Người thừa kế là người được nhận di sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc hoặc vừa hưởng di sản theo di chúc, vừa hưởng di sản được chia theo pháp luật. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết35.
Cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế mới có quyền hưởng di sản. Cá nhân có quyền hưởng di sản chỉ thực hiện quyền dân sự cơ bản của mình theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, quan hệ nhận di sản thừa kế là quan hệ pháp luật, do vậy cá nhân phải là người còn sống để thực hiện quyền nhận hay từ chối hưởng di sản.
Quyền từ chối hưởng di sản của người thừa kế được pháp luật thừa nhận với điều kiện việc từ chối nhận di sản không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Ngoài ra, việc từ chối hưởng di sản thừa kế còn phải thỏa mãn các điều kiện về thời gian và hình thức. Theo quy định của BLDS đã quy định về từ chối nhận di sản như sau: “Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản”36. Người thừa kế có quyền nhận di sản, có quyền từ chối nhận di sản và quyền của người thừa kế sẽ bị hạn chế theo các quy định tại khoản 1 Điều 642 BLDS.
Tuy nhiên, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản theo các mức độ khác nhau và sự từ chối đó đều là hợp pháp. Người thừa kế có quyền từ chối toàn bộ quyền hưởng di sản. Người thừa kế cũng có quyền lựa chọn hoặc chỉ từ chối quyền hưởng di sản theo di chúc mà không từ chối quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Người thừa kế chỉ từ chối quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật mà không từ chối quyền hưởng di sản theo di chúc.
Và một vấn đề cũng cần được làm rõ, tại sao một người thừa kế lại từ chối quyền hưởng di sản? Người thừa kế từ chối nhận di sản có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa. Nguyên nhân trực tiếp có thể có trong trường hợp người có quyền nhận di sản tự biết mình đã là người có điều kiện kinh tế hơn những người thừa kế theo pháp luật cùng hàng được hưởng và sự từ chối này nhằm làm tăng kỷ phần di sản được hưởng của những người thừa kế cùng hàng được hưởng khác. Trong trường hợp này cũng có thể xảy ra khi mà người thừa kế theo di chúc từ chối quyền hưởng di sản
35 Điều 635 BLDS 2005
36 Khoản 2 Điều 642 BLDS
37
theo di chúc vì những lý do nào đó mà người này không thể nhận di sản. Tuy những lý do đó không ảnh hưởng đến việc người được thừa kế theo di chúc nhận di sản nhưng xét về quan hệ trong đời sống xã hội thông thường, người này vẫn từ chối quyền hưởng di sản.
Người từ chối nhận di sản còn có trong trường hợp người này thuộc hàng thừa kế hưởng di sản nhưng người có tài sản định đoạt cho người này được hưởng một phần di sản theo di chúc, người này từ chối quyền hưởng di sản theo di chúc nhưng lại không từ chối quyền hưởng di sản theo pháp luật.
Cá nhân chưa được sinh ra thì chưa được coi là chủ thể của quan hệ xã hội đồng thời cũng chưa phải là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự nhưng pháp luật quy định trường hợp này là nhằm bảo lưu quyền của cá nhân được sinh ra sau khi người để lại di sản chết với điều kiện người đó đã thành thai trong thời gian người để lại di sản còn sống. Quy định này nhằm bảo vệ quyền của người thừa kế, nhất là quyền của người con đã thành thai khi người cha còn sống và ra đời sau khi người cha chết. Pháp luật về thừa kế về bản chất là bảo vệ quan hệ huyết thống, do vậy quan hệ huyết thống trong thừa kế luôn được pháp luật thừa kế bảo vệ theo những điều kiện nhất định.
Người thừa kế được hưởng di sản theo pháp luật là người thuộc diện thừa kế được xác định từ một trong các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng đối với người để lại di sản. Nhưng những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật được xác định trong ba hàng thừa kế khác nhau theo quy định của pháp luật37. Trình tự hưởng di sản thừa kế theo pháp luật là hàng gần loại trừ hàng xa, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, người thừa kế còn có thể là cá nhân không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản, các tổ chức có tư cách pháp nhân và Nhà nước nếu được người có tài sản định đoạt trong di chúc cho những chủ thể này được hưởng di sản thì họ được sẽ được hưởng di sản thừa kế theo di chúc.
Người đã thành thai nhưng chưa ra đời cũng là người thừa kế theo di chúc. Người có tài sản định đoạt tài sản của mình cho người đã thành thai chưa ra đời được hưởng di sản và bào thai ra đời còn sống thì được hưởng thừa kế theo di chúc. Nhưng nếu bào thai được sinh ra mà chết ngay thì không được hưởng di sản. Người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản cho bào thai có quan hệ huyết thống với mình được thừa kế nhưng người này cũng có quyền định đoạt tài sản cho bào thai không có quan hệ huyết thống với mình được hưởng di sản nếu ra đời còn sống thì được hưởng di sản. Tóm lại, người lập di chúc
37 Điều 676 BLDS 2005
38
có quyền định đoạt cho bất kỳ ai sẽ được hưởng di sản thừa kế theo di chúc, người đó có thể có quan hệ huyết thống hoặc có quan hệ hôn nhân hoặc có quan hệ nuôi dưỡng hoặc người không có quan hệ gì với người để lại di sản hoặc cho tổ chức hoặc cho Nhà nước hoặc một số hay tất cả các đối tượng vừa nêu được quyền hưởng di sản trong khuôn khổ của pháp luật thừa kế.
2.2.2. Hình thức thỏa thuận
Theo quy định của pháp luật về thừa kế nước ta thì chưa có quy định cụ thể nào điều chỉnh về vấn đề hình thức trong việc thỏa thuận hạn chế phân chia di sản của tất cả những người thừa kế.
