Chương 2 BIỆN PHÁP BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2.3 Thực trạng về vấn đề bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt
2.3.2 Một số đề xuất
Cần phải có quy trình thanh tra các giao dịch nội gián
Quy trình thanh tra các giao dịch nội gián sẽ là một công cụ quan trọng giúp cho việc kiểm tra, phát hiện một cách chính xác hơn những hoạt động giao dịch mờ ám trên thị trường chứng khoán.
Nhưng vấn đề quan trọng hơn hết đặt ra ở đây là đòi hỏi quy trình thanh tra này phải hoàn toàn có thể phát hiện và thu thập được những chứng cứ để kết luận về những hành vi giao dịch nội gián hay thao túng thị trường.
Theo Nghị định số 36/2007/NĐ-cổ phiếu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán vừa ban hành ngày 8/3/2007, những hành vi bị quy về tội giao dịch nội bộ trong giao dịch chứng
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
khoán bao gồm: sử dụng thông tin nội bộ để thực hiện mua, bán chứng khoán của công ty đại chúng, quỹ đại chúng cho chính mình hoặc bên thứ ba; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho bên thứ ba mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
Những hành vi thao túng thị trường chứng khoán được định nghĩa là những hành vi thông đồng trong giao dịch chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo, giao dịch chứng khoán bằng hình thức kết cấu, lôi kéo người khác liên tục mua, bán để thao túng giá chứng khoán, kết hợp hoặc sử dụng các phương thức giao dịch khác để thao túng giá chứng khoán.
Cả hai loại vi phạm này bị liệt vào vi phạm về giao dịch chứng khoán và bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với cá nhân và từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với tổ chức.
Do các hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có những điểm khác biệt, đặc biệt là hành vi vi phạm về giao dịch nội bộ, thao túng thị trường, đòi hỏi phải có quy trình thanh, kiểm tra thật chi tiết và phù hợp với đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Có như vậy mới có thể thanh tra, kiểm tra phát hiện, thu thập đủ chứng cứ và kết luận được một cách chính xác về hoạt động giao dịch nội gián, thao túng thị trường.
Cần xây dựng cơ sở pháp lý về việc mua bán khống chứng khoán.
Hiện tại, Luật Chứng khoán 2006 thừa nhận hoạt động mua bán khống nhưng chưa có Nghị định hướng dẫn thi hành nên nhiều chủ thể lợi dụng hoạt động này để kiếm lợi bất chính.
Bán khống trong giao dịch chứng khoán là bán một loại chứng khoán mà người bán không sở hữu tại thời điểm bán, cụ thể hơn là bán chứng khoán vay mượn. Khi nhà đầu tư dự đoán rằng, trong tương lai giá cổ phiếu sẽ hạ, họ sẽ thực hiện bán khống, tức là đi vay cổ phiếu của Công ty chứng khoán để bán; sau khi giá hạ, họ sẽ mua cổ phiếu đó trên thị trường để trả lại và hưởng khoản chênh lệch giá. Nhưng nếu giá trên thị trường không hạ như dự đoán mà lại tăng lên, nhà đầu tư vẫn phải mua cổ phiếu đó để trả và chấp nhận một khoản lỗ.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Pháp luật hiện hành cho phép nhà đầu tư Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài chính(35). Chính vì quy định này được thừa nhận trong luật chứng khoán mà chưa có văn bản hướng dẫn thi hành nên nhiều nhà đầu tư không có cơ cở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, còn những người bán chứng khoán khống thì lạm dụng việc mua bán chứng khoán khi chưa có quyền sở hữu nhằm thu lợi bất chính.
Để bảo vệ sự lành mạnh trong giao dịch chứng khoán, pháp luật nên sớm cụ thể hoá quy định này nhằm vừa đáp ứng nhu cầu của người bán, vừa bảo vệ được người mua chứng khoán.
Cần kiểm soát tất cả các luồn thông tin trên thị trường, kể cả việc đưa ra thông tin của các chuyên gia.
Hiện tại, việc kiểm soát thông tin trên thị trường chứng khoán chỉ mới dừng lại ở các công ty chứng khoán, các tổ chức phát hành, những chủ thể trực tiếp đầu tư tham gia thị trường mà chưa có quy định về việc sử dụng thông tin của những chủ thể bên ngoài mà có khả năng tác động đến thị trường như các chuyên gia chứng khoán. Do đối tượng này không chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý nào đối với những thông tin do mình đưa ra nên cứ nói một cách vô trách nhiệm, làm cho nhiều người bị thiệt hại.
Để bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán được tốt hơn, pháp luật nên quy định rõ trách nhiệm của các chuyên gia khi đưa ra nhận định, phải đảm bảo rằng, thông tin mà mình đưa ra là có cơ sở khoa học, bảo đảm tính khách quan của chính bản thân các chuyên gia.
35 Khoản 9 Điều 71 Luật Chứng khoán 2006.