phải chịu thiệt thòi như khi gặp rủi ro;

Nếu vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì có quyền yêu cầu người có lỗi phải bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp người để lại di sản đã nói rõ trong di chúc về tỷ lệ mà người thừa kế được hưởng trong tổng giá trị khối di sản (như 1/2, 1/4...), thì di sản được chia cho những người thừa kế theo tỷ lệ đó đối với giá trị của khối di sản còn lại vào thời điểm phân chia. Tuy nhiên, cần lưu ý: nếu có phần di sản không còn vào thời điểm phân chia do người thừa kế đã sử dụng hết hoặc đã định đoạt thì vẫn tính vào tổng giá trị khối di sản vào thời điểm phân chia, và người thừa kế nào đã sử dụng, định đoạt phần di sản đó sẽ bị khấu trừ khi nhận di sản.

1.3.2.2. Phân chia di sản theo pháp luật

Phân chia di sản theo pháp luật được quy định tại Điều 685 BLDS với các trường hợp sau:

“1. Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia”.

Khi phân chia di sản theo pháp luật cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

19

Chia khối di sản đều nhau cho những người thừa kế. Theo nguyên tắc này, những người cùng hàng thừa kế được nhận một phần di sản bằng nhau. Vì vậy, nếu có người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản chưa sinh ra vào thời điểm phân chia di sản, thì phải dành lại một phần bằng phần của người thừa kế khác để khi sinh ra thai nhi hưởng; nếu sinh ra một thời gian đứa trẻ bị chết, thì phần di sản đó được chia cho những người thừa kế của chính đứa trẻ đó. Nếu thai nhi chết trước khi sinh ra, thì phần di sản đó được chia tiếp cho những người thừa kế khác. Trường hợp sinh đôi trở lên thì việc thừa kế có thể phải chia lại theo quy định của pháp luật để đảm bảo nguyên tắc hưởng di sản bằng nhau của những người thừa kế. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học hiện đại ngày nay, việc chuẩn đoán việc xác định một hay nhiều thai nhi không còn gặp nhiều khó khăn như trước đây nữa, trừ trường hợp khi người để lại di sản chết, thai nhi còn quá nhỏ chưa xác định được.

1.3.2.3. Phương thức phân chia di sản

Di sản được phân chia theo di chúc hay phân chia theo pháp luật, cũng sẽ áp dụng một hoặc cả hai phương thức sau đây:

Phương thức phân chia di sản theo hiện vật

Phương thức này dùng tài sản là hiện vật tồn tại hiện hữu để chia cho những người thừa kế, họ sẽ trở thành chủ sở hữu đối với phần tài sản được chia. Đây là phương thức được áp dụng khi tài sản được định đoạt trong di chúc và người lập di chúc đã chỉ định một cách cụ thể người được nhận hiện vật đó hoặc những người thừa kế đã thỏa thuận được với nhau hoặc được Tòa án chỉ định nhận hiện vật.

Trong trường hợp những người thừa kế được chia cùng một hiện vật mà hiện vật là vật chia được thì di sản cũng được chia trực tiếp bằng hiện vật. Đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ hiện vật thuộc về người được phân chia hiện vật đó hoặc phải gánh chịu giá trị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản, mà không được yêu cầu những người thừa kế khác bù đắp phần giá trị bị giảm sút đó. Nhưng, người thừa kế nhận hiện vật bị tiêu hủy sẽ được người có lỗi làm cho hiện vật đó bị tiêu hủy bồi thường thiệt hại, nếu người đó có yêu cầu.

Áp dụng chia di sản theo phương thức này khi:

Hiện vật là vật cùng loại hoặc là vật riêng biệt nhau;

Di sản là vật có thể phân chia được (chẳng hạn như vườn cây lâu năm, nhà ở...);

Di chúc đã chỉ định người nhận hiện vật cụ thể;

Những người thừa kế đã thỏa thuận hoặc Tòa án đã chỉ định người nhận hiện vật cụ thể.