Vấn đề đặt ra là thỏa thuận hạn chế phân chia di sản của tất cả những người thừa kế là thỏa thuận miệng hay lập thành văn bản. Pháp luật không bắt buộc hình thức trong việc thỏa thuận hạn chế phân chia di sản của tất cả những người thừa kế phải tuân theo hình thức nào. Nhưng trong thỏa thuận của tất cả những người thừa kế thì nên xác định di sản nào là di sản hạn chế phân chia, ở đâu, giao cho ai quản lý, quyền và nghĩa vụ của người này trong quá trình quản lý di sản như thế nào.
Tuy nhiên, khi áp dụng các quy định này thì tất cả những người thừa kế cần lưu ý rằng: để người quản lý di sản có thể thực hiện các quyền theo quy định tại Điều 640 BLDS 2005 trong quá trình quản lý di sản hạn chế phân chia, đặc biệt là khi đại diện cho tất cả những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba, thì thỏa thuận của tất cả những người thừa kế về vấn đề hạn chế phân chia di sản phải lập thành văn bản, trong đó xác định rõ các quyền và nghĩa vụ cụ thể và có xác nhận của tất cả những người thừa kế.
Mặt khác, theo quy định khoản 1 Điều 681 BLDS 2005:
“Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản”.
Trong Điều luật vừa nêu thì những người thừa kế có thể họp mặt với nhau để thỏa thuận các vấn đề liên quan đến di sản thừa kế nhưng tại Điều luật này đã không hề đề cập đến việc thỏa thuận hạn chế phân chia di sản của tất cả những người thừa kế.
Bên cạnh đó, thì trong buổi họp mặt thừa kế của những người thừa kế đã đề cập đến việc cử người quản lý di sản (trong đó có thể có việc cử người quản lý di sản bị hạn chế phân chia), xác định quyền, nghĩa vụ của người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc. Nhưng tại Điều luật đã không bổ khuyết thêm trường hợp thỏa thuận hạn chế phân chia di sản của tất cả những người thừa kế trong cuộc họp mặt thừa kế. Đây
39
là một vấn đề mà nhất thiết phải được điều chỉnh trong thời gian tới để góp phần hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật thừa kế.
Theo quy định của pháp luật về thừa kế thì tất cả các thỏa thuận trong buổi họp mặt của những người thừa kế phải tuân theo điều kiện về hình thức tại khoản 2 Điều 681 BLDS 2005: “Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản”.
Như vậy, nếu được bổ khuyết thêm trường hợp hạn chế phân chia di sản của tất cả những người thừa kế vào khoản 1 Điều 681 BLDS 2005 thì hình thức của thỏa thuận này cũng sẽ được lập thành văn bản, nó vừa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, vừa tạo cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp nếu có tranh chấp xảy ra, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hạn chế phân chia di sản và đảm bảo lợi ích hợp pháp cho tất cả những người thừa kế.
2.2.3. Nội dung thỏa thuận
Pháp luật luôn luôn tôn trọng nội dung sự thỏa thuận của tất cả những người thừa kế về việc hạn chế phân chia di sản nếu các nội dung này không trái với các quy định của pháp luật. Pháp luật thừa kế Việt Nam đã không quy định cụ thể là trong trường hợp có sự thỏa thuận của tất cả những người thừa kế về vấn đề hạn chế phân chia di sản thì nội dung thỏa thuận phải bao gồm những vấn đề gì.
Tuy nhiên, do tài sản của người để lại di sản có thể gồm nhiều động sản hoặc bất động sản khác nhau và có thể tập trung ở nhiều nơi khác nhau, nên việc xác định di sản nào sẽ bị hạn chế phân chia và di sản đó ở đâu là điều thật sự cần thiết.
Bên cạnh đó, cần phải xác định rõ là phải theo sự thỏa thuận của tất cả những người thừa kế (bao gồm những người thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật và người vừa thừa kế theo di chúc, vừa thừa kế theo pháp luật), nếu có một hoặc nhiều người trong số tất cả những người thừa kế không đồng ý để hạn chế phân chia di sản thì di sản đó phải được chia cho tất cả những người thừa kế theo tỷ lệ mà họ sẽ được hưởng, trong trường hợp này thì sẽ không có việc hạn chế phân chia di sản theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế.
Khi tất cả những người thừa kế đã đồng ý để hạn chế phân chia di sản thì phải xác định rõ ràng họ, tên, nơi cư trú của từng người thừa kế, phần được hưởng của mỗi người trong khối di sản chưa được chia và nhất thiết phải có chữ ký hay điểm chỉ xác nhận của họ về việc đồng ý để hạn chế phân chia di sản thừa kế.
Mặt khác, tất cả những người thừa kế sẽ phải thỏa thuận cử người quản lý di sản để quản lý di sản chưa được chia trong trường hợp này, xác định quyền và nghĩa vụ của người đó trong quá trình quản lý di sản.
40
Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tất cả những người thừa kế đã thỏa thuận hạn chế phân chia di sản nhưng vấn đề cần xác định là di sản đó sẽ được chia khi nào? Có thể sau một thời gian nhất định hoặc sau một sự kiện nào đó do tất cả những người thừa kế thỏa thuận.
Và di sản hạn chế phân chia đó sẽ được phân chia sau khoảng thời gian do tất cả những người thừa kế ấn định hoặc khi sự kiện để hạn chế phân chia di sản đó đã xảy ra.
Cũng như trong trường hợp hạn chế phân chia di sản theo ý chí của người lập di chúc, các quy định của pháp luật về thừa kế ở nước ta cũng chưa có quy định cụ thể nào điều chỉnh thời hạn tối đa để chấm dứt việc hạn chế phân chia di sản hay các căn cứ để chấm dứt việc hạn chế phân chia di sản đó.