Biện pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại bảo vệ NHÀ đầu tư TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 22 - 26)

Chương 2 BIỆN PHÁP BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

2.1. Biện pháp vĩ mô

Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn do đó chịu sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố vĩ mô như lạm phát, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư…

Mặt khác, khi bỏ vốn đầu tư vào chứng khoán, nhà đầu tư đã thực hiện một hạng mục đầu tư trực tiếp, mọi biến động của thị trường đều tác động ảnh hưởng trực tiếp đến nhà đầu tư. Do đó, những biện pháp vĩ mô cần phải được thực thi nhằm ổn định thị trường, khuyến khích đầu tư, thông qua đó, bảo đảm sự an toàn và lợi ích cho nhà đầu tư, khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán.

Biện pháp vĩ mô bao gồm:

2.1.1. Biện pháp kềm chế lạm phát.

Lạm phát là hiện tượng mất cân đối giữa lượng tiền lưu thông và lượng sản phẩm dịch vụ được cung ứng trên thị trường theo chiều hướng khối lượng tiền tệ lưu thông nhiều hơn khối lượng hàng hoá trên thị trường.

Khi xảy ra lạm phát, đồng tiền rớt giá, giá cả hàng hoá tăng vọt, người ta phải dùng một lượng tiền nhiều hơn để trả cho cùng một đơn vị sản phẩm. Công chúng, thay vì có thể dành một khoản tiền cho mục đích tiết kiệm hay đầu tư thì lại phải chi tiêu nhiều hơn cho sinh hoạt. Khi đó, chi phí cho sản phẩm cũng tăng nhưng việc tiêu thụ lại khó (vì giá cả sinh hoạt trở nên đắt đỏ nên người dân hạn chế chi tiêu) làm cho sản xuất trì trệ.

Đối với nhà đầu tư chứng khoán, như đã phân tích, lợi nhuận mà họ có thể có bao gồm lợi nhuận danh nghĩa và lợi nhuận thực tê. Lợi nhuận thực tế, cái mà nhà đầu tư quan tâm, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của lạm phát. Chỉ số lạm phát cao đồng nghĩa với việc lợi nhuận thực tế nhà đầu tư thu được càng thấp, thậm chí

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

bằng không hay bằng một số âm. Thực tiễn thị trường chứng khoán một số nước cho thấy, khi chỉ số lạm phát chỉ ở 0,25% thì nhà đầu tư đã bị thiệt hại.

Chính vì vậy, nhà nước luôn luôn tìm cách hữu hiệu nhất nhằm kềm chế lạm phát. Để làm được điều đó, nhà nước, thông qua ngân hàng trung ương, thực thi chính sách tiền tệ phù hợp với từng giai đoạn nhất định.

Chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách kinh tế- tài chính của đất nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kềm chế lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế(11). Khi xảy ra lạm phát, nhà nước, thông qua ngân hàng trung ương sẽ thực thi chính sách tiền tệ thắt chặc nhằm giảm lượng tiền lưu thông, cân bằng khối lượng hàng hoá và tiền tệ trên thị trường. Lạm phát tăng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải tăng lãi suất huy động, do đó lãi suất cho vay cũng tăng theo. Điều này sẽ gây khó khăn cho nhà sản xuất vì họ phải gánh chịu phần lãi suất gia tăng của ngân hàng. Về nguyên lý nó sẽ tác động trực tiếp đến giá cổ phiếu đang niêm yết trên thị trường bởi khi đó nhà đầu tư phải cân nhắc xem liệu lợi nhuận mà họ thu được từ chứng khoán có bù đáp nổi sự trượt giá của đồng tiền hay không và có đủ sức trả lãi cho ngân hàng hay không. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát tăng đồng nghĩa với lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống do doanh nghiệp phải bỏ thêm vốn đầu tư vào để sản xuất kinh doanh mà việc tiêu thụ lại khó khăn hơn. Chính vì vậy, tính thanh khoản của chứng khoán sẽ giảm, nhà đầu tư nào đang nắm giữ chứng khoán sẽ có nguy cơ bị thiệt hại do phải gánh chịu lãi suất ngân hàng cao, sự mất giá của đồng tiền, sự rớt giá của chứng khoán…Đồng thời, khi xảy ra lạm phát, nhiều nhà đầu tư chứng khoán sẽ bán tháo chứng khoán ra, tạo nên mất cân đối cung và cầu, càng làm cho các loại chứng khoán càng bị giảm giá. Một loạt những yếu tố trên đều gây ra tổn thất cho nhà đầu tư, làm cho thị trường vận hành không bình thường. Chính vì vậy, để bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư, làm cho thị trường chứng khoán thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn có hiệu quả, huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng, ở tầm vĩ mô, nhà nước thực thi chính sách kiểm soát nguồn tiền đầu tư vào chứng khoán. Tuy nhiên, việc kiểm soát nguồn tiền chảy vào thị trường chứng khoán cũng phải được thực hiện một

11 Điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 1997 (Sửa đổi bổ sung năm 2003)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

cách hết sức thận trọng, nếu không, mục tiêu kinh tế xã hội đề ra sẽ không đạt được.

