Chương 2 BIỆN PHÁP BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2.2.2. Kiểm soát thông tin trên thị trường chứng khoán
Việc kiểm soát thông tin trên thị trường chứng khoán thể hiện ở hai khía cạnh pháp lý: Nghĩa vụ cung cấp thông tin của tổ chức phát hành và quản lý việc sử dụng các thông tin liên quan đến thị trường.
2.2.2.1 Nghĩa vụ cung cấp thông tin của tổ chức phát hành chứng khoán.
17 Khoản 1 và 2 điều 12 Luật Chứng khoán 2006.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Những thông tin về công ty phát hành khi đưa ra thị trường phải tuyệt đối trung thực để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư nói riêng và bảo vệ toàn bộ quá trình vận hành của thị trường nói chung. Các thông tin không trung thực hoặc không đáng tin có thể dẫn tới những quyết định đầu tư sai lầm của đông đảo các nhà đầu tư công chúng. Chính vì vậy, nhằm mục đích bảo vệ sự phát triển bền vững của thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường, nhà nước qui định chặc chẽ về việc công bố thông tin của tổ chức phát hành trước, trong và sau khi chào bán chứng khoán ra công chúng. Những thông tin này phải được công bố ngay cả khi đó là những thông tin không tốt.
Yêu cầu chung của việc công bố thông tin là trung thực, khách quan kịp thời, dễ hiểu và công bằng.
Không thể nói rằng một tổ chức phát hành hoàn thành nghĩa vụ cung cấp thông tin của mình khi mà những thông tin đó chỉ được cung cấp cho một nhóm người nào đó còn số đông công chúng không thể tiếp cận được thông tin đó. Cũng không thể cho rằng việc cung cấp thông tin một cách mập mờ, khó hiểu, hoặc có thể hiểu theo nhiều nghĩa là tổ chức phát hành đã đạt yêu cầu về nghĩa vụ cung cấp thông tin, bởi nhà đầu tư chứng khoán thuộc nhiều thành phần khác nhau, trình độ về thị trường còn hạn chế nên việc hiểu thông tin cũng khác nhau phụ thuộc vào trình độ của họ. Do đó, để được xem là thông tin được công bố một cách công bằng, bình đẳng thì thông tin phải được cung cấp rộng rãi cho công chúng qua những phương tiện thông tin đại chúng mà mọi người đều có thể tiếp cận, mọi người đều có thể nắm bắt được nội dung đích thực của thông tin.
Mức độ kịp thời của thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Một thông tin lạc hậu có thể khiến nhà đầu tư đưa ra những quyết định đầu tư sai lầm, dẫn đến thiệt hại cho công chúng. Do đó, yêu cầu đặt ra là tổ chức phát hành, với trách nhiệm và sự tận tâm của mình đối với nhà đầu tư, cần phải bằng mọi cách, đưa thông tin đến công chúng một cách nhanh nhất.
Trước khi phát hành chứng khoán, tổ chức phát hành phải công bố cho người mua chứng khoán những thông tin về bản thân công ty, nêu rõ những cam kết của công ty và những quyền lợi cơ bản của người mua chứng khoán nhằm đảm bảo cho người mua chứng khoán có thể đưa ra quyết định đầu tư hay không trên cơ
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
sở những thông tin đó. Tài liệu công bố những thông tin trên gọi là bản cáo bạch.
Việc đưa ra bản cáo bạch nhằm thực thi nguyên tắc cơ bản của thị trường: nguyên tắc công khai, minh bạch. Bản cáo bạch là một tài liệu pháp lý không thể thiếu trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán của tổ chức phát hành nộp cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Đây là căn cứ quan trọng nhất để Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và cấp phép chào bán chứng khoán cho tổ chức phát hành.
Bản cáo bạch là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách quan liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành(18). Bản cáo bạch có thể xem là một lời mời chào bán chứng khoán của tổ chức phát hành để người mua tìm hiểu quyền lợi của mình cũng như mức độ an toàn hay những rủi ro mà mình có thể phải gánh chịu khi bỏ vốn đầu tư.