20

Di sản được chia theo hiện vật theo yêu cầu của người thừa kế. Mỗi người thừa kế có thể nhận hiện vật có giá trị chênh lệch nhau mà không phải thanh toán phần chênh lệch (nếu có sự thỏa thuận).

Nếu không có sự thỏa thuận khác thì dù được chia theo hiện vật, di sản vẫn phải được chia đều cho những người thừa kế. Nếu hiện vật bao gồm nhiều tài sản có giá trị khác nhau mà không thể chia đều được, thì trước khi chia di sản phải xác định giá trị của từng hiện vật trên cơ sở cùng thỏa thuận định giá của những người thừa kế. Người thừa kế nhận vật có giá trị lớn hơn so với giá trị của suất thừa kế (phần mình được hưởng) thì phải thanh toán phần chênh lệch đó. Tương tự như vậy, người nhận vật có giá trị nhỏ hơn được hưởng thêm phần chênh lệch.

Ví dụ: Di sản của ông A gồm nhiều hiện vật. Thông qua việc định giá, những người thừa kế xác định được tổng giá trị của khối di sản là 120 triệu đồng. Ông A có ba người thừa kế ở hàng thứ nhất là B, C, D thì một suất thừa kế sẽ là 120 triệu : 3 = 40 triệu. Nếu trong đó, B nhận hiện vật có giá trị là 60 triệu thì phải thanh toán lại số tiền là 20 triệu.

Nếu D nhận hiện vật có giá trị là 18 triệu đồng thì được hưởng thêm khoản tiền là 22 triệu đồng.

Nếu có những hiện vật mà những người thừa kế không thể thỏa thuận được người nhận hoặc trị giá hiện vật, thì những người thừa kế có thể thỏa thuận bán hiện vật để chia bằng tiền.

Phương thức phân chia theo giá trị

Chia theo giá trị là định giá hiện vật ra thành tiền để phân chia. Theo phương thức này người thừa kế không nhận vật mà nhận một khoản tiền tương ứng theo tỷ lệ mà mình được hưởng tính trên tổng giá trị khối di sản mà người chết để lại.

Trên cơ sở giá do các bên thỏa thuận hoặc do Tòa án định giá thì hiện vật thường được ưu tiên chia cho những người đang trực tiếp quản lý, sử dụng hay đang khai thác hoặc quản lý để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Khi đó những người nhận hiện vật có nghĩa vụ hoàn lại cho những người thừa kế khác một số tiền tương ứng với phần mà người đó được hưởng trong tổng khối di sản được đem chia.

Áp dụng chia theo phương thức này khi:

Mọi người thừa kế đều có nhu cầu nhận hiện vật;

Không có ai đồng ý nhận hiện vật;

Di sản là tài sản không chia được;

Chỉ có một người được nhận hiện vật.

Bên cạnh đó, phải tuân theo các quy định của pháp luật khi thuộc những trường hợp chung mà pháp luật đã quy định (chẳng hạn Luật Đất đai quy định tại điểm d khoản 2,

21

Điều 121), thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 121 “thì chỉ được hưởng phần giá trị đối với phần sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với diện tích đất đó”.

Khi phân chia di sản thừa kế còn cần phải lưu ý các điểm được quy định tại Điều 686, Điều 687 BLDS. Cụ thể:

Có sự định đoạt của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế về việc chia thừa kế sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

Việc phân chia di sản mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc bên chồng còn sống và gia đình thì di sản đó chưa được chia trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Trong trường hợp di sản đã được phân chia mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại bằng hiện vật mà thực hiện bằng cách thanh toán giá trị tương ứng với phần di sản mà ngươi thừa kế đó được hưởng tại thời điểm chia thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương ứng, trừ khi có thỏa thuận khác.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại HOÀN THIỆN các QUY ĐỊNH về hạn CHẾ PHÂN CHIA DI sản TRONG LUẬT dân sự VIỆT NAM (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)