Chương 2 BIỆN PHÁP BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2.2.1. Kiểm soát việc phát hành và chào bán chứng khoán ra công chúng
2.2.1.1. Đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Pháp luật chứng khoán Việt Nam quy định, việc “ Tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng phải đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước”(14), trừ những trường hợp khác do pháp luật quy định.
Mục đích chung nhất của việc đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng là nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc bảo vệ nhà đầu tư và bảo đảm duy trì sự hoạt động của thị trường. Cụ thể:
Việc đăng ký chào bán chứng khoán đảm bảo chất lượng của chứng khoán bán qua Sở Giao dịch chứng khoán. Như đã phân tích, việc đăng ký chào bán chứng khoán tạo nên tính hợp pháp của chứng khoán đó, nó bảo đảm rằng, đó là chứng khoán thật, đã được nhà nước công nhận. Một chứng khoán có chất lượng phải đảm bảo được hai yếu tố: Tính hợp pháp và tính thanh khoản. Trong đó, tính hợp pháp là yếu tố quyết định đến tính thanh khoản của chứng khoán. Không thể có tính thanh khoản cao đối với loại chứng khoán được phát hành bất hợp pháp, không được sự thừa nhận của nhà nước. Sở Giao dịch chứng khoán chỉ chọn lựa và cho phép các tổ chức phát hành có đủ điều kiện tối thiểu do sở đặt ra mới được phát hành và chào bán chứng khoán qua thị trường giao dịch chính thức. Việc giao dịch trên sàn giao dịch chính thức sẽ làm tăng thêm uy tín và thị giá của chứng khoán do tổ chức đó phát hành.
Việc đăng ký còn nhằm mục đích thiết lập mối quan hệ hợp đồng giữa Sở Giao dịch và công ty đăng ký phát hành chứng khoán về những nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và việc lưu hành chứng khoán của công ty đó trên thị trường. Đây là yếu tố quan trọng nhất nhằm bảo vệ nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư có được sự quyết định đúng đắn trong việc mua hay bán chứng khoán. Việc cung cấp thông tin đến công chúng không chỉ diễn ra trong thời gian chào bán mà kéo dài trong suốt khoản thời gian mà chứng khoán đó lưu hành trên thị trường.
Nhằm tạo ra sự an toàn của thị trường chứng khoán, pháp luật Việt Nam quy định một trong những nguyên tắc chủ đạo của việc tổ chức và hoạt động trên thị trường chứng khoán là nguyên tắc “công khai, minh bạch”(15). Đăng ký chứng
14 Khoản 1 Điều 13 Luật Chứng khoán 2006
15 Khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2006.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
khoán chính là đáp ứng nguyên tắc này. Nó đảm bảo tính trung thực và an toàn cho thị trường chứng khoán. Nguyên tắc công khai minh bạch chính là nguyên tắc quan trọng nhất để thị trường phát triển lành mạnh và bền vững.
2.2.1.2 Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng.
Tổ chức phát hành muốn chào bán chứng khoán ra công chúng thì phải đáp ứng những điều kiện do pháp luật đặt ra. Đối với việc chào bán những loại chứng khoán khác nhau thì pháp luật đòi hỏi những điều kiện khác nhau. Nhìn chung, để chào bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định. Tiêu chuẩn này phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường ở từng thời điểm cụ thể.
Tiêu chuẩn về quy mô vốn.
Tổ chức phát hành phải đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu ban đầu do nhà nước quy định. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, để phát hành chứng khoán ra công chúng, không phân biệt là cổ phiếu hay trái phiếu, doanh nghiệp phải “có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán”16.
Trong một tổ chức kinh tế, vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu, nó thể hiện quy mô của tổ chức và là sự chứng minh năng lực tài chính của tổ chức đó. Trong đó vốn góp ban đầu thành viên là ngồn vốn cơ bản và quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành nên công ty, đồng thời, vốn điều lệ là yếu tố quan trọng nhất chứng minh cho tình trạng tài chính của công ty. Quy định điều kiện về vốn đối với tổ chức phát hành nhằm mục đích tránh tình trạng lạm dụng việc huy động vốn theo phương thức phát hành chứng khoán, tránh tình trạng doanh nghiệp không có khả năng tài chính mà lại huy động vốn theo phương thức phát hành chứng khoán, không bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cũng như sự an toàn cho nhà đầu tư, những người mua chứng khoán của doanh nghiệp phát hành.
Tiêu chuẩn về sự ổn định trong hoạt động của tổ chức phát hành.
16 Xem đi ều 12 kho ản 1 v à 2 Luật Chứng khoán 2006.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Để được phát hành chứng khoán ra công chúng, không kể là trái phiếu hay cổ phiếu, doanh nghiệp phát hành phải thoả điều kiện về sự ổn định và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, theo pháp luật Việt Nam hiện hành,
“hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán”17.
Điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến nhà đầu tư, người mua chứng khoán là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức phát hành. Nếu tổ chức phát hành có hoạt động sản xuất kinh doanh kém thì họ lấy gì để trả nợ cho những chủ nợ (người mua trái phiếu) hay những người góp vốn (người mua cổ phiếu). Để dự báo tình hình kinh doanh của tổ chức phát hành, người ta dùng phương pháp thống kê căn cứ vào tình hình hoạt động của những năm trước. Chính vì vậy, để đảm bảo khả năng tài chính của mình, tổ chức phát hành phải có kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước đó không có lỗ. Quy định này đảm bảo cho nhà đầu tư mua được những chứng khoán có chất lượng, từ những công ty kinh doanh có lãi.
Tính khả thi của dự án.
Một dự án khả thi là điều kiện quan trọng hàng đầu mang lại lợi nhuận cho tổ chức kinh tế. Khi phát hành chứng khoán ra công chúng, lợi nhuận mà tổ chức phát hành thu được chính là nguồn tài chính có được từ người mua chứng khoán.
Do đó, để bảo đảm lợi nhuận cho nhà đầu tư, bắt buộc tổ chức phát hành phải “có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán”. Riêng việc phát hành trái phiếu, tổ chức phát hành còn phải có phương án trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán. Một phương án tốt là yếu tố quyết định mang lại lợi nhuận cho tổ chức và ngược lại.