Nghĩa vụ công bố bản cáo bạch là nghĩa vụ bắt buộc đối với tổ chức phát hành chứng khoán, bản cáo bạch phải được trình cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận thì mới được tiến hành chào bán chứng khoán ra công chúng.
Như đã phân tích, trong bất kỳ hoạt động đầu tư nào, thông tin về thị trường luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu giúp nhà đầu tư nhận dạng được thị trường và có quyết định đầu tư đúng đắn. Đầu tư chứng khoán cũng vậy, nhà đầu tư cần phải biết được mình bỏ vốn cho ai, doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn của mình như thế nào?
Có khả thi không? Và vấn đề quan trọng hơn hết là lợi nhuận mình thu được là bao nhiêu, có an toàn không? Có thể nói, quyền lợi cơ bản và đầu tiên của nhà đầu tư chứng khoán là quyền được biết. Nếu nhà đầu tư không biết bất kỳ một thông tin nào về doanh nghiệp phát hành thì họ làm cách nào để đưa ra quyết định đầu tư?
Có thể thấy rằng, một quyết định đầu tư không có cơ sở mang lại một mức độ rủi ro cao hơn rất nhiều cho nhà đầu tư. Và việc công bố những thông tin trong bản cáo bạch rất cần sự quản lý của nhà nước nhằm tránh tình trạng tổ chức phát hành cố ý công bố những thông tin sai sự thật, đưa ra những thông tin mập mờ làm cho nhà đầu tư không có cơ sở chắc chắn cho quyết định của mình. Do đó, việc trình bản các bạch cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để cơ quan này phê chuẩn là yêu
18 Xem Khoản 16 Điều 6 Luật Chứng khoán 2006.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cầu cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc đảm bảo sự trung thực của thông tin.
Cần lưu ý rằng, tất cả những thông tin mà tổ chức phát hành chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng phải hoàn toàn phù hợp với những thông tin mà tổ chức phát hành đã nêu trong bản cáo bạch.
Theo Luật Chứng khoán 2006, trong thời gian Uỷ ban Chứng khoán nhà nước xem xét hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành và tổ chức, cá nhân có liên quan chỉ được sử dụng trung thực và chính xác các thông tin trong bản cáo bạch đã gửi cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để thăm dò thị trường(19). Như vậy, không chỉ có tổ chức phát hành mà các tổ chức, cá nhân có liên quan chỉ được sử dụng một cách trung thực những thông tin đã được trình cho Uỷ ban chứng khoán nhà nước trong bản cáo bạch nhằm tránh việc những tổ chức, cá nhân đưa ra thông tin gian trá, ảnh hưởng đến nhà đầu tư và cả đến tổ chức phát hành vì mục đích lũng đoạn thị trường.
Nội dung cơ bản của bản cáo bạch bao gồm:
Thông tin tóm tắc về tổ chức phát hành như quy mô, mô hình tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính, Hội đồng Quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc….Riêng việc phát hành chứng chỉ quỷ ra công chúng thì chỉ cần thông tin về quy mô và loại hình của tổ chức phát hành (20). Phần thông tin này rất quan trọng. Nó giúp nhà đầu tư tìm hiểu một cách khái quát về tổ chức mà minh sắp bỏ vốn đầu tư vào.
Thông tin về những người lãnh đạo công ty tác động rất lớn đối với nhà đầu tư. Người lãnh đạo công ty là những người có uy tín, có năng lực là nhân tố hàng đầu quyết định hiệu quả hoạt động của công ty và ngược lại. Thông tin này giải quyết nhu cầu của nhà đầu tư là được biết mình đưa tiền cho những người nào? Có an toàn không khi mình đưa tiền cho những ngườì đó. Đây không phải là một chứng thư bảo đảm cho doanh nghiệp nhưng khi nhìn vào những thông tin về những người điều hành, nhà đầu tư có thể biết được năng lực chuyên môn và kinh nghiệm quản lý của họ. Từ đó có cơ sở đánh giá công ty trong tương lai.