Việc kiểm soát dòng vốn tín dụng là thật sự cần thiết, nó góp phần hạn chế việc nhà đầu tư quá mạo hiểm, vay ngân hàng một khối lượng tiền tệ quá lớn cho đầu tư chứng khoán. Nguyên tắc chung nhằm bảo đảm an toàn khi đầu tư chứng khoán là đầu tư bằng nguồn tiền tiết kiệm nhàn rỗi chứ không phải là vay tiền để đầu tư. Thực tế cho thấy, việc kiếm soát luồng vốn của ngân hàng chảy sang thị trường chứng khoán là cần thiết, vì ngay cả một số nước có thị trường chứng khoán phát triển như Mỹ hay Nhật Bản cũng thực hiện việc này. Hơn nữa, không chỉ cần kiểm soát dòng vốn tín dụng chảy sang chứng khoán, mà còn cần kiểm soát cả kênh cho vay bất động sản. Tuy nhiên, mức độ kiểm soát và phương thức triển khai như thế nào cho phù hợp còn tùy thuộc vào diễn biến cụ thể của từng thị trường và cần có thời gian để thẩm định. Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm ổn định lãi suất và tỷ giá, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2007 và tăng cường quản lý, giám sát các hoạt động về chứng khoán(12); Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị số 03/2007/CT – NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng và các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện các giải pháp kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán. “Khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứngkhoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của tổ chức tín dụng. Dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán bao gồm: Cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với các công ty chứng khoán; Cho vay cầm cố bằng chứng khoán và/hoặc bảo đảm bằng tài sản khác để đầu tư, kinh doanh chứng khoán đối với các tổ chức khác và cá nhân;

Chiết khấu giấy tờ có giá đối với tổ chức và cá nhân để đầu tư, kinh doanh chứng khoán”13.

12 Thông báo số 17/TB-VPCP ngày 26 tháng 1 năm 2007, Thông báo số 20/TB-VPCP ngày 29 tháng 1 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ

13 Điểm 1.3a mục 1 chỉ thị 03/2007/CT-NHNN

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chỉ thị này đã góp phần kiểm soát được dòng vốn chảy vào thị trường chứng khoán, hạn chế việc nhà đầu tư mạo hiểm vay tiền để đầu tư chứng khoán một cách ồ ạc. Tuy nhiên, sau một thời gian thực thi lại gặp một số vấn đề bất cập như nhà đầu tư đã vay tiền mua chứng khoán vào trước khi chỉ thị này có hiệu lực, khi chỉ thị này có hiệu lực đã làm cho những nhà đầu tư này không thể bán lại số chứng khoán mình đang giữ; còn những nhà đầu tư khác thì lại không có vốn và không thể vay vốn đầu tư chứng khoán nên càng làm cho thị trường đi xuống, người nắm giữ chứng khoán phải chịu thiệt hại ngày một nặng nề.

Thực tế cho thấy rằng, chỉ thị 03 được đưa ra một cách quá nóng vội với mục đích hạ nhiệt thị trường chứng khoán Việt Nam vốn nóng lên từng ngày ở tầm vĩ mô là kiểm soát lạm phát; nhưng vấn đề bảo vệ nhà đầu tư chưa được quan tâm đến. Do đó, nhà nước nên có những chính sách phù hợp hơn nhằm cũng cố thị trường, đồng thời, bảo vệ nhà đầu tư trước nguy cơ phá sản.

2.1.1. Biện pháp ổn định đầu tư.

Một chính sách đầu tư ổn định sẽ góp phần tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư, thu hút được nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. sự ổn định của một chính sách đầu tư thể hiện ở hai mặt: Sự ổn định của pháp luật và sự bình đẳng trong đầu tư

Sự ổn định của pháp luật thể hiện ở tầm vĩ mô đó là sự bảo đảm một đạo luật được thực thi trong một giai đoạn đủ dài, không có sự thay đổi cơ bản nào làm thay đổi những nội dung chính yếu, chủ đạo của đạo luật đó trong thời gian ngắn.

Chính sách đầu tư có tác động rất lớn đến thị trường chứng khoán. Biểu hiện là sự khuyến khích hay hạn chế đầu tư ở một lĩnh vực nào đó sẽ làm cho nhà đầu tư có những quyết định khác nhau. Khi tham gia thị trường chứng khoán, nhà đầu tư luôn hướng đến lợi ích thu được từ những hạn mục đầu tư; nếu đầu tư vào ngành, lĩnh vực nhà nước khuyến khích đầu tư thì mức độ an toàn và lợi nhuận sẽ cao hơn. Do đó, nếu chính sách đầu tư không ổn định sẽ gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư, họ có thể có những quyết định sai lầm trong việc mua hay bán chứng khoán và dẫn đến bị thiệt hại.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trong giai đoạn trước đây, chính sách đầu tư của Việt Nam chưa ổn định, còn có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, thể hiện bằng việc thực thi song song “Luật đầu tư nước ngoài” và “Luật khuyến khích đầu tư trong nước” nên làm cho quyền lợi của những nhà đầu tư không bình đẵng, chưa thật sự tạo ra tâm lý an tâm cho nhà đầu tư.

Do đó, Việt Nam đã thực thi thống nhất “Luật đầu tư nước ngoài” và “Luật khuyến khích đầu tư trong nước” thành một luật đầu tư duy nhất là Luật đầu tư được ban hành năm 2005 đã thật sự làm cho nhà đầu tư có thể yên tâm. Mặt khác, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, không phân biệt trong hay ngoài nước đều được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của minh nên góp phần thúc đẩy đầu tư, khơi thông nguồn vốn đầu tư, góp phần tích cực trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân.

Khi doanh nghiệp đã hoạt động ổn định thì nhà đầu tư chứng khoán, người cho doanh nghiệp vay hay người chủ doanh nghiệp cũng không sợ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán do phá sản.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại bảo vệ NHÀ đầu tư TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)