19 Xem Điều 19 Luật Chứng khoán 2006.
20 Xem khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Luật Chứng khoán 2006.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán bao gồm điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng khoán, phương án phát hành và phương án sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán(21).
Dự kiến lợi nhuận, giá chào bán cổ phiếu của công ty phát hành và phương án sử dụng vốn giúp nhà đầu tư có thể tính ra các mức giá thị trường của một cổ phiếu theo thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong năm của công ty phát hành ( chỉ số P/E, hệ số giữa giá giao dịch của một cổ phiếu với lợi nhuận mà cổ phiếu đó đem lại cho nhà đầu tư(22) Hệ số này cho thấy khi nào thì giá cổ phiếu phù hợp với thu nhập. Nếu doanh nghiệp có phương án hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, khả thi và có hiệu quả, có khả năng tăng trưởng càng cao thì chỉ số P/E càng thấp và ngược lại. Phân tích chỉ số P/E cũng như chất lượng của tổ chức phát hành, nhà đầu tư có thể đánh giá đợt phát hành, chào bán, so sánh với mức giá cổ phiếu đã được niêm yết của các công ty cùng ngành, từ đó có quyết định đầu tư đúng, tránh tình trạng đẩy giá chứng khoán lên quá cao, tạo nên cơn sốt chứng khoán ảo, làm thiệt hại nhà đầu tư.
Thông tin về rủi ro phải thể hiện các yếu tố rủi ro chung của thị trường cũng như những rủi ro có thể xảy ra đối với riêng công ty. Nhìn vào đây, nhà đầu tư dự kiến xem, khả năng an toàn vốn của mình có cao không? Có khả năng phòng tránh rủi ro không cũng như có sự chuẩn bị phòng tránh những rủi ro đó khi bỏ vốn vào đầu tư.
Các rủi ro chung bao gồm:
- Việc tăng, giảm giá chứng khoán phụ thuộc vào các điều kiện của thị trường chứng khoán nói chung, của tình trạng kinh tế đất nước và thế giới;
- Những thay đổi trong chính sách của Chính phủ;
- Những rủi ro về ngoại hối;
- Những thay đổi về tỷ lệ lãi suất;
Những rủi ro có thể xảy ra của công ty bao gồm:
- Sự phụ thuộc vào những cán bộ chủ chốt;
21 Xem Điểm b Khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán 2006.
22 Nguyễn Hoàng, “Chỉ số P/E là gì?”Lao Động số 12 Ngày 15/01/2007
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Sự phụ thuộc vào một số ít các khách hàng, nhà cung cấp hoặc các dự án trong nội bộ công ty;
- Những thay đổi về giá nguyên liệu thô;
- Sự hợp nhất giưã các đối thủ cạnh tranh hoặc các công ty mới tham gia vào ngành;
- Tranh chấp cụ thể đã bắt đầu phát sinh hoặc bị mang ra toà.
Trong phần này, tổ chức phát hành phải nêu rõ cho nhà đầu tư biết xem Hội đồng quản trị của công ty định giải quyết hoặc làm giảm ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro đã xác định như thế nào. Nhà đầu tư căn cứ vào đây để đánh gia mức độ rủi ro cũng như lợi nhuận mà mình sẽ đạt được khi bỏ vốn đầu tư mua chứng khoán của tổ chức phát hành này.
Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong hai năm gần nhất.
Báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.
Thông tin về tình hinh tài chính của công ty giúp người mua chứng khoán biết được tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức phát hành. Những thông tin này giúp nhà đầu tư đánh giá chính xác tình hình của công ty trong hiện tại và dự đoán tình hình của công ty trong tương lai, cân nhắc mức độ lợi nhuận và rủi ro mà mình có thể phải gánh chịu. Do đó, yêu cầu báo cáo tình hình tài chính của công ty phải bao gồm thông tin tài chình trong quá khứ và thông tin dự báo tình hình tài chính trong tương lai.
Theo quy định của pháp luật chứng khoán hiện hành, chỉ những tổ chức nào có hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi và không có lỗ luỹ tiến trong năm liền kề với năm đăng ký phát hành chứng khoán thì mới đủ tiêu chuẩn chào bán chứng khoán ra công chúng. Do đó, thông tin tài chính trong quá khứ là cơ sở pháp lý chứng minh tổ chức phát hành có đáp ứng yêu cầu của pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để đảm bảo tính trung thực và khách quan của những thông tin này, pháp luật hiện hành quy định, những thông tin trong báo cáo tài chính phải được kiểm
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
toán. Theo qui định của pháp luật hiện hành, Doanh nghiệp, tổ chức có thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng (gọi chung là tổ chức phát hành); Doanh nghiệp, tổ chức có kế hoạch phát hành chứng khoán ra công chúng trong 3 năm tới thì phải thuê doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán báo cáo tài chính của 2 năm trước năm phát hành; Tổ chức niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán và tại Trung tâm giao dịch chứng khoán ( gọi chung là tổ chức niêm yết); Công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán (gọi chung là tổ chức kinh doanh chứng khoán)là đối tượng bắt buộc phải được doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán báo cáo tài chính năm(23).
Báo cáo tài chính là tài liệu pháp lý có ý nghĩa làm cơ sở chứng minh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời, giúp nhà đầu tư đánh giá tương lai của doanh nghiệp đó. Một báo cáo tài chính không trung thực sẽ làm cho nhà đầu tư không thể có một quyết định đầu tư đúng đắn, do đó, phải tuyệt đối nghiêm cấm và ngăn chặn. Có thể nói, quy định về kiểm toán đối với báo cáo tài chính là phương pháp hữu hiệu nhất để đảm bảo tính trung thực và khách quan của báo cáo tài chính. Nếu có bất cứ sai sót nào trong các thông tin tài chính được công bố mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát hiện được thì tổ chức kiểm toán phải liên đới chiu trách nhiệm trước pháp luật cùng tổ chức phát hành.
Sau khi phát hành và chào bán chứng khoán ra công chúng, chứng khoán đang lưu thông trên thị trường, nhằm đảm bảo nhà đầu tư có thể giám sát được những nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến lợi ích của mình, pháp luật quy định nghĩa vụ công bố thông tin không chỉ là nghĩa vụ của tổ chức phát hành mà còn là nghĩa vụ chung của các chủ thể khác như nghĩa vụ công bố thông tin của các định chế tài chính trung gian bao gồm các công ty quản lý quỷ, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và cả nghĩa vụ cung cấp thông tin của cơ quan có chức năng quản lý nhà nước là Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Theo Quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng
23Điều 2 Quy chế lựa chọn doanh gnhiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định của Bộ tài chính số 89/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2007.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
khoán hiện hành, các tổ chức, các nhân có liên quan phải công bố thông tin (đăng ký, báo cáo) đối với các trường hợp:
Đối với các tổ chức phát hành:
- Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính năm được kiểm toán, công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính năm
- Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn hai mươi bốn giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
+ Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong toả;
+ Tạm ngừng kinh doanh;
+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động;
+ Thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
+ Quyết định của Hội đồng quản trị về việc mua lại cổ phiếu của công ty mình hoặc bán lại số cổ phiếu đã mua; về ngày thực hiện quyền mua cổ phiếu của người sở hữu trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phiếu hoặc ngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi sang cổ phiếu và các quyết định liên quan đến việc chào bán các loại cổ phần nhằm huy động thêm vốn(24).
+ Có quyết định khởi tố đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của công ty; có bản án, quyết định của Toà án liên quan đến hoạt động của công ty; có kết luận của cơ quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật về thuế.
- Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn bảy mươi hai giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
24Xem điều 108 Luật Doanh nghiệp 2005.